Những thầy giáo mầm non vùng cao
Thanh Hóa là một trong những địa phương của cả nước có số lượng thầy giáo dạy học mầm non tương đối đông. Điều đặc biệt, các thầy giáo mầm non ở xứ Thanh đều có hàng chục năm gắn bó với các huyện miền núi. Họ tận tâm với nghề, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ, dạy từng lời ca, điệu múa cho các em.
Đã từ nhiều năm nay, tại điểm trường Khu lẻ Eo Kén, Trường Mầm non Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, hình ảnh thầy giáo Ngân Văn Tùng hiền lành, hay nói, hay cười trở nên gần gũi, thân thuộc với các em học sinh và các bậc phụ huynh. Dạy múa… dạy hát… tết tóc cho trẻ… tưởng chừng chỉ gắn liền với các cô giáo thì lại được thầy Tùng làm rất thành thục, khéo léo… Thầy đã nhận được sự mến yêu từ các bậc phụ huynh và đồng nghiệp.

Cô giáo Phạm Ngọc Ánh, Trường Mầm non xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Thầy Tùng là giáo viên nam nhưng chăm lo tới con trẻ không khác gì chúng tôi, đặc biệt là chúng tôi cần sự giúp đỡ. Những công việc ở trường ở lớp như: sửa bóng điện, đi theo con nước. Chúng tôi thấy, ở trường có 1 thầy giáo nam rất là yên tâm".
Chị Ngân Thị Xe, Bản Pà Ban, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi thấy rất thương các thầy dạy mầm non. Các thầy rất vất vả để chăm lo cho các cháu. Đặc biệt hơn, nơi đây có thầy Tùng. Tôi khâm phục thầy. Thầy chăm sóc, nuôi dưỡng các con rất là tốt, chẳng khác cô vậy".

Sinh ra và lớn lên tại huyện miền núi Bá Thước, từ nhỏ, Ngân Văn Tùng đã mơ ước trở thành thầy giáo dạy học mầm non. Vì thế, sau khi tốt nghiệp THPT, anh đã quyết định theo học ngành mầm non. Năm 2007, sau khi tốt nghiệp ra trường, anh may nắm được về dạy học tại trường Mầm non xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Nơi cây cách trung tâm huyện gần 30 cây số. Trường mầm non Thành Sơn có 4 điểm, trong đó gồm 3 điểm lẻ là: Eo Kén, Kho Mường, Pù Luông và điểm chính nằm ở bản Báng. Dẫu nằm ở ngay trong lòng khu du lịch Pù Luông nức danh nhưng cuộc sống của người dân nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, vất vả. Học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, không có điều kiện thuận lợi như nhiều địa phương khác trong tỉnh. Thương các con chịu nhiều thiệt thòi so với trẻ em ở vùng thành thị, miền xuôi, thầy đã dành cho các con cả một bầu trời thường yêu thương. Gần 20 năm, hình ảnh anh trở nên gắn bó với bà con, trẻ nhỏ của các bản làng Thành Sơn. Không quản ngại trời nắng hay mưa, đường đi khó khăn… anh vẫn đến lớp thật sớm, dạy hát, múa, kể chuyện, thể dục… cho các con thơ.

Thầy giáo Ngân Văn Tùng, Trường Mầm non Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Làm giáo viên mầm nôn thực sự rất là vất vả, không những là thầy giáo, đôi khi mình phải hoá thân thành người mẹ, làm các cộng việc như một người mẹ nuôi con thực thụ".
Cùng với thầy Ngân Văn Tùng, tại trường Mầm non Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa còn có 2 giáo viên nam khác. Có thầy làm cán bộ quản lý, có thầy trực tiếp đứng lớp. Thầy ít thì có gần 10 năm, thầy nhiều có tới trên 30 năm gắn bó với nghề. Điểm chung ở các thầy chính là tình thương yêu con trẻ vô bờ. Các thầy không chỉ dạy dỗ mà còn chăm sóc các bé từng bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ.

Thầy Vi Văn Tuấn, Hiệu trường trường Mầm non Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Thầy Vi Văn Tuấn, Hiệu trường trường Mầm non Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Giáo dục mầm non gắn liền với sự tỉ mỉ, mềm mại và yêu thương. Trong khi đó, thầy Tùng và các thầy giáo mầm non khác lại mang đến cho các con sự yêu thương,kiên trì. Các con không cần biết ai là thầy, ai là cô mà chỉ cần sự yêu thương, là người mẹ thứ 2 của trẻ. Bản thân tôi và các thầy giáo mầm non luôn mong muốn mang đến cho trẻ mỗi ngày đến trường là một ngày vui".
Thầy Hà Văn Diệp, Trường Mầm non Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Trong qua trình công tác, giáo dục mầm non rất vất vả nhưng bản thân luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mình luôn quan tâm và chăm sóc các cháu chu đáo. Luôn động viên các cháu ăn ngon, ăn hết suất của mình, có thật nhiều sức khỏe".

