ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những dự án chiến hạm siêu khủng của Liên Xô từng bị "chết yểu"

Liên Xô luôn ôm hoài bão chế tạo những loại vũ khí hùng mạnh nhất nhưng đáng tiếc không phải ý tưởng táo bạo nào cũng đều trở thành hiện thực.

13/08/2019 14:16

Dưới đây là những vũ khí được cho là “quái thú đại dương” nằm trong các dự án tham vọng nhất, nhưng chưa từng được hoàn thiện vì nhiều lý do khác nhau.

Ảnh minh họa: Russia Beyond.
Ảnh minh họa: Russia Beyond.

Chiến hạm Stalin

Vào những năm 1930, nhà lãnh đạo Liên Xô muốn tạo ra một hạm đội đại dương hùng mạnh để cân bằng với lực lượng hải quân của các cường quốc hàng thế giới lúc bấy giờ. Vì thế Liên Xô đã đặt trọng tâm chính vào việc chế tạo một số lượng lớn tàu tuần dương theo đề án “23 Liên Xô”. Những chiếc tàu này được dự tính sẽ trở thành những tàu chiến lớn nhất và hùng mạnh vào giữa những năm 1930, với chiều dài 270m và chiều rộng 38m, lượng giãn nước 65.000 tấn. 

Công suất động cơ hơn 200.000  mã lực, cho phép nó di chuyển với tốc độ 29 hải lý/giờ  (30 dặm/giờ). Mỗi con tàu có sức chứa khoảng 1.300 thủy thủ và các sỹ quan.

Vũ khí chính của những chủ lực hạm này sẽ là 3 khẩu pháo cỡ 406mm, có thể bắn những quả đạn pháo nặng 1.105 kg nhằm vào mục tiêu cách xa tới 46km. Bản thân những chiếc chủ lực hạm này đều được thiết kế để bảo vệ khỏi hỏa lực của kẻ thù với lớp giáp cực dày, có thể chống chịu một vụ nổ mạnh tương đương với 750 kg TNT.

Tuy nhiên, Thế chiến 2 đã làm thay đổi kế hoạch của giới lãnh đạo Liên Xô về việc đóng những chiến hạm “quái thú” như vậy bởi vì quân đội cần các loại vũ khí khác quan trọng hơn trên chiến trường. Không có chiến hạm nào trong dự án này được hoàn thiện. Thân của chúng bị tháo rời để xây dựng hệ thống phòng thủ Leningrad.

Khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế Liên Xô gặp nhiều khó khăn và không có đủ kinh phí chi trả cho dự án đầy tham vọng như vậy. Trong nhiều năm, các dự án này đã trở nên lỗi thời và Liên Xô đã quyết định tập trung vào các dự án bắt kịp xu thế thời đại, chẳng hạn như tàu sân bay.

Tàu sân bay lớn nhất Liên Xô

Để cạnh tranh với các tàu sân bay lớn nhất của Mỹ, Liên Xô đã cho ra mắt đề án chế tạo tàu sân bay 1143.7, có khả năng chứa được 70 máy bay chiến đấu, máy bay ném bom và trực thăng, không khác gì một căn cứ không quân nổi hoàn thiện.

Mỗi chiếc tàu sân bay trong đề án này có chiều dài gần 325 m và chiều rộng gần 70 m với lượng giãn nước 80.000 tấn (trong khi đó, tàu sân bay USS Nimitz có lượng giãn nước 90.000 tấn). Chúng có thể hoạt động 4 tháng trên các vùng biển mở mà không cần ghé vào các cảng để tiếp tế và chứa được những máy bay tối tân nhất thời kỳ đó như máy bay chiến đấu Su-33, máy bay trực thăng Ka-27 và máy bay do thám Yak-44. Các nhà thiết kế cũng có kế hoạch lắp tên lửa chống hạm Granite trên tàu để bảo vệ căn cứ không quân nổi này khỏi kẻ thù tại các vùng biển mở.

Tuy nhiên khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, Moscow có nhiều vấn đề khác cần phải quan tâm trong kỷ nguyên mới. Vì thế các dự án đóng tàu sân bay bị hủy bỏ và các thân tàu đã bị tháo rời vào năm 1992.

Tàu ngầm đổ bộ

Tàu ngầm Akula của Liên Xô. Ảnh: Russia Beyond.
Tàu ngầm Akula của Liên Xô. Ảnh: Russia Beyond.

