ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những người thầy khuyết tật lan tỏa nghị lực sống

Trong cuộc sống, có người do bẩm sinh, có người vì nhiều lý do khác nhau mà trở nên khiếm khuyết, tật nguyền. Vượt lên mọi rào cản, nhiều người khuyết tật trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ và trở thành thầy, cô giáo dạy học, từng ngày, từng giờ truyền cảm hứng đến cộng đồng cũng như các em học sinh.

Tường Vân – Việt Đức

02/03/2025 19:08

Dẫu bị khuyết tật tay phải nhưng cô Nguyễn Thị Quế, giáo viên chính trị, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa luôn tự tin, rạng rỡ, tràn đầy năng lượng sống tích cực… Đồng thời, cô còn nhận được sự trân quí, khâm phục của đồng nghiệp và các em học sinh.

Những người thầy khuyết tật lan tỏa nghị lực sống- Ảnh 1.

Thạc sỹ Mai Thùy Linh, Tổ trưởng Bộ môn Ngoại ngữ - Tin học, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa

Thạc sỹ Mai Thùy Linh, Tổ trưởng Bộ môn Ngoại ngữ - Tin học, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Dù bị khuyết tật tay phải nhưng cô luôn sử dụng phần tay trái để hoàn thành tốt công việc được giao. Cô luôn truyền cảm hứng đến các em học sinh. Ngoài sách vở, cô luôn tìm tòi trong cuộc sống, mang bài học thực tế đến với các em học sinh. Cô ứng dụng máy chiếu, máy tính để dạy học sinh, nâng cao chất lượng giảng dạy".

Em Nguyễn Đức Cường, Lớp Văn hóa 63B5, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết thêm: "Sau 3 năm học với cô Quế, em thấy cô thoải mái, vui tính; giảng bài dễ hiểu, dễ tiếp thu…".

Những người thầy khuyết tật lan tỏa nghị lực sống- Ảnh 2.

Lọt lòng mẹ, Nguyễn Thị Quế bị khuyết tật tay phải nên việc học tập, sinh hoạt đã gặp không ít khó khăn. Thế nhưng, chị không bao giờ tự ti, bi quan, chán nản mà luôn yêu đời, sống có lý tưởng và hoài bão. Nhờ học tập tốt, chị đã cùng một lúc thi đỗ vào 2 trường đại học là Đại học Hồng Đức và Đại học Sư phạm 1 Hà Nội. Năm 2002, sau khi tốt nghiệp Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, chị về công tác tại Trường THPT Yên Định 3 và sau đó được chuyển về giảng dạy tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa. Dù dạy học bậc THPT hay Cao đẳng, chị luôn nỗ lực hết mình, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biết, không chỉ tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào mỗi giờ dạy, chị còn kết hợp giữ lý thuyết và thực tiễn, giúp các bạn học sinh, sinh viên lĩnh hội kiến thức nhanh chóng, hiệu quả. Hơn bao giờ hết, chị còn chia sẻ những câu chuyện thú vị trong lịch sử và cuộc sống; truyền khát vọng chinh phục chân trời tri thức đến các bạn học sinh và sinh viên.

Những người thầy khuyết tật lan tỏa nghị lực sống- Ảnh 3.

Cô giáo Nguyễn Thị Quế, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa

Cô giáo Nguyễn Thị Quế, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa chia sẻ: "Sinh ra tôi đã bị khuyết tật tay phải… Trải qua nhiều khó khăn về tâm lý, tủi thân nhưng tôi vẫn cố gắng sống tốt... Trong 20 năm giảng dạy, tôi đã cố gắng tìm tòi phương pháp giảng dạy, không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn truyền cho các em nghị lực sống…Nếu như giáo viên cố gắng 1 thì giáo viên khuyết tật như chúng tôi phải cố gắng thật nhiều lần… học hỏi để bắt kịp với đồng nghiệp của mình".

Còn tại Trường Tiểu học và THCS Đông Thịnh, Thành phố Thanh Hóa, cô giáo không tay Lê Thị Thắm đã trở thành hình ảnh đẹp, có sức loan tỏa tới cộng đồng, nhất là các em học sinh trong và ngoài tỉnh về nghị lực vượt lên...

Những người thầy khuyết tật lan tỏa nghị lực sống- Ảnh 4.

Dẫu không có đôi tay, cơ thể nhỏ bé, lại mắc nhiều bệnh… nhưng Lê Thị Thắm vẫn kiên trì, nhẫn nại tập viết bằng chân và viết rất đẹp. Cô đã tốt nghiệp Khoa Sư phạm Tiếng Anh, Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa và vinh dự được Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quyết định tuyển dụng đặc cách làm giáo viên Tiếng Anh tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Đông Thịnh.

