Những học sinh miền Nam tập kết ra Bắc ngày ấy và bây giờ
Thực hiện chủ trương của Bác Hồ và Trung ương Đảng, trong suốt 21 năm (từ 1954 đến1975), hơn 32.000 học sinh miền Nam đã lần lượt được đưa ra Bắc, theo học ở 28 ngôi trường học sinh miền Nam tại nhiều tỉnh phía Bắc, trở thành những lớp người vừa hồng vừa chuyên, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu chuyện về các thế hệ học sinh miền Nam và quá trình học tập, trưởng thành trên đất Bắc do các phóng viên Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
Thời gian là thứ có thể xóa nhòa đi mọi ký ức, thế nhưng với ông Đậu Văn Hóa ký ức về một thời trưởng thành dưới mái trường học sinh miền Nam trên đất Bắc là điều khó có thể nào quên được. Dù 7 thập kỷ đã trôi qua, những dấu vết thời gian nay đã làm mờ đi đôi mắt ấy nhưng mỗi khi nhắc về một thời lênh đênh trên biển ra Bắc tập kết người doanh nhân, cựu chiến binh này lại như sáng bừng nhiều nỗi niềm.

Doanh nhân, cựu chiến binh Đậu Văn Hoá, Cựu học sinh miền Nam (1954 - 1975)
Doanh nhân, cựu chiến binh Đậu Văn Hoá, Cựu học sinh miền Nam (1954 - 1975) chia sẻ: "Năm 1954, lúc đó tôi mới 9 tuổi thì theo cha mẹ lên tàu đi tập kết ra Bắc. Với tôi, những ký ức về thời niên thiếu đó không thể nào quên được, một thời gian khó nhưng luôn có được sự đùm bọc, yêu thương từ đồng bào miền Bắc".
Phóng viên Tấn Khoa, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
Doanh nhân, cựu chiến binh Đậu Văn Hoá, Cựu học sinh miền Nam (1954 - 1975) chia sẻ thêm: "Chúng tôi trưởng thành trong sự giáo dục, đào tạo rất đủ đầy, tất cả điều đó đã hình thành nên trong chúng tôi một lý tưởng vững chắc, kiên quyết với việc mình làm đến cùng, đương đầu mọi thách thức để phát triển. Điều đó đã ăn sâu vào tâm trí để chúng tôi sau này có thể phát triển, cố gắng đóng góp được cho xã hội và khi có được một chút thành tựu thì điều đầu tiên tôi nghĩ đến là phải trả ơn cho cuộc đời".
Cũng như bao học sinh miền Nam khác, nhờ sự đùm bọc, cưu mang và nuôi dưỡng của đồng bào miền Bắc, đã hun đúc trong lòng ông Tiếu Văn Kinh một ý chí mạnh mẽ, để rồi khi được Đảng và Nhà nước cho đi du học, ông đã ra sức học hành, quyết tâm về xây dựng lại quê hương.
Suốt cuộc đời của mình, ngoài dạy học, làm thủy thủ, kỹ sư hàng hải - Thuyền trưởng hạng nhất Tiếu Văn Kinh còn viết hơn 7 bộ sách, trong đó bộ sách Sổ tay Hàng Hải được nhiều người trong nghề xem như là bách khoa của ngành hàng hải.

Thuyền trưởng hạng nhất Tiếu Văn Kinh, Cựu học sinh miền Nam (1954 - 1975)
Thuyền trưởng hạng nhất Tiếu Văn Kinh, Cựu học sinh miền Nam (1954 - 1975) cho biết: "Bản thân tôi cảm thấy, con người mình như là con người của Đảng, Nhà Nước, Nhân dân. Đảng điều tôi đi đâu, làm gì thì tôi làm đó. Tôi cũng là học sinh miền Nam, trưởng thành trong sự giáo dục, đùm bọc, yêu thương của đồng bào miền Bắc. Nhờ có những điều đó mà ngày hôm nay tôi mới có thành tựu như thế này. Tôi luôn tâm niệm, mình phải làm điều gì để trả ơn cho cuộc đời, cho sự yêu thương ấy. Nên sau này, tôi có viết những cuốn sách để chia sẻ lại những kiến thức tôi đã tích lũy được cho các thế hệ sau. Tất cả những điều tôi làm, tôi đều tâm niệm, không vụ lợi điều gì cho bản thân mà mình làm để báo đáp lại công ơn ngày xưa Đảng, Nhà nước và đồng bào đã nuôi dưỡng, dạy dỗ cho mình".
Trong suốt 21 năm (từ 1954 đến1975), hơn 32.000 học sinh miền Nam đã lần lượt được đưa ra Bắc, theo học ở 28 ngôi trường học sinh miền Nam tại nhiều tỉnh phía Bắc.

