Những phong tục “ngủ” lạ đời của trai gái miền sơn cước
Nam nữ Chơ ro ngủ mèo để kiếm tìm hạnh phúc, người Khơ mú thường ngủ lần cưới trước khi ly hôn hay tục ngủ ngửi… là những phong tục đặc trưng của các dân tộc ở Việt Nam. Những phong tục này tuy kỳ lạ nhưng đã tạo nên sự độc đáo, thể hiện những quan niệm riêng về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.
Với người Chơ ro, “ngủ mèo” là một phong tục thể hiện sự phóng khoáng, tự do trong tình yêu nhưng vẫn đầy văn hóa, nhân văn. Họ đặc biệt coi trọng chuyện hôn nhân và chỉ chấp nhận mối duyên giữa những người ngoài dòng họ.
Khi tình cảm hai phía đã đến độ đắm say thì chàng trai chủ động hẹn cô gái cùng “ngủ mèo” để tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về nhau. Khi đến nhà người yêu, chàng trai sẽ đứng ở dưới sàn, dùng cây đòn mang theo gõ nhẹ lên vị trí buồng nằm, đồng thời đưa roi mây qua khe để báo hiệu cho cô gái. Nếu đồng ý, cô gái sẽ nắm roi mây để cho người yêu trèo lên.
Người Chơ ro quan niệm, cây đòn và chiếc roi mây vừa có tác dụng làm tín hiệu cho tình yêu, vừa là vũ khí tự vệ của các chàng trai khi đi trong đêm tối để xua đuổi thú dữ.

Lên nhà rồi, chàng trai sẽ phải dẫm lên chiếc đòn để di chuyển, tránh làm các thành viên trong nhà thức giấc. Cha mẹ cô gái có thể biết nhưng làm ngơ vì họ tin vào sự lựa chọn của con mình và cho đó là ý trời.
Chàng trai không được phép ngủ đến sáng mà phải ra về trước khi mọi người thức giấc. Theo luật tục, người nhà cô gái chỉ chấp nhận cho chàng trai “ngủ mèo” nhiều nhất là 3 lần. Sau đêm thứ ba, anh ta phải chủ động đến trình diện bố mẹ cô gái và xin phép được cưới.
Nếu chưa thấy chàng trai đả động đến chuyện cưới hỏi thì nhà cô gái có quyền giữ lại rồi cử người đến nhà chàng trai đánh tiếng tế nhị rằng: “Chuồng nhà tôi hiện đang giữ một con trâu bị lạc. Gia đình bên này thử sang xem có phải của nhà mình không?”.
Lúc đó, nhà chàng trai phải hiểu vấn đề rồi nhanh chóng cử người đại diện mang rượu qua nhà cô gái để đáp lời “nhận trâu” và bàn các thủ tục cho đôi trẻ cưới nhau.
“Ngủ ngửi” để quen hơi
Từ bao đời nay, người Dao đeo tiền ở xã Xuân Sơn (huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) đến với nhau, nên duyên vợ chồng đều bắt đầu từ tập tục khác người này.
Theo đó, trai gái người Dao đeo tiền đến tuổi cập kê phải... ngửi mùi nhau và ngủ cùng nhau để hai cơ thể "quen hơi". Các già làng cho rằng, ông trời bắt họ làm vậy để trai gái được kết duyên vợ chồng, được sống trọn đời chung thuỷ bên nhau. Có người nhiều năm đi “ngủ ngửi” nhưng vẫn chưa tìm được người nào “hợp hơi”, nhưng cũng có người một lần đã nên duyên vợ chồng.
Tương truyền, thuở hồng hoang, ông trời chỉ cho Trái đất hai người Dao, một nam và một nữ nhưng lại ở hai nơi heo hút và xa lắc, bắt họ phải tự tìm đến với nhau. Hai người Dao mải miết đi tìm nhau, tìm đến khi gối mỏi, lưng còng thì mới gặp mặt. Lúc này, mặc những quy định nghiệt ngã của trời đất, hai trái tim khô héo như được hồi sinh, họ nhanh chóng thành vợ thành chồng. Nhưng cũng vì quá say tình, họ đã quên mất ý của ông trời là buộc họ phải làm quen hơi nhau.
Ông trời đã trừng phạt hai người Dao, khiến họ sống như chết bởi tuy là vợ chồng nhưng không thể hòa nhập, gần mặt nhưng xa lòng. Vì vậy, ông bà của người Dao đeo tiền từ thuở sơ khai ấy đã buộc cháu con khắc phục lại lỗi thiếu sót của họ với lời nguyền “ngủ ngửi”.
Ngủ thăm để được cưới vợ
Đây là một tục lệ từ hàng nghìn năm nay của đồng bào các dân tộc thiểu số Thái, Mông, Dao, Mường…ở Mường Lát (Thanh Hóa). Theo đó, những chàng trai đến tuổi trưởng thành được phép tới “ngủ thăm” nhà một cô gái mà họ ưng.
Các cô gái tối đến thường đốt một ngọn đèn, coi như “tín hiệu” để các chàng trai tìm đến “ngủ thăm”. Nếu đèn trong buồng cô gái còn sáng, nghĩa là chưa có ai đến “ngủ thăm”, chàng trai phải tự cạy cửa để vào nhà.

