ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những năm tháng không quên

70 năm đã trôi qua nhưng tình cảm và trách nhiệm của Nhân dân miền Bắc, trong đó có Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đối với đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc mãi là biểu tượng sinh động về nghĩa đồng bào, tình đồng chí, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh; là bài học kinh nghiệm quý báu về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định chân lý "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một". Mời quí vị và các bạn theo dõi phóng sự “Những năm tháng không quên” do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện để cảm nhận rõ hơn về điều này.

Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

23/10/2024 20:36

Học sinh miền Nam là tên gọi thân thương ở miền Bắc trong suốt những năm từ 1954 - 1975. Dù đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam trước và cả sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nhưng chỉ có rất ít tài liệu, sách báo viết về đội ngũ này.

Nổi bật trong số đó là cuốn sách "Trường Học sinh miền Nam Vĩnh Yên, Vĩnh Phú 1968 - 1972" do nhà nghiên cứu Cao Văn Dũng chủ biên. Theo đó, học sinh miền Nam được phân chia thành 3 thế hệ.

Những năm tháng không quên- Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu Cao Văn Dũng, CHỦ BIÊN CUỐN SÁCH "TRƯỜNG HỌC SINH MIỀN NAM VĨNH YÊN, VĨNH PHÚ 1968 - 1972"

Nhà nghiên cứu Cao Văn Dũng, CHỦ BIÊN CUỐN SÁCH "TRƯỜNG HỌC SINH MIỀN NAM VĨNH YÊN, VĨNH PHÚ 1968 - 1972" chia sẻ: "Ba loại học sinh miền Nam, có ba thế hệ. Loại thứ nhất là khi tập kết ra Bắc, cha mẹ em là người ở phía Nam vĩ tuyến 17, đào tạo để góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc. Thứ hai, khoảng những năm 61, lúc Đại hội Đảng có tuyên bố đưa học sinh miền Nam ra để đào tạo để xây dựng chủ nghĩa xã hội miền Bắc và góp phần giải phóng miền Nam. Thế hệ này ra từ 60 - 64 đến 67 - 68 là hết. Thế hệ thứ ba là thế hệ trước sau Hiệp định Paris".

Ước tính, trong giai đoạn từ năm 1954 - 1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam lần lượt theo bộ đội, đi tàu thủy, đi bộ vượt dãy Trường Sơn… ra miền Bắc học tập. Hàng chục ngàn người trưởng thành sau đó trở về xây dựng miền Nam.

Những năm tháng không quên- Ảnh 2.

Những năm tháng không quên- Ảnh 3.

Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang, HỌC SINH MIỀN NAM TẠI HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1954

Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang, HỌC SINH MIỀN NAM TẠI HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1954 cho biết: "Trà Giang thấy sung sướng và hạnh phúc là học ở Trường Học sinh miền Nam không chỉ dạy cho bọn mình về văn hóa, mà dạy cho chúng mình về tình yêu quê hương đất nước, và đặc biệt là cho các em được phát triển theo năng khiếu, theo khả năng của mình, ví dụ như Trà Giang thích văn nghệ thì cho học múa, rồi có những bạn thích hát thì học hát, có những bạn thì thể dục thể thao".

Những năm tháng không quên- Ảnh 4.

Tiến sĩ Diệp Ngọc Sương, TỔNG THƯ KÝ HỘI HÓA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, HỌC SINH MIỀN NAM TẠI HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1955

Tiến sĩ Diệp Ngọc Sương, TỔNG THƯ KÝ HỘI HÓA HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, HỌC SINH MIỀN NAM TẠI HẢI PHÒNG TỪ NĂM 1955 cho biết thêm: "Tất cả những khó khăn đều phải vượt qua vì chúng ta là học sinh miền Nam, muốn có bản lĩnh đó phải có kiến thức, con người phải sống ra sao, thì đối với tôi cũng vậy. Là học sinh miền Nam, là trách nhiệm với đất nước, trách nhiệm với thế hệ trẻ, tôi vẫn cố gắng để giúp đỡ, hỗ trợ, xây dựng một đội ngũ nghề nghiệp, đồng nghiệp của mình sao cho vững vàng".

Những học sinh miền Nam trên đất Bắc - những hạt giống đỏ đã khẳng định tầm nhìn chiến lược của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước về sự nghiệp trồng người, là vun bồi, dưỡng nuôi những người có đức, có tài, có tấm lòng son sắt với quê hương, cho công cuộc giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vì một Việt Nam hội nhập và phát triển như hôm nay.

Những năm tháng không quên- Ảnh 5.

Nguồn: Bản tin Thời sự tối ngày 23/10/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Rừng Thông - Nơi in dấu chân Bác Hồ

Rừng Thông - Nơi in dấu chân Bác Hồ

20:19 , 20/02/2025

Ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. 78 năm đã trôi qua, tình cảm, sự quan tâm và những lời chỉ dạy ân cần của Bác vẫn để lại dấu ấn sâu đậm, trở thành nguồn động lực mạnh mẽ để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phấn đấu, nỗ lực, đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

Những cánh tay nối dài

Những cánh tay nối dài

11:02 , 20/02/2025

Hòa trong dòng chảy của báo chí cách mạng, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh đã đi qua chặng đường 31 năm đầy tự hào, được đông đảo bạn đọc trong - ngoài tỉnh yêu mến và đánh giá cao, thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ của một tờ báo địa phương. Để có được tờ tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh dày dặn về nội dung, đổi mới về chất lượng và hình thức như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của Ban biên tập, còn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên gồm những cây viết trong Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, những người yêu văn học nghệ thuật trong tỉnh và cả các nhà văn, nhà thơ, nhà báo… từ mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài.

Không gian xanh yên bình

Không gian xanh yên bình

10:07 , 20/02/2025

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước

07:45 , 20/02/2025

Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên

07:30 , 20/02/2025

Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"

11:07 , 19/02/2025

Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân

Về làng cổ Tường Vân

10:38 , 19/02/2025

Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường

23:12 , 18/02/2025

Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025

20:20 , 18/02/2025

Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.

23:06 , 17/02/2025

Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.