Những thực phẩm trị giun kim hiệu quả
Giun kim là loại giun nhỏ, rất mảnh có thể nhiễm vào đại tràng và ruột của người. Bất kỳ ai ở lứa tuổi nào cũng có thể bị nhiễm giun kim, nhưng bệnh có xu hướng xảy ra ở trẻ em hoặc những người sống chung trong một nhà.
Nhiễm giun kim là bệnh giun khá phổ biến. Bệnh rất dễ lây và lây nhanh chóng từ người này sang người khác khi nuốt phải hoặc hít phải trứng giun.
Nhiễm giun kim xảy ra khi giun cái đẻ trứng trong các nếp gấp của da xung quanh hậu môn, gây ngứa dữ dội, đặc biệt vào ban đêm.
Khi người bị nhiễm gãi vùng hậu môn, trứng có thể dính vào các ngón tay và dưới móng tay và nhiễm bẩn các vật dụng như khăn trải giường và quần áo. Người sống trong cùng hộ gia đình với người bị bệnh có thể tiếp xúc với trứng và cũng bị nhiễm.
Nhiễm giun kim có thể không gây triệu chứng gì, vì vậy tất cả các thành viên trong gia đình đều cần được điều trị.
Một số người có thể quan tâm đến biện pháp tự nhiên tại nhà để trừ giun kim. Tuy có một số bài thuốc dân gian để tẩy giun kim, song có rất ít bằng chứng khoa học ủng hộ tác dụng của chúng.
Những người tin rằng mình bị nhiễm giun kim trước tiên nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế. Sau đó, họ có thể sử dụng các bài thuốc tại nhà dưới đây như một cách điều trị bổ sung.

Tỏi
Tỏi được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Một số người dùng tỏi như một phương thuốc bổ sung để điều trị nhiễm giun kim, giun móc và giun đũa.
Để sử dụng tỏi, có thể ăn sống hoặc dùng tỏi băm nhỏ cho vào các món ăn. Ngoài ra, có thể trộn tỏi băm nhỏ với mỡ từ dầu mỏ để tạo thành một loại hồ bôi áp dụng trực tiếp vào vùng hậu môn.
Tuy nhiên, điều quan trọng là không được bôi vào búi trĩ, vùng da bị tổn thương, hoặc da bị kích ứng.

Cà rốt
Cà rốt tươi giàu chất xơ, có thể giúp giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn.
Các nhà nghiên cứu không biết liệu cà rốt có trực tiếp chống lại giun kim hay không, nhưng nó có thể giúp đẩy giun kim ra khỏi ruột.
Trừ khi bị dị ứng với cà rốt, còn thì ăn cà rốt là một bài thuốc an toàn tại nhà. Tốt nhất là rửa cà rốt trước khi ăn để loại bỏ vi khuẩn và thuốc trừ sâu.

Hạt bí ngô
Hạt bí ngô chứa một hợp chất gọi là cucurbitacin. Các nghiên cứu rất sớm gợi ý rằng hợp chất này khiến hạt bí ngô có hiệu quả chống lại ký sinh trùng bên trong. Trong thực tế, Dược điển Mỹ đã liệt kê hạt bí ngô như một cách điều trị ký sinh trùng đường ruột trong những năm 1863-1936.
Có thể ăn hạt bí ngô hoặc trộn chúng với nước để tạo thành một loại hồ để ăn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng gần đây cho thấy hạt bí ngô có thể giúp loại bỏ giun kim.

Dầu dừa
Dầu dừa có một loạt ứng dụng khác nhau trong gia đình và sức khỏe. Nó là bài thuốc tại nhà phổ biến để tẩy giun kim, như nhiều người tin rằng bôi dầu dừa xung quanh vùng hậu môn có thể ngăn chặn giun cái đẻ trứng ở đó.
Một số người cũng uống một thìa cà phê dầu dừa nguyên chất mỗi sáng. Miễn là không bị dị ứng với dầu dừa, còn thì việc làm này là an toàn. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học cho thấy dầu dừa là một phương thuốc hiệu quả đối với giun kim.

Hạt đu đủ
Một nghiên cứu năm 2012 ở chuột đã chứng minh rằng hạt đu đủ có thể điều trị nhiễm giun kim. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào ở người cho thấy nó có hiệu quả. Để sử dụng phương pháp điều trị này, có thể ăn không hạt đu đủ hoặc ăn kèm với mật ong cho ngọt.
Cẩm Tú/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bệnh nhân nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường
Ghi nhận tại nhiều bệnh viện trong tỉnh, những ngày nghỉ lễ, số lượng bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu không biến động nhiều so với ngày thường. Số ca tai nạn giao thông nhập viện giảm so với cùng kỳ năm 2024. Các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân.

Rộ trào lưu uống nước cốt chanh liều cao “tiêu tan” bách bệnh
Sau những trào lưu vô căn cứ, thậm chí là nguy hại tới sức khỏe như thải độc bằng café, lọc máu ngừa đột quỵ, sinh con thuận theo tự nhiên, anti vaccine... Gần đây, trên mạng xã hội lại rộ lên trào lưu uống nước cốt chanh buổi sáng khi bụng đói để thải độc và chữa bệnh.

Kiểm tra thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
Nhằm phòng ngừa và phát hiện các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, các sản phẩm có nguy cơ không đảm bảo chất lượng, Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra đột xuất. Dự kiến đợt kiểm tra này kéo dài hết tháng 5.

Bộ Y tế yêu cầu tăng tốc tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi
Trước tình hình dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định về việc triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3.

Việt Nam: Mất cân bằng giới tính ở mức cao
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam vẫn còn tồn tại và kéo dài trong nhiều năm, vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái. Trong giai đoạn 2021-2024, tỉ số giới tính khi sinh ở nước ta ở mức 109,8 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2024, tỉ số này 110,7 bé trai/100 bé gái.

Khoảng 90% trẻ em Việt Nam có thể bị cận thị vào năm 2050
Theo cảnh báo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% - 90% trẻ em ở Châu Á, bao gồm Việt Nam, có thể bị cận thị vào năm 2050.

Ngân hàng máu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa đạt tiêu chuẩn EU-GMP
Ngân hàng máu thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vừa đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU – GMP (Thực hành sản xuất tốt theo quy chuẩn châu Âu). Việc đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế EU-GMP đánh dấu bước tiến mới trong lĩnh vực huyết học – truyền máu tại Thanh Hóa.

Các bệnh viện đảm bảo cấp cứu và điều trị dịp nghỉ lễ
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày. Trong những ngày nghỉ, các bệnh viện trong tỉnh vẫn thường trực 24/24 giờ ở tất cả các bộ phận, đảm bảo thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân kịp thời.

Sàng lọc, phát hiện sớm ung thư, nâng cao hiệu quả điều trị
Ung thư là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, số ca mắc mới và tử vong do ung thư không ngừng gia tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Song, một điểm sáng trong cuộc chiến chống ung thư chính là việc sàng lọc và phát hiện sớm có nhiều khả năng điều trị thành công cao hơn, giảm tỉ lệ tử vong, bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ người bệnh.

Tổ chức tốt cấp cứu, khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế các bộ, ngành về việc bảo đảm công tác khám chữa bệnh, cấp cứu tai nạn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.