ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những điều chưa biết về trà sữa

Ngày càng nhiều vụ ngộ độc trà sữa - món đồ uống thời thượng của giới trẻ hiện nay, khiến nhiều người lo ngại. Thực chất đồ uống này là gì?

08/12/2019 09:47

Thành phần chính của trà sữa như thế nào?

Cách đây không lâu, một vụ ngộ độc trà sữa xảy ra sau khi 50 học sinh liên hoan khiến 19 em Trường tiểu học Trần Phú, TP. Quảng Ngãi phải nhập viện. Vụ 29 em học sinh tiểu học ở TP.HCM ngộ độc do uống phải trà sữa nhiễm khuẩn của cơ sở sản xuất Liên Hoa (phường Tân Thới Hòa, quận Tân Phú) lại thêm hồi chuông cảnh báo.

Đau lòng nhất là trường hợp một em học sinh 11 tuổi tử vong nghi do ngộ độc trân châu trong trà sữa. Em học sinh này được đưa vào cấp cứu tại BV đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng suy thận, suy gan, nhiễm trùng tiêu hóa nặng. Gần đây, nữ sinh 15 tuổi ở TP.HCM đã cầu cứu bác sĩ da liễu vì mụn mọc khắp người do uống quá nhiều trà sữa. Vụ việc này thêm một lần nữa cảnh báo về trà sữa bẩn đang bủa vây học đường.

Người tiêu dùng nên chọn trà sửa ở cơ sở uy tín để tránh hóa chất độc hại
Người tiêu dùng nên chọn trà sửa ở cơ sở uy tín để tránh hóa chất độc hại

Trà sữa ngày càng quen thuộc với giới trẻ từ thành thị đến nông thôn. Đây là một món đồ uống có nguồn gốc từ Đài Loan từ những năm 1980. Thạc sĩ Lưu Liên Hương, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, thành phần chính của trà sữa gồm: trà, sữa, trân châu, đường. Các loại trà bao gồm trà đen, trà xanh, trà trắng và trà ô long; Với sữa, trừ những thương hiệu nổi tiếng sử dụng các loại sữa tươi, sữa đặc thì đa số các thương hiệu nhỏ đều sử dụng kem béo (không phải sữa); Còn hạt trân châu, thành phần chủ yếu là tinh bột lọc hoặc tinh bột sắn (chiếm khoảng 80%); đường cô đặc, hương liệu thực phẩm và chỉ dưới 1% thành phần của trân châu là chất xơ và protein (có thể tới 50g đường/cốc trà - tương đương 200 calo).

Ngày nay, thành phần của trà sữa còn được bổ sung thêm nhiều loại (gọi là topping) như pudding trứng, kem phô mai, thạch… Nếu uống các loại trà sữa có hương vị hoa quả thì các cửa hàng còn cho thêm các loại siro trái cây.

“Một ly trà sữa trân châu có thể cung cấp tới 335 calo. Do chứa nhiều đường và calo, nếu uống quá nhiều trà sữa, có thể làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt với lứa tuổi học sinh, đang là lứa tuổi cần tích lũy chất dinh dưỡng, khi uống quá nhiều trà sữa (thậm chí có nhiều bạn trẻ uống trà sữa thay cho các bữa chính hằng ngày) có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng đến sự phát triển”, Ths Liên Hương nhấn mạnh.

Thành phần chủ yếu của trà sữa là dầu thực vật hydro hóa, một loại axit béo dạng trans (Trans Fatty Acids). Loại axit này sẽ làm giảm lượng hoóc-môn nam giới, khống chế sức sống của tinh trùng. Khi mua nguyên liệu về tự chế nếu kết hợp với trà không đúng cách sẽ làm triệt tiêu các công dụng của trà. Các protein casein trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh tim mạch có trong trà.

