ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những ngọn núi kể chuyện

Nằm trên vùng đất Bất Quần xưa, nay là phường Quảng Thịnh (thành phố Thanh Hóa), danh thắng núi Voi mang vẻ đẹp thiên tạo đặc biệt: “Giữa nơi đất bằng đột nhiên mọc lên ngọn núi rất cao, vẻ đẹp lạ, trông tựa một con voi phục”. Dưới chân núi Voi là không gian văn hóa với quần thể các di tích, dấu tích lịch sử, văn hóa giàu giá trị, như chùa Voi, phủ Voi chứa đựng những câu chuyện lịch sử…

Thanh Thư

16/09/2024 10:00

Danh thắng núi Voi nằm trên địa bàn phố Trường Sơn, phường Quảng Thịnh. Nơi đây buổi ban đầu có tên làng Voi, sau là Tượng Sơn, rồi Thọ Sơn, Trường Tại và ngày nay là Trường Sơn. 

Những ngọn núi kể chuyện- Ảnh 1.

Lý giải cho tên gọi làng Voi xưa, lưu truyền dân gian tại vùng đất này còn kể lại: Tên làng gắn liền với câu chuyện dân gian về cuộc chiến đấu của nghĩa quân Bà Triệu năm xưa. Trong một lần nghĩa quân bị giặc truy kích không thể qua sông, voi chiến đã nằm phủ phục, hóa đá tạo thành núi Voi để chặn bước chân kẻ thù. Cũng từ đấy, nơi đây có tên làng Voi.

Những ngọn núi kể chuyện- Ảnh 2.

Danh thắng núi Voi

Danh thắng núi Voi nằm ở vị trí khá đặc biệt. Sát chân núi Voi về phía Tây là sông đào nhà Lê. Xưa kia có bến Phù, bến Đình, nơi giao thương buôn bán tấp nập hàng hóa từ phía Bắc vào, phía Nam ra. Cũng trên sông nhà Lê dưới chân núi Voi năm xưa là nơi bốc xếp hàng hóa phục vụ hai cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc.

Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 3km về phía Tây Nam, nằm trên đỉnh núi Nhồi, thuộc phường An Hưng (thành phố Thanh Hóa), hòn Vọng Phu (còn gọi là Vọng Phu Trạch) sừng sững, hiên ngang giữa đất trời. Đây là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của xứ Thanh, biểu tượng về tình thủy chung son sắt của người Việt.

Những ngọn núi kể chuyện- Ảnh 3.

Hòn Vọng Phu là cột đá cao khoảng 20m, nhìn từ xa tựa như hình dáng một người phụ nữ bồng con, mặt hướng ra biển. Cũng bởi vậy, người dân địa phương tin rằng, hòn Vọng Phu gắn liền với tích truyện người phụ nữ thủy chung chờ chồng đến hóa đá. 

Những ngọn núi kể chuyện- Ảnh 4.

Để chiêm ngưỡng cận cảnh hòn Vọng Phu, du khách buộc lòng phải đi qua hàng trăm bậc thềm bằng đá. Sau chừng 20 phút leo núi, du khách có thể thư thái tận hưởng không khí trong lành trên đỉnh núi Nhồi. Ngắm cảnh sắc non xanh nước biếc và cả những công trình cao chót vót phía trung tâm thành phố Thanh Hóa.

Những ngọn núi kể chuyện- Ảnh 5.

Hòn Vọng Phu

Chuyện xưa kể rằng: Có một đôi vợ chồng nghèo khó nhưng hết mực yêu thương nhau. Một ngày nọ, họ nghe nói về loài cỏ quý có thể đổi được bạc vàng, vì không muốn vợ con chịu cảnh khổ cực, người chồng đã lên đường đi tìm thảo dược. Nhiều năm trôi qua, không thấy chồng về, người vợ bèn bồng con trèo đèo, vượt suối tìm chồng. Đến một ngày, nàng bồng con tìm đến một ngọn núi cao, với hy vọng sẽ tìm thấy người chồng yêu quý. Thế rồi, nàng bồng con trèo lên đỉnh núi, mặt ngoảnh ra biển đợi chồng đến hóa đá ngàn năm.

Những ngọn núi kể chuyện- Ảnh 6.

Một tích khác lại kể rằng, xưa kia có một chàng trai vốn dòng hào kiệt kết duyên vợ chồng với một cô gái nết na, xinh đẹp nhất vùng. Họ sống bên nhau quấn quýt, nàng dệt cửi quay tơ, còn chàng dùi mài kinh sử, mong đến ngày ứng thí. Sau khi nàng hạ sinh cô con gái kháu khỉnh, đất nước bỗng xảy ra nạn binh đao. Người chồng phải ra biên ải bảo vệ đất nước, rồi hy sinh trong chiến trận. Ở quê nhà, người vợ vẫn thủy chung ôm con chờ chồng đến hóa đá.

Những ngọn núi kể chuyện- Ảnh 7.

Không biết đâu mới là tích truyện thực sự về hòn Vọng Phu trên núi Nhồi. Song, việc tìm câu trả lời có lẽ không phải là điều thực sự cần thiết. Bởi, ngàn vạn năm qua, hòn Vọng Phu vẫn sừng sững đứng đó, trường tồn cùng đất trời. Hình tượng hòn Vọng Phu cũng trở thành biểu tượng đẹp về lòng thủy chung son sắt mà người vợ dành cho chồng mình. Và, cũng trở thành nguồn cảm hứng cho các thi sĩ muôn đời nay. Đại thi hào Nguyễn Du, trong một lần ghé thăm xứ Thanh đã để lại cho đời những vần thơ đầy xúc cảm:

"Đá chăng? Người đó? Chi đây?

