Những chuyến đi thực tế - nơi khởi nguồn các sáng tác chất lượng
Thực tiễn là chất liệu cho hành trình sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật. Từ thực tiễn được ghi nhận, mỗi người nghệ sĩ sẽ nói lên được tiếng lòng của mình, bằng các hình thức thể hiện khác nhau để ghi dấu ấn trong lòng công chúng, và có một sức sống bền bỉ. Dù có đi qua bao nhiêu sự chảy trôi của thời gian thì sự ra đời và tồn tại của các tác phẩm văn học nghệ thuật vẫn phải được cất cánh bay lên từ thực tế, thấm đẫm hơi thở thời đại và hướng đến giá trị chân - thiện - mỹ.
Những năm qua, Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hoá đã tổ chức nhiều trại sáng tác có chủ đề gần gũi với đời sống con người, giúp văn nghệ sĩ được cọ xát, đi vào những góc khuất của đời sống. Bên cạnh đó, Hội Văn học nghệ thuật cũng kết hợp với các địa phương, các ban ngành, để đưa các văn nghệ sĩ đến tận nơi, nhìn tận mắt, cùng ăn, cùng ở, cùng có những trải nghiệm thực tế, để nhớ, để có cái nhìn cụ thể, chân thực nhất, từ đó mà hình thành chất liệu cho các sáng tác văn học nghệ thuật của mình.
Năm 2022, lần đầu tiên, Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh - tiếng nói của Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa tổ chức "Trại sáng tác Văn học nghệ thuật nâng cao chất lượng tạp chí". Đây là trại sáng tác đa lĩnh vực, hội tụ gần 30 người được lựa chọn từ các ban chuyên ngành của Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa. Các thành viên tham dự trại sáng tác được đến tham quan và thâm nhập thực tế ở 2 huyện Bá Thước và Ngọc Lặc, những vùng đất lắng đọng chiều sâu lịch sử - văn hóa, nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển du lịch của miền Tây xứ Thanh.
Năm 2023, hai chuyến đi thực tế sáng tác cũng đã được Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh kết hợp với Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hoá tổ chức. Với mục đích giúp các văn nghệ sĩ có những chất liệu chân thực nhất, để sáng tác các tác phẩm chất lượng, tham gia cuộc thi "Biên cương một dải vững bền". Hai chuyến đi thực tế tại hai huyện miền biên viễn xứ Thanh là Mường Lát và Quan Sơn, đã thực sự trở thành nguồn cảm hứng quý giá cho các văn nghệ sĩ. Chuyến đi đã đưa các văn nghệ sĩ trải nghiệm dọc tuyến biên giới phía Tây Thanh Hoá để tận mắt chứng kiến cuộc sống và nhiệm vụ của các chiến sĩ biên phòng nơi đây, cũng như cuộc sống của bà con các dân tộc vùng phên dậu của Tổ quốc. Vừa là một chuyến đi thực tế thu thập tài liệu sáng tác, nhưng cũng vừa là hành trình học hỏi kinh nghiệm sáng tác đầy lý thú và đáng nhớ.
Với bất kì một văn nghệ sĩ, ở bất kì lĩnh vực nào, luôn làm mới mình, làm mới tư duy trong sáng tác là một trong những nhu cầu thiết yếu, như thức ăn, nước uống hằng ngày. Để có được những tác phẩm hay, văn nghệ sĩ cần phải trải nghiệm thực tế, đi nhiều, viết nhiều, mở rộng tầm nhìn, để có những xúc cảm, rung động. Đó có thể là rung động, những xúc cảm trước cảnh sắc thiên nhiên; vẻ đẹp của thiếu nữ thôn quê hay khung cảnh của vùng quê thay da đổi thịt khi xây dựng nông thôn mới... Để từ khoảnh khắc đó, truyền cảm hứng vào những tác phẩm văn học nghệ thuật mới. Cũng bởi vậy mà vừa qua, Ban Âm nhạc - Hội Văn học nghệ thuật đã tổ chức chuyến đi thực tế sáng tác về với vùng quê Thiệu Hoá, để tìm kiếm nguồn cảm hứng, làm đồ sộ thêm những sáng tác trong kho tàng tác phẩm âm nhạc về những mảnh đất và con người của xứ Thanh.