Vào được rồi, chàng trai sẽ nằm xuống bên cạnh cô gái và phải để tự bàn tay cô gái ấy tắt hay vặn nhỏ ngọn đèn. Hai người chỉ được trò chuyện, tâm sự ở tư thế... chung chăn, chung gối mà không được chạm vào người nhau.
Sau khoảng 5-6 đêm tìm hiểu như thế, cô gái sẽ có quyền quyết định cho chàng trai “ngủ thật” hay không. Để được “ngủ thật”, hai người phải thưa với bố, mẹ cả 2 bên gia đình để xem tuổi.
Khi thời gian “ngủ thật” bắt đầu cũng là lúc chàng trai phải đến ở làm công cho gia đình cô gái. Trong thời gian này, chàng trai không được về nhà mình. Về sau, nếu cô gái không thích chàng trai nữa thì sẽ gói quần áo cùng với một gói cơm nắm cho vào địu và bảo chàng trai trở về nhà.
Ngủ lần cuối trước khi… ly hôn
Người Thái và Khơ Mú rất coi trọng chuyện hôn nhân. Vì thế, khi lấy nhau, tất cả người dân phải bằng mọi cách để gia đình không tan vỡ. Nếu xảy đến ly hôn thì việc chia tay cũng hết sức lạ đời.
Theo phong tục, một ngày sau khi ra tòa, cặp vợ chồng vừa chia tay phải trở về bản để chuẩn bị làm lễ ly hôn. Theo nghi thức, lễ ly hôn được tổ chức ở nhà người vợ trước. Và cũng như đám cưới, gia đình người vợ phải cho người đi đến các gia đình trong bản mời đại diện đến tham dự. Một ngày sau, đến lượt nhà trai tổ chức nghi lễ tương tự.

Kết thúc buổi lễ, đêm hôm ấy, vợ chồng về nhà chung của hai người và sống với nhau một đêm cuối cùng. Thông thường những đêm như thế này, họ thức với nhau đến sáng để tâm sự và rồi ngày sau đó, người vợ và những đứa con sẽ soạn đồ đạc và về nhà ngoại ở, chính thức chia tay nhau. Bắt đầu từ lúc này, họ chỉ còn là vợ chồng cũ, được phép tìm hiểu và xây dựng gia đình với người mới.
Hoàng Ngọc/Dân Trí
Tổng hợp
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo an toàn tại các khu du lịch biển dịp lễ 30/4 – 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, lượng du khách đến các khu du lịch biển trên địa bàn Thanh Hóa tăng cao. Các lực lượng chức năng của Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách.

Du lịch, ẩm thực tăng tốc dịp 30/4 - 1/5
Theo Cục Thống kê, quý I năm nay doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống và du lịch tăng khả quan, lần lượt tăng 14% và hơn 18% so với cùng kỳ năm trước.

Hội thi Tinh hoa Ẩm thực xứ Thanh: tôn vinh giá trị văn hóa và tinh thần đoàn kết
Tiếp nối thành công rực rỡ của mùa đầu tiên năm 2024, Hội thi “Tinh hoa Ẩm thực xứ Thanh” lần II đã trở lại, quy tụ 11 đội thi đến từ các tổ chức đồng hương huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bảo tàng Thanh Hóa – Điểm đến ý nghĩa trong dịp 30/4
Hoà trong không khí của những ngày lịch sử, nhiều người dân và du khách đã lựa chọn Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa làm điểm đến trong kỳ nghỉ lễ này. Không chỉ là nơi lưu giữ ký ức hào hùng của dân tộc, bảo tàng còn là địa chỉ đỏ trong giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Các khu, điểm du lịch biển sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời gian lý tưởng để du khách lựa chọn các điểm đến nghỉ dưỡng. Thời điểm này, các dịch vụ lưu trú tại các khu du lịch biển trọng điểm của Thanh Hóa như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, từ nay đến ngày 30/4, Thành phố sẽ tổ chức chuỗi kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngay trong tối nay, 29/4, người dân có thể tham gia và theo dõi nhiều hoạt động hấp dẫn nằm trong chuỗi kỷ niệm.

Nét mới của Du lịch biển Tiên Trang năm 2025
Cùng với các khu du lịch biển khác của tỉnh Thanh Hóa, khu du lịch biển Tiên Trang, huyện Quảng Xương đã sẵn sàng cho mùa cao điểm hè 2025. Đặc biệt, năm nay, để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước và các ngày lễ lớn trong năm, công ty TNHH Soto sẽ tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, mang đến những trải nghiệm mới cho du khách và Nhân dân địa phương.

Phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của Thanh Hoá
Trong những năm gần đây, tỉnh Thanh Hoá đã khai thác rất hiệu quả tài nguyên biển vào phát triển du lịch, trở thành điểm đến của đông đảo du khách. Tuy nhiên, không chỉ có biển, được thiên nhiên ưu đãi, tỉnh Thanh Hoá còn phát triển được rất nhiều loại hình du lịch khác như du lịch tâm linh, du lịch khám phá, trải nghiệm và du lịch cộng đồng. Vì vậy, kết nối là hoạt động cần thiết để tăng trải nghiệm cho du khách và phát huy hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của địa phương.

Tọa đàm famtrip khám phá du lịch xứ Thanh
Ngày 26/4, tại Khu Du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, đồng chí Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa dự tọa đàm famtrip khám phá du lịch xứ Thanh. Chương trình thu hút sự tham gia của đại diện 120 doanh nghiệp lữ hành cả nước.

Huyện Thường Xuân sẵn sàng các điều kiện đón khách dịp nghỉ lễ
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, dự kiến lượng khách du lịch đến tham quan, lưu trú tại Thường Xuân sẽ tăng cao. Thời điểm này các khu điểm du lịch, cơ sở kinh doanh lưu trú đang tích cực chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phục vụ du khách, qua đó góp phần tăng thêm ấn tượng của du khách khi đến với Thường Xuân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.