      Một mình trên ngọn núi này ngàn năm..."

Nguồn: Thanh Hóa góc nhìn từ trên cao/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Hội làng trên đất Mường Đủ

Hội làng trên đất Mường Đủ

10:39 , 10/10/2024

Mường Đủ (nay thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành) vốn là một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo con sông Bưởi. Đất Mường Đủ xưa kia chủ yếu là rừng rậm, trải qua thời gian, những người con dân tộc Mường nơi đây đã không ngừng mở mang, khai phá, tạo nên những xóm làng trù phú, đông vui, với những cánh đồng “chim bay mỏi giò, cò bay mỏi cánh”. Và cũng từ bao đời nay, người dân xã Thạch Bình vẫn luôn gìn giữ cho mình những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường thông qua các lễ nghi, phong tục, sinh hoạt ngày lễ tết, hội làng…

Từ thiện

Từ thiện

15:56 , 09/10/2024

Từ thiện là hành động hỗ trợ, giúp đỡ người gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng và tùy theo khả năng của mỗi người. Hoạt động từ thiện nhằm lan tỏa, nhân lên những việc làm, hành động tốt đẹp trong xã hội, bởi cho đi là nhận lại, với yêu thương đong đầy.

Phấn đấu đến năm 2030, 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ, tôn tạo

Phấn đấu đến năm 2030, 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ, tôn tạo

08:23 , 09/10/2024

Chính phủ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.

9 tháng năm 2024, Việt Nam đón trên 12,7 triệu lượt khách quốc tế, vượt cả năm 2023

9 tháng năm 2024, Việt Nam đón trên 12,7 triệu lượt khách quốc tế, vượt cả năm 2023

11:03 , 08/10/2024

Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, 9 tháng đầu năm 2024, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn con số của cả năm 2023.

Đón mây

Đón mây

11:14 , 06/10/2024

Miền Tây xứ Thanh - Nơi có những vạt rừng xanh ngát miên man, đồi núi trập trùng, hệ sinh thái phong phú, cùng điệu xòe quyến rũ, điệu khặp da diết trữ tình của đồng bào và những cung đường tuyệt đẹp, đầy thách thức vươn tới chân mây…

Thăm di tích lịch sử đình Quảng Thi

Thăm di tích lịch sử đình Quảng Thi

08:10 , 04/10/2024

Nằm bên tả ngạn sông Chu, vùng đất cổ Đàm Xá còn được biết đến với tên Kẻ Đầm (nay là xã Xuân Thiên, huyện Thọ Xuân). Có lịch sử hình thành và phát triển từ ngàn năm về trước, trong không gian vùng đất cổ còn lưu giữ những dấu tích lịch sử, văn hóa đậm nét. Trong đó, di tích lịch sử đình làng Quảng Thi là một điểm nhấn văn hóa trên đất cổ Đàm Xá.

Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa

Công tác bảo tồn văn hóa ở huyện Quan Hóa

10:51 , 03/10/2024

Huyện vùng cao Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa trước đây có tên gọi là Mường Ca Da. Đây là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, gồm có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là: Thái, Mường, Kinh, Hoa và Mông. Những năm qua, huyện Quan Hóa đã thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng về công tác bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam trong thời đại mới, làm nguồn nội sinh và động lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Bảo vệ và phát huy giá trị thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

22:51 , 02/10/2024

Từ thế kỷ 16, tín ngưỡng thờ Mẫu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và trong tâm thức của người dân Việt Nam nói chung và người dân xứ Thanh nói riêng. Việc di sản thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2016 đã tạo điều kiện pháp lý cho các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng thờ mẫu được phát triển mạnh mẽ, lan toả sâu rộng, được bảo vệ và phát huy dưới nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt, với sức hút vốn có của loại hình tín ngưỡng này, cùng với những thắng cảnh và văn hóa độc đáo của xứ Thanh, định hướng phát triển du lịch gắn với việc bảo tồn di sản được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều kết quả khả quan.

Lò cao kháng chiến Hải Vân – Chứng tích một thời đạn lửa

Lò cao kháng chiến Hải Vân – Chứng tích một thời đạn lửa

19:03 , 02/10/2024

Về với huyện miền núi Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa, du khách không chỉ được đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên nên thơ, hùng vĩ, hòa mình vào không gian văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cùng người dân bản địa, mà còn được chiêm ngưỡng những chứng tích lịch sử hào hùng của những năm tháng chiến tranh gian khổ mà đầy oanh liệt của dân tộc.

Quản lý rừng Lam Kinh gắn với phát triển du lịch

Quản lý rừng Lam Kinh gắn với phát triển du lịch

09:09 , 02/10/2024

Thực hiện phương án quản lý rừng bền vững Khu di tích lịch sử Lam Kinh, giai đoạn 2021-2030, thời gian qua Ban quản lý Khu di tích đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện tốt việc giữ gìn, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đặc dụng đảm bảo hài hoà với bảo tồn, nâng cao giá trị lịch sử văn hóa, cảnh quan Khu Di tích lịch sử Lam Kinh. Đồng thời tập trung phát triển rừng theo hướng đa mục đích, đa dạng hoá loài cây, tạo ra hệ sinh thái bền vững gắn với phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái.