Nỗ lực thực hiện chuyển đổi số cấp xã
Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa giao nhiệm vụ cho 132 xã, phường, thị trấn hoàn thành chuyển đổi số cấp xã theo Bộ Tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa. Các địa phương đang nỗ lực tập trung thực hiện trên 3 trụ cột là: xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Xã Nga Thái là một trong 5 đơn vị được UBND huyện Nga Sơn lựa chọn hoàn thành chuyển đổi số năm 2023. Để nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, xây dựng chính quyền số là một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà xã thực hiện. Bên cạnh việc đầu tư, nâng cấp hệ thống máy vi tính, đường truyền mạng phục vụ công việc, đội ngũ cán bộ, công chức cũng được tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng công nghệ, các phần mềm, ứng dụng trong công tác hành chính nhà nước. Đến nay, 100% cán bộ, công chức được cấp chữ ký số và sử dụng thường xuyên; 100% văn bản đi, đến được xử lý, luân chuyển theo đúng quy định, không còn tình trạng tồn đọng văn bản chưa được xử lý.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số năm 2022, xã Nga Liên, huyện Nga Sơn tiếp tục được Sở Thông tin truyền thông lựa chọn là 1 trong 5 xã thực hiện thí điểm mô hình "3 không": không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công, không dùng tiền mặt trong một số dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền.

Đến thời điểm nay, xã Nga Liên đã hoàn thành việc rà soát toàn bộ thông tin cá nhân của người dân trên địa bàn, trên cơ sở đó, chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan sẽ hỗ trợ người dân kích hoạt mã định danh điện tử mức 2, tạo lập tài khoản trên Cổng dịch vụ công, cấp chữ ký điện tử miễn phí và tạo mã QR code thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó tạo thuận lợi cho người dân thực hiện thủ tục hành chính 100% trên môi trường mạng, không cần di chuyển đến trụ sở UBND xã hoặc UBND huyện. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Nga Liên, huyện Nga Sơn cho biết xã đã xác định những khó khăn trước mắt và giao nhiệm vụ cho cán bộ từ thôn đến xã, bắt tay ngay vào việc thực hiện chuyển đổi số, đồng thời kêu gọi các đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ, sử dụng đội ngũ tình nguyện viên để hoàn thành mô hình thí điểm.
Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, các địa phương đang tập trung thực hiện tiêu chí xã hội số với các lĩnh vực trọng yếu gồm: y tế, giáo dục và an ninh trật tự. Trong đó, các trạm y tế xã, phường, thị trấn lĩnh vực y tế đã triển khai phần mềm khám chữa bệnh VNPT HIS song song với các phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe của người dân, phần mềm quản lý y tế cơ sở, từng bước số hóa dữ liệu cư dân. Thông qua các phần mềm này, các dữ liệu cá nhân, thông tin tiêm chủng, tiền sử bệnh tật, các chỉ số sinh trắc, cận lâm sàng của người dân được liên thông với cấp trên, tạo thuận lợi hơn cho công tác khám chữa bệnh.

Ngoài ra, các xã cũng đã triển khai hệ thống camera giám sát an ninh trật tự tại các tuyến giao thông trục chính, kịp thời phát hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật và tai nạn giao thông trên địa bàn. Ông Nguyễn Trọng Hiếu, Chủ tịch UBND Thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh cho biết thị trấn đã đầu tư 58 mắt camera giám sát và mô hình camera với an ninh trật tự, nhưng với phạm vi địa bàn rộng, trong thời gian tới, thị trấn sẽ đầu tư nhiều hơn nữa hệ thống camera an ninh, đảm bảo khép kín hệ thống.
Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số cấp xã cũng đã cho thấy một số khó khăn, đặc biệt là trong xây dựng kinh tế số. Điểm mấu chốt để xây dựng thành công nền kinh tế số là thương mại điện tử và nền tảng thanh toán điện tử. Nhưng ở khu vực nông thôn, việc triển khai cả 2 nội dung này đều còn rất hạn chế. Người dân không có thói quen thanh toán trực tuyến và chưa sẵn sàng thay đổi phương thức mua bán hàng từ truyền thống sang môi trường mạng.

