ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Những y, bác sỹ lặng thầm bám dân, bám bản

Lang Chánh là huyện miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc phải thương yêu, phải săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu”, những năm qua, đội ngũ thầy thuốc trên địa bàn huyện Lang Chánh đã nỗ lực khắc phục khó khăn, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng đạo đức để hoàn thành trọng trách cao cả - chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Đặc biệt, những cán bộ, nhân viên y tế tuyến xã đã không quản ngại khó khăn vất vả, ngày đêm bám bản, bám dân, làm tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương.

13/03/2023 17:20

Trạm y tế  xã Tam Văn, huyện Lang Chánh, từ sáng sớm, nhiều người dân đến khám bệnh, lấy thuốc theo định kỳ. Không chỉ các bệnh nhân mắc các bệnh lý thông thường, nhiều người mắc các bệnh mãn tính cũng đến khám, điều trị bệnh. Cùng với việc khám bệnh, kê đơn, cấp thuốc, điều trị bệnh cho bệnh nhân, cán bộ, nhân viên y tế còn tận tình tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động phòng chống một số bệnh truyền nhiễm, bệnh mãn tính và cách sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe. Dù cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nhưng những cán bộ, nhân viên y tế nơi đây luôn không ngừng nỗ lực, rèn luyện, trau dồi y  đức, nâng cao trình độ chuyên môn, tận tâm, tận lực với người bệnh.

Những y, bác sỹ lặng thầm bám dân, bám bản - Ảnh 2.

Những y, bác sỹ lặng thầm bám dân, bám bản - Ảnh 3.

Bà Hà Thị Minh, Bản Lọng, xã Tam Văn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá

Bà Hà Thị Minh, Bản Lọng, xã Tam Văn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Tôi mắc nhiều bệnh nên tháng nào cũng phải đến trạm y tế khám. Cán bộ, nhân viên y tế ở đây tận tâm, nhiệt tình lắm. Khám bệnh, chăm sóc, phát thuốc rồi tư vấn cách phòng bệnh. Ai cũng ân cần. Hôm nào ốm nặng không đến trạm được còn có nhân viên y tế đến tận nhà. Biết ơn cán bộ, nhân viên y tế ở đây lắm. Mong cho Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ hơn cho trạm y tế."

Tam Văn là xã vùng cao của huyện Lang Chánh, địa bàn rộng, dân cư phân tán, có những bản cách trung tâm xã gần 10 km đường đồi núi. Đối với những bệnh nhân là người già neo đơn, người khuyết tật, trẻ nhỏ ở các bản làng xa, khó khăn trong việc đi lại, cán bộ, nhân viên y tế không quản ngại khó khăn, vất vả, đến tận hộ dân để khám bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh. Họ - những y bác sỹ vùng cao luôn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ: "Đừng có ngại khó, ngại khổ. Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch; phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ. Lương y phải như từ mẫu."

Những y, bác sỹ lặng thầm bám dân, bám bản - Ảnh 4.

Những y, bác sỹ lặng thầm bám dân, bám bản - Ảnh 5.

Bà Phạm Thị Tha, Bản Lọng, xã Tam Văn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá

Bà Phạm Thị Tha, Bản Lọng, xã Tam Văn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nhà xa, cháu nhỏ ốm, neo người nên không có ai đưa đi. May quá nhờ được người nhờ cán bộ y tế đến nhà kiểm tra. Ở trên này vất vả lắm, rất may y tế nhiệt tình, hỗ trợ bà con hết mức. Đồng bào trên này cảm ơn cán bộ y tế lắm."

Những y, bác sỹ lặng thầm bám dân, bám bản - Ảnh 6.

Bác sỹ Nguyễn Quang Linh, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tam Văn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá

Bác sỹ Nguyễn Quang Linh, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Tam Văn, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Điều kiện kinh tế bà con khó khăn lắm, nhiều bản làng xa xôi. Thấu hiếu vất vả của bà con nên chúng tôi luôn cố gắng hết sức để hỗ trợ bà con tốt nhất."

