Nơi hội ngộ của những người yêu chèo
Trong không khí cởi mở, thân tình, ấm áp, gần gũi, chương trình giao lưu “Những người yêu nghệ thuật chèo toàn quốc” lần thứ 9 - năm 2024 đã khép lại vào cuối tuần qua. Dẫu chỉ là một sân chơi không chuyên thế nhưng suốt 9 năm qua đã có hàng nghìn người yêu chèo không quản ngại đường xá xa xôi về tề tựu để được giao lưu, biểu diễn trên sân khấu và thỏa mãn niềm đam mê. Điều đó như một minh chứng cho thấy bộ môn nghệ thuật truyền thống này vẫn có sức sống bền bỉ, mãnh liệt trong đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân.
Có lẽ phải đam mê hát chèo lắm thì ông Hồ Sĩ Xoan và các thành viên của câu lạc bộ dân ca - chèo Tây Nguyên, huyện Ea Kar mới lặn lội từ Đăk Lăk xa xôi ra tận Thanh Hóa để tham gia chương trình.

Tương tự như câu lạc bộ của ông Xoan, rất nhiều đơn vị từ các tỉnh thành phía nam như: Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh… cũng có mặt từ rất sớm. Bởi với họ dẫu có phải đi xa đến mấy mà được giao lưu, gặp gỡ bạn yêu hát chèo ở khắp các câu lạc bộ trong cả nước cũng đã thỏa lòng.

Ông Hồ Sĩ Xoan, Câu lạc bộ dân ca - chèo Tây Nguyên huyện Ea Kar
Ông Hồ Sĩ Xoan, Câu lạc bộ dân ca - chèo Tây Nguyên huyện Ea Kar chia sẻ: "Các lần trước, chúng tôi cũng có ra Hải phòng, Quảng Ninh và các địa phương khác để giao lưu, hôm nay về với giao lưu Thanh Hóa có viết bài chèo".
Chương trình giao lưu "Những người yêu nghệ thuật chèo toàn quốc" lần thứ 9 - năm 2024 diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 đến 14/7. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa, nhằm khơi dậy tình yêu, niềm đam mê dân ca và chèo trong mỗi khán, thính giả. Đặc biệt, giao lưu lần này được tổ chức đúng dịp liên hoan phát thanh toàn quốc đang diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa nên càng làm tăng thêm sức lan tỏa.
Trong ba ngày diễn ra chương trình, trường quay của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa luôn rộn ràng lời ca, tiếng hát.

Hơn 500 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên chuyên và không chuyên từ 20 tỉnh, thành phố trong cả nước đã đem đến chương trình nhiều tiết mục đặc sắc, tiêu biểu cho các chiếu chèo nổi tiếng. Những trích đoạn chèo cổ, những tiết mục chèo dàn dựng mới mang đậm hơi thở cuộc sống đương đại đã đem đến một không gian đầy nghệ thuật cho công chúng xứ Thanh. Ấn tượng hơn cả là tình yêu với chèo của những diễn viên không chuyên, họ có thể là người nông dân chân lấm tay bùn, những cán bộ nhân viên trong các cơ quan, doanh nghiệp, các em học sinh... Khi về đây, tất cả đều nhập vai, cùng đắm say với những làn điệu chèo.

Bà Nguyễn Thị Tuyết, Đoàn nghệ thuật không chuyên tỉnh Hải Dương chia sẻ: "Tôi thấy rất vui, đây là sân chơi tạo điều kiện cho những người yêu chèo giao lưu và cũng là sân chơi cho thế hệ trẻ giữ gìn dòng nhạc truyền thống này".
Vốn là loại hình nghệ thuật truyền thống được phát triển và yêu thích tại các tỉnh miền Bắc và Bắc miền Trung, sau này chèo đã theo chân những người đi thoát ly, xây dựng vùng kinh tế mới vào phát triển ở các tỉnh phía Nam. Và dẫu đời sống còn nhiều khó khăn vất vả thế nhưng tình yêu dành cho chèo vẫn chẳng bao giờ vơi. Chẳng thế mà cứ nghe tiếng trống chèo là dẫu ở xa bao nhiêu, người ta vẫn tìm về.

Nghệ thuật hát chèo ra đời từ cuộc sống của những người dân lao động và quay lại phục vụ chính họ. Với hình thức kể chuyện bằng sân khấu, lấy sân khấu và diễn viên làm phương tiện giao lưu với công chúng, chèo không chỉ xuất hiện trong những dịp lễ, Tết hay hội hè, đình đám mà trong cả những sinh hoạt dân dã của người dân. Những năm 60, 70 của thế kỷ trước, được coi là thời kỳ hưng thịnh của loại hình nghệ thuật này. Không chỉ ở các sân khấu dân gian mà ngay ở các sân khấu lớn lúc nào cũng chật kín chỗ ngồi mỗi khi có diễn chèo.
Giờ đây, chèo không còn ở thời kỳ đỉnh cao. Không ít người còn cho rằng: chèo và các loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần bị mai một, nhưng những gì đang diễn ra tại chương trình giao lưu này lại cho thấy rằng: Chèo có thể không còn phát triển rực rỡ nhưng vẫn có sức sống mạnh mẽ và sâu đằm, len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống thường nhật. Càng ngày càng có nhiều người đam mê hơn, có đoàn đã bỏ hàng chục triệu đồng để tập tiết mục, thậm chí bỏ công, bỏ việc để tham gia tập rồi đến với Liên hoan. Không vì đam mê với nghệ thuật chèo thì không thể làm được những điều như thế.

Bà Lã Thị Minh Cải, Đoàn nghệ thuật không chuyên tỉnh Cần Thơ
Bà Lã Thị Minh Cải, Đoàn nghệ thuật không chuyên tỉnh Cần Thơ chia sẻ: "Khi đến đây, đoàn tập luyện suốt mấy tháng trời, tuy vất vả nhưng ai cũng nhiệt tình, trách nhiệm. Hôm nay, đến liên hoan ai cũng rất vui mừng, háo hức".
Bà Nguyễn Thị Tuyết, Đoàn nghệ thuật không chuyên tỉnh Hải Dương cũng chia sẻ: "Tôi thấy rất vui, đây là sân chơi tạo điều kiện cho những người yêu chèo giao lưu và cũng là sân chơi cho thế hệ trẻ giữ gìn dòng nhạc truyền thống này".
Dẫu đời bãi bể nương dâu/ Duyên chèo kết nối nên câu nghĩa tình. Dẫu hội chèo đã khép lại thế nhưng những hình ảnh như thế này sẽ thì vẫn đọng lại trong lòng người yêu chèo trên khắp cả nước. Để những mùa sau nữa, dù có ở đâu thì những người yêu chèo vẫn tìm về hội tụ với nhau.

Và những chương trình như thế này không chỉ đơn thuần là một cuộc giao lưu, gặp gỡ mà còn là dịp để các nghệ nhân, nghệ sỹ không chuyên thể hiện niềm tin yêu đối với nghệ thuật chèo, truyền tải những giá trị văn hóa sâu sắc của bộ môn nghệ thuật truyền thống này tới đông đảo khán thính giả, góp phần bảo lưu, gìn giữ và quảng bá một nét đẹp văn hóa của dân tộc.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.