Do đó các địa phương đang tiếp tục tăng cường các giải pháp tuyên truyền để người dân hiểu rõ lợi ích của chuyển đổi số, thiết lập thói quen giao dịch online và sử dụng thiết bị thông minh, máy tính như một công cụ thiết yếu, phục vụ trực tiếp cho đời sống. Cùng với đó, quan tâm đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin cho các xã theo lộ trình ứng dụng và thực hiện chuyển đổi số, nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp. Qua đó, góp phần đẩy nhanh, mạnh, hiệu quả hoạt động chuyển đổi số cấp xã, bắt kịp với xu thế chuyển đổi số chung.
Ông Mai Như Đồng, Phó chủ tịch UBND huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chuyển đổi số cấp xã, phường là cách tiếp cận gần dân nhất, để mang lại những lợi ích thiết thực cho người dân. Việc nỗ lực hoàn thành chuyển đổi số tại 132 phường xã trong năm 2023 sẽ là cơ sở quan trọng để Thanh Hóa phấn đấu sẽ có 6 huyện, thị xã, thành phố trở lên và 300 xã, phường, thị trấn trở lên hoàn thành chuyển đổi số theo Bộ tiêu chí đánh giá chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2022 - 2025.

Giải pháp phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ năm 2023
Chiều ngày 1/12, Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học "Giải pháp phát triển Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ năm 2023".

Tổng kết công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện khu vực VI
Chiều ngày 29/11, Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực VI phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phối hợp quản lý tần số vô tuyến điện năm 2023 trên địa bàn các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình. Tham dự hội nghị có lãnh đạo Cục Tần số vô tuyến điện và Sở Thông tin và truyền thông các tỉnh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số tại cơ sở
Nhân lực số là yếu tố quan trọng để triển khai công tác chuyển đổi số tại cơ sở. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là các địa phương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số nhưng không được phát sinh nhân lực dành riêng cho công tác này. Do vậy, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hiện có và bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho tổ công nghệ số cộng đồng là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, bền vững tại mỗi địa phương.

Phát triển mô hình chợ thông minh
Thời gian qua, các Ban quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực khai thác, vận hành và kinh doanh, tạo điều kiện cho tiểu thương và người tiêu dùng tiếp cận các phương thức thanh toán hiện đại, đảm bảo an toàn, góp phần xây dựng văn minh thương mại.

Ngành Thuế Thanh Hoá cải cách hành chính
Việc tập trung thực hiện có hiệu quả cải cách hành chính tại Cục thuế Thanh Hoá đã tạo thuận lợi cho người nộp thuế, góp phần thực hiện có hiệu quả các giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Ứng dụng công nghệ số trong khám, chữa bệnh
Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác chuyển đổi số, ngành y tế tỉnh Thanh Hóa đã tích cực tham gia, chỉ đạo hệ thống y tế triển khai các hoạt động chuyển đổi số trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số tại cơ sở
Nhân lực số là yếu tố quan trọng để triển khai công tác chuyển đổi số tại cơ sở. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là các địa phương thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số nhưng không được phát sinh nhân lực dành riêng cho công tác này. Do vậy, việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hiện có và bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cho tổ công nghệ số cộng đồng là giải pháp quan trọng để thực hiện chuyển đổi số hiệu quả.

Chuyển đổi số trong thư viện để bạn đọc tiếp cận gần hơn với nguồn tài nguyên thông tin
Trong bối cảnh hiện nay, khi công nghệ thông tin phát triển, tài nguyên thông tin gia tăng nhanh chóng, đa dạng và yêu cầu của người sử dụng có nhiều thay đổi đã tác động đến cách thức triển khai hoạt động của các thư viện. Chuyển đổi số trở thành động lực lớn nhất tạo ra sự phát triển đột phá trong hoạt động của thư viện, trở thành xu hướng phát triển tất yếu của lĩnh vực thư viện hiện nay.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử
Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và thực hiện thành công Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng chính quyền điện tử
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số là mục tiêu quan trọng mà tỉnh Thanh Hóa hướng tới khi ban hành Nghị quyết số 06 về “Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Thực hiện mục tiêu này, các cấp, ngành địa phương trong tỉnh đang tập trung nhiều giải pháp đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, xem đây là khâu chiến lược, tạo đột phá cải cách thủ tục hành chính, hướng tới xây dựng chính quyền số.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.