Năm 2002, y sỹ Cao Văn Công rời quê Hương Cẩm Thuỷ lên xã biên giới Yên Khương của huyện Lang Chánh công tác. Hơn 20 năm gắn bó với y tế vùng cao, ở nhiều vị trí, nhiệm vụ công tác, anh luôn khắc ghi lời dạy của Bác Hồ "thường xuyên học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ". Từ một y sỹ, anh đã nỗ lực học tập, phấn đấu trong công tác, đến nay đã trở thành bác sỹ, được điều động làm Trưởng Trạm Y tế xã Trí Nang. Trên cương vị mới, bác sĩ Cao Văn Công càng ý thức hơn về trách nhiệm của mình, luôn tận tâm, cần mẫn với công việc, phân công nhiệm vụ phù hợp với điều kiện, năng lực, trình độ chuyên môn của từng cán bộ y tế tại Trạm y tế. Đặc biệt, anh đã truyền nhiệt huyết, lòng yêu nghề đến với từng nhân viên y tế. Với sự năng động trong công tác quản lý, điều hành công việc của một trạm trưởng, một bí thư chi bộ, sự tận tình của một thầy thuốc, bác sỹ Công luôn gương mẫu trong công việc và xây dựng trạm y tế hoạt động nền nếp, hiệu quả, đưa Trạm Y tế xã Trí Nang trở thành một địa chỉ tin cậy trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, được Nhân dân địa phương tin yêu.

Những y, bác sỹ lặng thầm bám dân, bám bản - Ảnh 7.

Những y, bác sỹ lặng thầm bám dân, bám bản - Ảnh 8.

Bà Phạm Thị Thịnh, Bản En, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá

Bà Phạm Thị Thịnh, Bản En, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Tôi bị cao huyết áp, xương khớp, tháng nào cũng đi khám, lấy thuốc. Các y bác sỹ ở đây tốt lắm, chăm bệnh nhân, rất chu đáo, nhiệt tình."

Những y, bác sỹ lặng thầm bám dân, bám bản - Ảnh 9.

Bác sỹ Cao Văn Công, Trưởng Trạm Y tế xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá

Bác sỹ Cao Văn Công, Trưởng Trạm Y tế xã Trí Nang, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Cuộc sống khó khăn, công việc của cán bộ y tế trên này cũng vất vả lắm. Chúng tôi nhờ có tình yêu nghề, thương bà con dân bản mà cố gắng gắn bó."

Huyện Lang Chánh có 10 trạm y tế xã với tổng số 53 cán bộ, nhân viên y tế. Đây là mạng lưới y tế cơ sở trực tiếp gần người dân nhất, là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe cũng như sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật. Bằng sự tâm huyết, yêu nghề, quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ, các cán bộ, nhân viên y tế đã không ngừng nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, giúp cho chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng được cải thiện. Đến nay, 100% số trạm y tế xã trên địa bàn huyện Lang Chánh có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, cơ bản thực hiện được đầy đủ các danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; 100% xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sức khỏe Nhân dân và ngành y. Theo Bác, người thầy thuốc vừa phải có đức, vừa phải có tài. Vì vậy, đội ngũ thầy thuốc, về chuyên môn, cần thường xuyên "học tập nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ", nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; về chính trị, cần trau dồi tư tưởng và đạo đức "phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt, tận tâm, tận lực phục vụ Nhân dân". Thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ về công tác y tế, thời gian qua những cán bộ, nhân viên y tế của huyện Lang Chánh đã lấy những lời dạy của Bác làm cốt lõi tư tưởng trong mọi hoạt động, nỗ lực hết sức mình, thực hiện tốt việc bảo vệ chăm sóc sức khoẻ Nhân dân.

Những y, bác sỹ lặng thầm bám dân, bám bản - Ảnh 10.

Những y, bác sỹ lặng thầm bám dân, bám bản - Ảnh 11.

Bà Phạm Thị Oanh, Trưởng Ban Tuyên giáo huyện uỷ, Giám đốc Trung tâm chính trị huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá

Bà Phạm Thị Oanh, Trưởng Ban Tuyên giáo huyện uỷ, Giám đốc Trung tâm chính trị huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Việc học tập Bác Hồ đã lan toả rộng khắp trên địa bàn huyện Lang Chánh. Đặc biệt những cán bộ y tế tuyến xã đã thực hiện rất tốt. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu."

Cuộc sống của những cán bộ, nhân viên y tế vùng cao nhiều khó khăn, vất vả nhưng cũng không ít những niềm vui. Khó khăn lớn nhất là địa bàn rộng, dân cư phân bổ rải rác, đa số lại là đồng bào dân tộc thiểu số, hiểu biết về chăm sóc sức khỏe ở một số nơi còn hạn chế. Còn niềm vui lớn nhất đối với họ, đó là khi giúp được người bệnh hết cơn đau, giúp người ốm trở nên khỏe mạnh, giúp nền tảng sức khỏe của nhân dân được bảo vệ và tăng cường. Những nỗ lực âm thầm và cống hiến không biết mệt mỏi của các thầy thuốc bám dân, bám  bản đang góp phần giúp  khoảng cách y tế giữa các vùng miền được xích lại gần hơn.