Tàu ngầm hạt nhân đề án 717 được thiết kế để trở thành “quái thú đổ bộ dưới nước” đầu tiên của Liên Xô có thể đưa lực lượng thủy quân lục chiến cùng các phương tiện bọc thép hạng nặng và hạng nhẹ đến bờ biển của đối phương mà không bị phát hiện. Dự án được ra mắt vào năm 1971.

Mỗi chiếc tàu ngầm có khả năng chứa được 20 xe tăng cùng xe bọc thép hạng nhẹ. Con tàu có thể mang theo 252 quả ngư lôi, có 6 ống phóng ngư lôi và 2 khẩu pháo 30 mm để phòng vệ.

Chuyên gia Vadim Kozulin, thuộc Viện Khoa học quân sự Nga cho biết: “Những chiếc tàu ngầm này chưa từng được chế tạo vì vào giữa những năm 1970, Moscow phải khẩn trương chế tạo các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo liên lục địa, để đạt thế cân bằng về mặt quân sự với Mỹ - đối thủ chính của Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh. Đó là lý do tại sao chính phủ từ bỏ dự án tàu ngầm này và bắt đầu đóng những loại tàu ngầm mới”.

Theo Hồng Anh/VOV.VN


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

Walmart đóng cửa 51 trung tâm y tế tại Mỹ

11:24 , 02/05/2024

Walmart ngày 30/4 thông báo kế hoạch đóng cửa toàn bộ 51 trung tâm y tế tại 5 bang của nước Mỹ, cũng như các trung tâm tư vấn sức khỏe trực tuyến do kém sinh lời.

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

WHO cảnh báo nguy cơ lây nhiễm virus cúm gia cầm ở bò

11:19 , 02/05/2024

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/4 đánh giá đang có nguy cơ virus cúm gia cầm H5N1 lây lan ở bò tại nhiều quốc gia khác, ngoài Mỹ, sau khi nước này ghi nhận những trường hợp mắc bệnh đầu tiên với nguồn lây là từ chim di cư.

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

Argentina thông qua dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp

11:17 , 02/05/2024

Với 140 phiếu thuận, 106 phiếu chống và sáu phiếu trắng, ngày 30/4 hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

Haiti: Hội đồng chuyển tiếp bầu Thủ tướng mới

23:08 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Hội đồng chuyển tiếp của Haiti đã bầu ra Thủ tướng mới trong nỗ lực nhằm kiện toàn nhân sự để nhanh chóng giải quyết các bất ổn an ninh trong nước.

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

Eurozone thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý I/2024

23:07 , 01/05/2024

Các dữ liệu chính thức được công bố ngày 30/4 cho thấy nền kinh tế Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã thoát khỏi suy thoái với mức tăng trưởng cao hơn dự kiến trong quý đầu tiên của năm 2024 và lạm phát được giữ ổn định trong tháng 4.

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

Tổng thống Mỹ ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia

23:06 , 01/05/2024

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30/4 đã ký ban hành chỉ thị mới về an ninh quốc gia nhằm tăng cường khả năng phục hồi cho hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu của nước này và thay thế cho chính sách đã tồn tại hàng thập kỷ.

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

IMF: Châu Á - Thái Bình Dương tăng trưởng ổn định, tiềm năng phát triển rất đa dạng

19:49 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2024, trong đó nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế của khu vực này đang trong giai đoạn ổn định và tiềm năng phát triển là rất đa dạng.

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

Liên hợp quốc kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah

19:48 , 01/05/2024

Ngày 30/4, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres kêu gọi Israel không tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Gaza, trong khi cộng đồng quốc tế tiếp tục kêu gọi ngừng bắn ở Dải Gaza đồng thời các nhà trung gian hòa giải tăng cường nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn tại vùng lãnh thổ này.

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

Thái Lan: Ông Maris Sangiampongsa được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao

19:47 , 01/05/2024

Nhà vua Thái Lan ngày 30/4 đã phê chuẩn đề xuất của Thủ tướng nước này Srettha Thavisin, bổ nhiệm nhà ngoại giao kì cựu Maris Sangiampongsa là tân Bộ trưởng Ngoại giao của Thái Lan.

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

Hàn Quốc, Cuba mở cơ quan đại diện ngoại giao ở mỗi nước

23:03 , 29/04/2024

Ngày 28/4, Yonhap dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết nước này và Cuba đã nhất trí mở đại sứ quán ở mỗi bên, tiếp sau bước thiết lập quan hệ ngoại giao song phương hồi đầu năm nay.