Ước mơ trở thành cô giáo được đứng trên bục giảng trở thành hiện thực, cô Thắm đã nhanh chóng bắt nhịp với công việc; nỗ lực vượt lên mọi rào cản, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục.

Những ngày có tiết học, cô đều được mẹ chở đi dạy từ rất sớm… Trong mỗi giờ dạy học, cô đã dùng đôi chân của mình sử dụng thành thục laptop cá nhân và ti vi thông minh có kết nối mạng internet để chiếu bài giảng và chữa bài tập cho học sinh. Cô còn gần gũi, sát sao với các em học sinh, thổi vào lòng các em nhỏ niềm đam mê học tập.

Những người thầy khuyết tật lan tỏa nghị lực sống- Ảnh 5.

Em Lê Mai Anh, Lớp 3B, Trường Tiểu học và THCS Đông Thịnh, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Em học với cô Thắm từ lớp 2 đến lớp 3. Dù cô bị khuyết tật nhưng cô dạy rất hay, em rất khâm phục cô".

Em Lê Gia An, Lớp 3B, Trường Tiểu học và THCS Đông Thịnh, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Dù cô bị khuyết tật nhưng cô dạy rất giỏi. Hàng ngày cô luôn đến sớm. Cô rất kiên trì…Trong mỗi giờ giảng, cô giảng rất dễ hiểu, cô chỉ cho chúng em từng nét một. Em rất yêu quí cô".

Tâm huyết với nghề dạy học, hết lòng vì học sinh thân yêu, sống có lý tưởng, mới đây, cô giáo không tay Lê Thị Thắm đã vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng cộng sản Việt Nam. Đây chính là động lực giúp cô Thắm tiếp tục viết lên cuộc đời đầy tương sáng của mình "tàn nhưng không phế".

Những người thầy khuyết tật lan tỏa nghị lực sống- Ảnh 6.

Những người thầy khuyết tật lan tỏa nghị lực sống- Ảnh 7.

Cô giáo Lê Thị Thắm, Trường Tiểu học và THCS Đông Thịnh, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Cô giáo Lê Thị Thắm, Trường Tiểu học và THCS Đông Thịnh, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Đã gần 2 năm được tuyển dụng vào trường, tôi vui mừng và hân hoan khi được đến trường… Tôi luôn cố gắng đển hoàn thiện bản thân, hoàn thành tốt công việc. Với tôi được đứng trong hàng ngũ của Đảng là vinh dự vô cùng lớn. Tôi sẽ cố gắng không ngừng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đảng viên. Tôi chưa bao giờ oan trách và thấy mình bất hành. Tôi nghĩ cuộc sống luôn tiếp diễn, nếu mình nỗ lực, cố gắng ánh sáng sẽ luôn ở phía trước mình".

Những người thầy khuyết tật lan tỏa nghị lực sống- Ảnh 8.

Cô Lê Thị Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Đông Thịnh, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Cô Lê Thị Huệ, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Đông Thịnh, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Cô có nhiều đổi mới, sáng tạo, thiết kế bài dạy phong phú, tạo hứng thú cho học sinh. Mỗi giờ đến lớp của cô, các bạn đều vui vẻ, hào hứng… Được sự phân công của Chi bộ, tôi thấy cô Thắm luôn cố gắng và xứng đàng được dứng vào hàng ngũ của Đảng Cô được kết nạp vào ngày 3/2".

Với thầy giáo ngoài biên chế Lê Tuấn Hùng, phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa thì nghề dạy học thực sự là "cơ duyên" đồng thời cũng mang đến cho anh nhiều niềm vui, hạnh phúc. Từ một Giám đốc doanh nghiệp đang ăn nên làm ra, năm 2011, do tai nạn xe hơi, Lê Tuấn Hùng đã trở thành người khuyết tật và làm bạn với xe lăn. Vậy là, anh đành gác lại công việc kinh doanh và trở thành người thầy "ngoài biên chế". Hơn 13 năm gắn bó với nghề dạy học, anh đã trực tiếp kèm cặp, giảng dạy cho gần 300 em học sinh đỗ vào các trường đại học trên cả nước.

Những người thầy khuyết tật lan tỏa nghị lực sống- Ảnh 9.

Thầy giáo Lê Tuấn Hùng, Phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Thầy giáo Lê Tuấn Hùng, Phường Đông Vệ, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Việc dạy học giúp mình vui, quên đi đau đớn… Hàng năm, mình dạy khoảng vài chục cháu. Mình không dạy đông, mình dạy kèm, tư vấn hiểu biết cho các cháu… tư vấn các trường thi phù hợp".