Nguồn: Chuyên mục Học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025

Dự kiến cần 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị trong tháng 1/2025

09:41 , 18/01/2025

Thông tin từ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cho biết, tháng 1/2025, viện cần khoảng 50.000 đơn vị máu cho cấp cứu, điều trị trước, trong dịp Tết Nguyên đán.

Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025

Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025

09:37 , 18/01/2025

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025 trong bối cảnh nhiều quốc gia đã ghi nhận sự gia tăng các ca mắc cúm, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính.

Phòng bệnh tim mạch trong mùa lạnh

Phòng bệnh tim mạch trong mùa lạnh

18:08 , 17/01/2025

Miền Bắc đang chìm sâu trong khối khí lạnh, có nơi nhiệt độ xuống tới 4-5 độ C, xuất hiện băng giá. Thời tiết lạnh giá là yếu tố làm gia tăng các bệnh về tim mạch, nhất là ở những đối tượng là người cao tuổi, người mắc bệnh nền.

Tầm quan trọng của việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

Tầm quan trọng của việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ

08:32 , 17/01/2025

Tự kỷ là một rối loạn phát triển lan tỏa ở mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm từ khi trẻ còn nhỏ và diễn biến kéo dài. Để điều trị tự kỷ đạt hiệu quả cao, giúp trẻ có cơ hội phát triển và hòa nhập hơn, “chìa khóa” quan trọng nhất chính là can thiệp sớm.

Sở Y tế tỉnh Hủa Phăn tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

Sở Y tế tỉnh Hủa Phăn tham quan, trao đổi kinh nghiệm tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa

20:05 , 16/01/2025

Đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào vừa tới tham quan, làm việc với Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa.

Ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc và dẫn đầu về ca tử vong

Ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc và dẫn đầu về ca tử vong

09:08 , 15/01/2025

Theo thống kê của tổ chức ung thư toàn cầu Globocan, mỗi năm tại Việt Nam ghi nhận gần 25.000 ca mắc ung thư phổi mới và 22.500 ca tử vong. Tỉ lệ mắc ung thư phổi tại Việt Nam cao thứ hai, chỉ sau ung thư gan và là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư.

Phấn đấu tiếp nhận 1,85 triệu đơn vị máu trong năm 2025

Phấn đấu tiếp nhận 1,85 triệu đơn vị máu trong năm 2025

09:02 , 15/01/2025

Năm 2025, Ban Chỉ đạo Quốc gia hiến máu tình nguyện đặt mục tiêu phấn đấu tiếp nhận khoảng 1,85 triệu đơn vị máu.

Các cơ sở khám chữa bệnh ở Thanh Hóa chống rét cho bệnh nhân

Các cơ sở khám chữa bệnh ở Thanh Hóa chống rét cho bệnh nhân

09:20 , 14/01/2025

Thanh Hoá đang trong đợt rét đậm nhất từ đầu mùa đông đến nay. Để đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân, tránh những tác động tiêu cực do thời tiết, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét.

Thanh Hoá huy động nguồn máu phục vụ cấp cứu, điều trị bệnh dịp Tết

Thanh Hoá huy động nguồn máu phục vụ cấp cứu, điều trị bệnh dịp Tết

08:52 , 14/01/2025

Nhằm huy động đủ nguồn máu phục vụ công tác cấp cứu, điều trị bệnh nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày 12/1, Trung tâm huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nhân đạo thuộc Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội chữ thập đỏ tỉnh Ninh Bình tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện tại huyện Kim Sơn. Đây là lần đầu tiên hoạt động hiến máu tình nguyện được tổ chức ngoài tỉnh.

Năm 2024, Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả 142.985 tỷ đồng khám chữa bệnh

Năm 2024, Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả 142.985 tỷ đồng khám chữa bệnh

08:50 , 14/01/2025

Năm 2024, cả nước có 186,2 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế nội trú và ngoại trú, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Số tiền bảo hiểm y tế đề nghị thanh toán là trên 142.900 tỷ đồng, tăng 18.000 tỷ đồng .