Hiện tại, Thanh Hóa có 50 thầy giáo đang trực tiếp chăm sóc và giảng dạy trẻ mầm non. Thanh Hóa là một trong những địa phương có số lượng giáo viên mầm non là nam nhiều của cả nước. Các nam giáo viên mầm non của Thanh Hóa chủ yếu công tác ở các huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn như: Bá Thước, Như Xuân, Cẩm Thủy…. Người ít có gần 10 năm, người nhiều có tới 30 năm gắn bó với nghề dạy trẻ. Việc các trường Mầm non có thêm các thầy đã giúp cho hoạt động dạy trẻ, hoạt động ngoại khóa của các nhà trường được thuận lợi hơn. Việc dạy trẻ mầm non với các giáo viên nữ đã vất vả nhưng đối với giáo viên nam còn khó khăn hơn nhiều. Thế nhưng… bằng tình yêu nghề, mến trẻ, hết lòng vì trẻ thơ, các thầy đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, trở thành người cha, người mẹ hiền thứ hai chăm sóc các em.

Thầy Nguyễn Văn Dĩnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa
Thầy Nguyễn Văn Dĩnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Các thầy chủ yếu ở vùng núi cao, nhiều thầy yêu nghề, tâm huyết với nghề, đóng góp nhiều vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non, đặc biệt là các vùng đặc biệt khó khăn ở tỉnh nhà. Đối với các thầy giáo, việc chăm sóc trẻ ở các trường mầm non có nhiều khác biệt. Nhìn nhận của xã hôi đôi khi còn chưa phù hợp thế nhưng nhiều việc các thầy làm rất tốt; phát huy tốt vai trò chăm sóc, nuôi trẻ".

Vượt qua định kiến giới tính nghề nghiệp, những thầy giáo mầm non tại xứ Thanh đã dành trọn thanh xuân, tình yêu thương của mình trong việc chăm sóc, dạy dỗ các em thơ. "Như cánh chim không mỏi", các thầy đã và đang hằng ngày bám trường, bám lớp, ươm những mầm non, cống hiến hết mình vì sự nghiệp "trồng người".

Khơi dậy sáng tạo qua giáo dục STEM
Giữa không gian xanh mát của Công viên Hội An (Thành phố Thanh Hóa), hàng trăm em học sinh tiểu học đã có một ngày trải nghiệm đầy lý thú và sáng tạo cùng chương trình “Nhà thám hiểm nhí – Hành trình về phố cổ Hội An” do Trường Tiểu học, THCS và THPT Vinschool Star City tổ chức. Đây không chỉ là một hoạt động ngoại khóa, mà còn là “lớp học đặc biệt” đưa các em bước vào thế giới STEM – nơi kiến thức khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học được lồng ghép một cách sinh động qua những trạm khám phá, thí nghiệm, xây dựng và tư duy logic.

UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 1200 ngày 22/4/2025 phê duyệt Phương án tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Hơn 1,1 triệu học sinh sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Dự kiến hơn 1,1 triệu học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 6 năm 2025. So với năm ngoái, số thí sinh tăng từ 1,06 lên trên 1,1 triệu, cao hơn khoảng 40.000 em. Con số nêu trên là nhóm học sinh tốt nghiệp năm nay, chưa tính thí sinh tự do.

Những lưu ý khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025
Từ ngày 21 đến 28/4, thí sinh cả nước thực hiện việc đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025. Năm nay, thí sinh đang học lớp 12 và thí sinh tự do đều thực hiện đăng ký dự thi theo hình thức trực tuyến. Để tránh những sai sót đáng tiếc ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh hoàn thành thủ tục đăng ký dự thi.

Sôi nổi hội thi Rung chuông vàng ở Mường Lát
Mới đây, tại Trường Tiểu học Quang Chiểu 2 xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát tổ chức Hội thi "Rung chuông vàng" năm học 2024 - 2025.

Tư vấn hướng nghiệp cho Đoàn viên và học sinh ở Như Xuân
Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh Thanh Hoá vừa phối hợp với Huyện đoàn Như Xuân và các đơn vị Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên huyện, Trường THCS Thượng Ninh tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Chất lượng bữa ăn tại các nhóm trẻ mầm non tư thục còn nhiều hạn chế
Đối với trẻ mầm non, nhu cầu về dinh dưỡng rất cao. Chất lượng bữa ăn của nhóm trẻ mầm non sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ. Theo ghi nhận của phóng viên thời sự, hiện nay ở một số nhóm trẻ mầm non tư thục trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, chất lượng bữa ăn còn nhiều hạn chế, rất cần sự quan tâm đúng mức từ phía nhà trường, các ngành chức năng.

Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025
Sáng ngày 21/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Tới dự có đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, thành phố Thanh Hóa, các đơn vị xuất bản, phát hành sách, cùng đông đảo các giáo viên, học sinh và những người yêu sách trên địa bàn tỉnh.

Thanh Hoá hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025
Sáng ngày 21/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025.

Thí sinh cả nước bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Ngày 21/4, thí sinh trên cả nước bắt đầu chính thức đăng ký dự thi, đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT trên Hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian đăng ký dự thi kết thúc vào lúc 17 giờ ngày 28/4.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.