Những tấm gương nhà giáo tự học và sáng tạo
Trong lá thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục và đào tạo cả nước, ngày 15/10/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần căn dặn: "Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt". Khắc sâu lời Bác dạy, trong bất cứ giai đoạn nào, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa cũng có những tấm gương sáng về tinh thần tự học và sáng tạo, miệt mài cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
Thầy giáo Trịnh Quốc Phượng, giáo viên trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3 là một trong những tấm gương điển hình trong phong trào thi đua "Hai tốt" của ngành giáo dục đào tạo tỉnh Thanh Hóa.

Gần 20 năm công tác trong ngành giáo dục, thầy Trịnh Quốc Phượng đã có 8 đề tài, sáng kiến kinh nghiệm được đánh giá xếp loại, trong đó có 7 sáng kiến cấp ngành và 1 sáng kiến cấp tỉnh. Những sáng kiến của thầy đã góp phần vào thành tích chung của trường Trung học phổ thông Triệu Sơn 3 và được nhiều trường học trong tỉnh áp dụng.
Thầy giáo Trịnh Quốc Phượng - Trường THPT Triệu Sơn 3, tỉnh Thanh Hóa
Trên khắp các vùng miền của xứ Thanh, ở vùng núi cao, vùng biển hay đồng bằng, từ các trường học mầm non tới trung học phổ thông, nơi đâu cũng có những tấm gương nhà giáo tự học và sáng tạo, tận tụy cống hiến, tâm huyết với sự nghiệp trồng người.

Ở trường Trung học cơ sở Thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, cô giáo Nguyễn Thị Ngọc luôn được học sinh quý trọng. Không chỉ say sưa với từng bài giảng, cô còn dành tình yêu thương cho học sinh, chỉ bảo cho các em từng bài toán khó và động viên những học sinh xa nhà vượt qua khó khăn cố gắng học tập.

Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc - Trường THCS thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc - Trường THCS thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy chia sẻ: "Đặc thù của học sinh nơi đây là xa nhà, các em có những khó khăn nên tôi đến động viên, chia sẻ cùng các em, có thể giúp đỡ được các em".
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa có hàng nghìn cán bộ, giáo viên, tập thể trường học đã được Đảng, Nhà nước vinh danh, trao tặng các danh hiệu cao quý. Từ năm 2020 đến nay, toàn tỉnh có hơn 13.000 sáng kiến kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên được ghi nhận, ứng dụng trong thực tế công tác quản lý và giảng dạy, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Hằng năm, có hàng nghìn lượt giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh và quốc gia.
PGS.TS Trần Văn Thức - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa
Bằng nhiệt huyết và lòng đam mê nghề nghiệp, những cán bộ, giáo viên ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, không ngừng tìm tòi học hỏi, có nhiều ý tưởng, sáng kiến mới, áp dụng thành công trong dạy và học. Những tấm gương lao động sáng tạo ấy đã góp phần tô thắm nét đẹp của người giáo viên Nhân dân, làm rạng danh "đất Thanh, đất học".

Phát huy truyền thống ngôi trường mang tên người thầy Lê Xuân Lan
Trường Tiểu học Lê Xuân Lan, đứng chân trên địa bàn xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hoá ra đời năm 1923 với tên gọi ban đầu là trường Sơ học Pháp Việt – Tổng Ngọc Chuế. Đến tháng 8/2010, trường được mang tên danh nhân Lê Xuân Lan – Là một nhà cách mạng, một một nhà giáo mẫu mực của quê hương Hoằng Hóa. Trải qua 100 năm xây dựng và trưởng thành, mái trường đã chắp cánh tri thức, nuôi dưỡng tâm hồn và ươm mầm tài năng cho nhiều thế hệ học trò nơi đây, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp trồng người và đổi mới quê hương đất nước.

Sự học nơi bản nghèo
Mường Lát là huyện nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa và thuộc nhóm nghèo nhất cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm hơn 50%. Nhiều em nhỏ nơi đây, dù rất khao khát cái chữ, nhưng vẫn có thể bị nghỉ học bất cứ lúc nào. Với mong muốn chung tay nối dài sự học của các em nhỏ nơi đây, nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ để các em được tiếp tục tới lớp. Dẫu hành trình này vẫn còn dài với lắm gian truân, nhưng trước mắt, các em vẫn được tới lớp, nuôi những ước mơ về một ngày mai xây dựng quê hương thoát nghèo.

Xung quanh dự thảo trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho nhà trường
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến cho Dự thảo Thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các các cơ sở giáo dục phổ thông. Điểm mới của dự thảo chính là chuyển Hội đồng lựa chọn sách từ các UBND tỉnh, thành phố về các cơ sở giáo dục phổ thông và quyền lựa chọn, quyết định sách giáo khoa hoàn toàn phụ thuộc vào các giáo viên. Điều này đang nhận được sự quan tâm của các giáo viên và nhà trường.

Từ 2025, thi tốt nghiệp THPT chỉ còn 4 môn, không bắt buộc thi Ngoại ngữ
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố Phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025.

Tăng cường học ngoại khóa cho học sinh, sinh viên qua các tiết học tại Bảo tàng
Nhằm giáo dục lòng yêu nước và tăng cường vốn kiến thức về văn hóa, lịch sử cho các em học sinh, sinh viên, những năm qua, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các nhà trường tăng cường các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên qua các tiết học tại Bảo tàng.

Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa tọa đàm, gặp mặt các lưu học sinh Lào
Nhân dịp 48 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2/12/1975-2/12/2023), chiều ngày 28/11, Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm, gặp mặt và giao lưu với đại diện các sinh viên Lào đang học tập tại trường: Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa - Thể thao&Du lịch và Cao đẳng y tế Thanh Hóa. Đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Lào tỉnh Thanh Hóa dự.

Phát triển giáo dục ngoài công lập khu vực nông thôn
Cùng với việc chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở giáo dục công lập, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, tạo điều kiện khuyến khích các nhà đầu tư phát triển hệ thống giáo dục ngoài công lập ở các cấp học. Do đó, hệ thống giáo dục ngoài công lập đã và đang phát triển mạnh ở một số huyện trên địa bàn tỉnh, góp phần đa dạng hóa loại hình đào tạo khu vực nông thôn.

Bàn giao hạng mục lớp học mẫu giáo điểm trường mầm non thôn Mý, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước
Sáng 24/11, Công đoàn cơ sở Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức lễ khánh thành, bàn giao hạng mục lớp học mẫu giáo điểm Trường mầm non thôn Mý, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước.

Hành trình 10 năm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực, tạo được chuyển biến tích cực, rõ nét trên nhiều phương diện, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, tiếp tục bồi đắp thêm truyền thống hiếu học và học giỏi của xứ Thanh.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
Nhân kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2023), chiều 20/11, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đã đến chúc mừng cán bộ, công chức, viên chức Sở Giáo dục và Đào tạo. Cùng tham gia có các đồng chí: Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên ban Thường vụ, trưởng ban Dân Vận Tỉnh uỷ, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh; Mai Xuân Liêm, Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.