Em Trương Ánh Dương, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Thầy Hùng dạy rất tốt…phương pháp giảng dạy rất dễ hiểu…".

Những người thầy khuyết tật lan tỏa nghị lực sống- Ảnh 10.

Có thể nói rằng, người khuyết tật là những người kém may mắn trong xã hội. Có những người khuyết tật tự ti, khép mình, sống phụ thuộc vào gia đình và sự quan tâm, trợ giúp của xã hội…Nhưng có những người khuyết tật như các cô giáo: Nguyễn Thị Quế, Lê Thị Thắm; thầy Lê Tuấn Hùng đã vượt lên hoàn cảnh, sống một cuộc sống đầy ý nghĩa. Như hoa hướng dương luôn hướng về mặt trời, họ đã nỗ lực hết mình vì sự nghiệp trồng người; thắp lên trong lòng các em học sinh tinh thần ham học, chiến thắng chính bản thân mình, đi tới tận cùng của ước mơ và hoài bão.

Nguồn: Chuyên mục Giáo dục - Khuyến học ngày 20/2/2025

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Lái xe an toàn, vì tương lai xanh

Lái xe an toàn, vì tương lai xanh

23:06 , 31/03/2025

Chiều ngày 31/3, trường THPT Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa đã phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh và đại lý phân phối Vinfast Chung Dung tổ chức chương trình tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, trải nghiệm giao thông an toàn, bảo vệ môi trường với chủ đề “Phủ xanh trường học – Lái xe an toàn, vì tương lai xanh”.

[Infographic] Thanh Hóa phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026

[Infographic] Thanh Hóa phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026

09:31 , 31/03/2025

Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 858/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Kỳ thi diễn ra trong 2 ngày 3-4/6/2025.

Các mốc thời gian quan trọng khi xét tuyển đại học năm 2025

Các mốc thời gian quan trọng khi xét tuyển đại học năm 2025

08:13 , 31/03/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo hướng dẫn tuyển sinh đại học, cao đẳng, nêu các mốc thời gian xét tuyển đại học với các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý.

Nhiều điểm mới trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025

Nhiều điểm mới trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025

07:20 , 30/03/2025

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi về nội dung cũng như cách thức thi. Bởi đây là năm đầu tiên tổ chức thi theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trước những điểm mới của kỳ thi, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những thay đổi trong dạy và học để đáp ứng yêu cầu đổi mới.

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Dân tộc nội trú

Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Dân tộc nội trú

18:06 , 29/03/2025

Là trường chuyên biệt với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ người dân tộc thiểu số cho địa phương, những năm qua, trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS huyện Quan Sơn, không chỉ là nơi ươm mầm tri thức mà còn là ngôi nhà thứ hai của nhiều thế hệ học sinh dân tộc thiểu số. Với sứ mệnh “dạy chữ, rèn người”, nhà trường luôn đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng niềm tin và kỳ vọng của phụ huynh, học sinh.

Miễn học phí: phụ huynh, học sinh vùng cao háo hức chờ mong

Miễn học phí: phụ huynh, học sinh vùng cao háo hức chờ mong

18:03 , 29/03/2025

Bộ Chính trị quyết định bắt đầu từ năm học 2025 - 2026, thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Sau khi quyết định được ban hành, hàng triệu người dân vui mừng phấn khởi. Đặc biệt, với đồng bào dân tộc thiểu số, việc miễn học phí không chỉ giúp giảm gánh nặng kinh tế mà còn tiếp thêm động lực để con em họ đến trường.

Tăng cường quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ

Tăng cường quản lý hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ

17:59 , 28/03/2025

Những năm gần đây, nhu cầu học ngoại ngữ ngày càng gia tăng, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm ngoại ngữ ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên, để các trung tâm này thực sự phát huy hiệu quả, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các ngành chức năng, các cấp chính quyền trong công tác quản lý.

Hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

Hướng dẫn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025

08:13 , 28/03/2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.

Trường THPT Lam Sơn đạt 3 giải thưởng trong cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

Trường THPT Lam Sơn đạt 3 giải thưởng trong cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia

20:04 , 27/03/2025

Tại cuộc thi nghiên cứu Khoa học, Kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2024 - 2025, trường THPT Chuyên Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa đã đạt 3 giải thưởng, gồm 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải triển vọng.

Giúp thế hệ trẻ thêm yêu lịch sử

Giúp thế hệ trẻ thêm yêu lịch sử

16:10 , 27/03/2025

Tự hào truyền thống, trân trọng hiện tại, nỗ lực vươn tới tương lai tốt đẹp hơn - đó là mục tiêu của việc giáo dục lịch sử cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, công tác giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ đã được các cấp, ngành, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động…