Từ trong gian khó, những "hạt giống đỏ" này đã được ươm trồng để rồi sau đó quay về xây dựng miền Nam, trở thành lực lượng nòng cốt, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng.

70 năm đã trôi qua, dù công tác nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng hầu hết các cựu học sinh miền Nam tập kết ra Bắc ngày ấy đều chung 1 tâm nguyện là đóng góp hết mình cho sự nghiệp cách mạng, bảo vệ và xây dựng đất nước.

166 xã của tỉnh Thanh Hóa ổn định ngay từ ngày đầu hoat động
Ngày 1/7, cùng với cả nước, 166 đơn vị hành chính mới của tỉnh Thanh Hóa chính thức đi vào vận hành, ghi dấu ngày đầu tiên hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp. Trong ngày đầu tiên này, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã đến kiểm tra quá trình vận hành của bộ máy các cơ quan cấp xã ở một số địa phương trong tỉnh.

Cục Thuế công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ
Ngày 1/7, Cục Thuế - Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị trực tuyến với các cơ quan thuế toàn quốc, công bố các quyết định về tổ chức, cán bộ. Cơ cấu tổ chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Cục Thuế tỉnh, thành phố; 350 đơn vị Thuế cơ sở đồng bộ với chính quyền địa phương 2 cấp.

Ngày đầu cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài
Ngày 1/7, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh Thanh Hóa chính thức triển khai cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho người nước ngoài đang sinh sống, làm việc và học tập trên địa bàn tỉnh.

Kỳ vọng từ bộ máy chính quyền 2 cấp: Gần dân, sát dân, trọng dân
Việc ứng dụng công nghệ không chỉ là giải pháp, mà là một cuộc cách mạng từ cơ sở, để chính quyền thực sự trở thành chính quyền phục vụ, lấy người dân làm trung tâm. Chúng ta có thể thấy bộ máy đã sẵn sàng, cán bộ đã vào vị trí, giờ là lúc tiếng nói từ những người trong cuộc cất lên – từ cán bộ xã, công chức chuyên môn đến người dân – những người trực tiếp cảm nhận và đồng hành cùng sự thay đổi này. Sau đây, chúng ta cùng nghe tâm tư, kỳ vọng của cán bộ, công chức cấp xã và kỳ vọng của các tầng lớp nhân dân về bộ máy mới - bộ máy của đổi mới, gần dân, sát dân và phục vụ nhân dân.

Chuyển đổi số để đơn vị hành chính cấp xã/phường hoạt động hiệu quả
Khi chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp thì cấp xã trở thành chính quyền cơ sở duy nhất, gánh vác trọng trách trực tiếp phục vụ nhân dân. Để chính quyền cấp xã vận hành thông suốt, hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về cải cách hành chính, tỉnh Thanh Hóa có bước chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng công nghệ thông tin và chuyển đổi số để phục vụ người dân nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Thời tiết 10 ngày tới: Bắc Bộ mưa triền miên, nguy cơ sạt lở, ngập lụt diện rộng
Cơ quan khí tượng phát đi bản tin dự báo thời tiết cả nước 10 ngày, đồng thời cảnh báo mưa lớn trút xuống Bắc Bộ đến giữa tuần, nguy cơ lũ quét, sạt lở và ngập lụt. Riêng Thanh Hoá, trong ngày 1/7, mưa vừa, mưa to và rải rác dông, cục bộ mưa rất to.

Tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm trong đoàn viên, thanh niên” năm 2025
Chiều ngày 30/6, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tổ chức tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu kiến thức về an toàn thực phẩm trong đoàn viên, thanh niên” năm 2025.

Xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1 từ nay đến 7/7
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) thông báo xả lũ hồ chứa thủy điện Cẩm Thủy 1. Hiện nay, trên sông Mã mực nước đang về hồ Nhà máy Thuỷ điện Cẩm Thuỷ 1 có lưu lượng 950m3/s đến 1.350m3/s; mực nước dâng hồ chứa mùa mưa đang là 25,5m/25,5m. Nhà máy thủy điện Cẩm Thủy 1 tiếp tục xả lũ để đảm bảo duy trì mực nước hồ ở dưới mực nước chết là 25,5m.

Hướng dẫn đăng ký xe cơ giới từ ngày 1/7
Bộ Công an vừa có văn bản hướng dẫn Công an các địa phương về công tác đăng ký xe cơ giới đường bộ từ ngày 1/7 sau khi vận hành hoạt động đơn vị hành chính 2 cấp.

Phân cấp thẩm quyền đăng ký phương tiện đường thủy nội địa
Bộ Xây dựng vừa công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Một trong những điểm mới đó là phân cấp thẩm quyền đăng ký phương tiện đường thủy nội địa cho cơ quan chức năng địa phương. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/7.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.