Thiệu Hoá, vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng lâu đời, được Ban Âm nhạc - Hội Văn học nghệ thuật chọn làm điểm dừng chân đầu tiên trong chặng hành trình tìm nguồn cảm hứng sáng tác.
Là một trong những cái nôi của phong trào cách mạng của tỉnh Thanh Hóa, huyện Thiệu Hóa hiện đang sở hữu một hệ thống các di tích lịch sử, cách mạng rất giàu giá trị, phản ánh sâu sắc cội nguồn dân tộc và truyền thống dựng nước, giữ nước của ông cha ta. Với những giá trị văn hoá, lịch sử sâu sắc, vùng đất này mang đến những những cảm hứng sáng tác đắt giá cho các nhạc sĩ. Nói về ý nghĩa việc tổ chức chuyến đi thực tế tại Thiệu Hoá.
Trong chuyến đi thực tế, Ban Âm nhạc, Hội Văn học nghệ thuật đã kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình thăm quan các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng, các địa danh gắn với quá trình phát triển và đổi mới của vùng đất và con người Thiệu Hoá, như: Tìm hiểu về kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu; Thăm khu di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của Cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa thời kỳ (1967-1973): Thăm Đền thờ và Lăng mộ nhà sử học Lê Văn Hưu; Đền Trà Đông, làng nghề đúc đồng Trà Đông; Đền thờ và Lăng mộ Tể tướng Nguyễn Quán Nho; Khu di tích lịch sử cách mạng Nhà thờ Họ Vương, nơi thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên tại Thiệu Hóa; Thăm quan thực tế quá trình sản xuất, canh tác của người dân địa phương, thăm quan những làng nghề truyền thống gắn với lịch sử hình thành và phát triển của huyện.
Mỗi chuyến đi thực tế sáng tác đều để lại cho các nhạc sĩ những cảm xúc đặc biệt, không chỉ giúp cho các nhạc sĩ có thêm thông tin, tư liệu thực tế quý giá, những giây phút thăng hoa, cảm hứng mới để sáng tác nên những tác phẩm âm nhạc về các vùng đất của xứ Thanh mà từ đó còn tạo được môi trường sinh hoạt sôi nổi, hiệu quả, chất luợng, gắn kết cho tất cả các hội viên trong quá trình hoạt động của Ban Âm nhạc nói riêng và của Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hoá nói chung.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Thiêng liêng những kỉ vật đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gửi tặng Bác Hồ
Cách đây 70 năm, trên chuyến tàu tập kết ra Bắc, đồng bào miền Nam đã gửi tặng Bác Hồ những kỉ vật thiêng liêng chứa dựng niềm kính yêu dành cho Người. Những món quà ý nghĩa ấy đã được Bác trân trọng, nâng niu và gìn giữ với tình cảm tha thiết “Miền Nam yêu quý luôn trong trái tim tôi”.
Hàng nghìn khách tham quan Bắc Bộ Phủ
Bắc Bộ Phủ với kiến trúc Pháp cổ cùng nhiều câu chuyện lịch sử đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến xem trong lần đầu mở cửa.
Du lịch Ninh Bình cán đích sớm với trên 7,6 triệu lượt khách
Chỉ trong 10 tháng, tỉnh Ninh Bình đã đón trên 7,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,86% so với cùng kỳ và bằng 102,4% so với kế hoạch năm 2024.
Việt Nam đón trên 14,1 triệu lượt khách quốc tế 10 tháng đầu năm 2024
Theo số liệu mới đây nhất từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2024, đã có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 10/2024, Việt Nam đón 1,42 triệu lượt khách quốc tế.
Thanh Hoá bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp các ngành có liên quan, chính quyền các địa phương và đội ngũ nghệ nhân dân gian, nhiều loại hình văn hóa phi vật thể như lễ hội, nghệ thuật trình diễn dân gian của tỉnh đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Việc tôn vinh các di sản văn hóa phi vật thể còn mở ra cơ hội quảng bá văn hóa, du lịch cho các địa phương.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa miễn phí đến hết tháng 12/2024
Từ đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới chính thức mở cửa đón và phục vụ khách tham quan miễn phí đến hết tháng 12/2024. Trong những ngày đầu mở cửa, Bảo tàng đã nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân và du khách. Tất cả du khách tham quan đều hào hứng, thích thú chiêm ngưỡng, tìm hiểu về dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.