Nên chọn cơ sở uy tín

Ths Lưu Liên Hương cho biết, trà sữa là 1 loại thực phẩm dùng nhiều các chất phụ gia: Chống tạo bọt, tạo mùi, tạo vị, chống vón, tạo màu, làm ngọt… vì vậy tiềm ẩn nguy cơ nếu người sản xuất không tuân thủ quy định về ATVSTP. Hoặc vì lợi nhuận, nhiều cửa hàng trà sữa trân châu không dùng bột trà tự nhiên mà chế từ bột màu (chất tổng hợp hóa học), khi uống sẽ không khác với trà tự nhiên. Nếu tinh trà trong trà sữa không vượt quá tiêu chuẩn và sử dụng không thường xuyên thì không nguy hại nhiều tới sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu thêm các chất phụ gia vượt ngưỡng hoặc uống quá nhiều sẽ là gánh nặng cho gan, thận.

“Trên thực tế, mặc dù có sử dụng trà thật, nhưng nhiều cửa hàng trà sữa lại thường tẩm thêm hương liệu (hương nhài, hương sen) vào trà để trà có thêm hương vị quyến rũ. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng loại trà hoặc hương liệu thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thì rất có thể những loại hương liệu này sẽ có chứa các hóa chất độc hại, bởi hóa chất hương nhài có gốc từ penzylacetat, hương sen từ P - dimethoxy penzin, đều là những chất độc hại gốc hữu cơ”, bà Liên Hương cảnh báo.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng nguồn nguyên liệu trà sữa không hề đơn giản. Nguồn nguyên liệu trà sữa như: bột sữa, hạt trân châu, hương liệu… đều có nguồn gốc nước ngoài, nếu chủ quán kinh doanh có hóa đơn mua bán hàng hóa (hóa đơn VAT) thì lực lượng quản lý thị trường không thể thu giữ, chỉ có thể xử lý vi phạm lỗi không có tem nhãn tiếng Việt. Đó là chưa kể trà sữa còn được pha chế từ rất nhiều nguyên liệu khác nhau nữa, nên việc kiểm soát chất lượng nguyên liệu lại càng trở nên khó khăn hơn. Một khó khăn nữa là, do phân cấp quản lý, việc kiểm tra, kiểm soát các quán kinh doanh thực phẩm ăn uống, bao gồm cả các quán trà sữa, do UBND các phường, xã đảm nhiệm, chứ không do các cơ quan quản lý ATVSTP đảm nhiệm. Vì thế, để lập được ban kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra chất lượng nguồn nguyên liệu trà sữa cũng tương đối khó khăn.

Do đó, chỉ nên mua trà sữa của các thương hiệu lớn, có nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng, được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP. Trà sữa không phải là món đồ uống có thể uống hằng ngày. Nên hạn chế uống trà sữa, không nên uống quá nhiều. Không nên cho trẻ nhỏ sử dụng trà sữa. Không sử dụng trà sữa thay cho các bữa chính.

Theo Lưu Hường/Báo VOV


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3

08:54 , 04/05/2025

Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều  so với ngày thường

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường

19:46 , 03/05/2025

Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, trong những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường

17:35 , 03/05/2025

Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh

09:00 , 03/05/2025

Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

08:20 , 03/05/2025

Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi

06:08 , 03/05/2025

Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao

09:56 , 02/05/2025

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.

Khoảng 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050

Khoảng 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050

07:20 , 02/05/2025

Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% - 90% trẻ em ở Châu Á, bao gồm Việt Nam, có thể bị cận thị vào năm 2050.

Ngân hàng máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn EU-GMP

Ngân hàng máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn EU-GMP

09:40 , 01/05/2025

Ngân hàng máu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU – GMP (Thực hành sản xuất tốt theo quy chuẩn châu Âu). Việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU-GMP đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực huyết học – truyền máu tại Thanh Hóa.

Các bệnh viện đảm bảo cấp  cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ

23:02 , 30/04/2025

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ ở tất cả các bộ phận, đảm bảo thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời.