Nơi kết nối những tâm hồn đồng điệu
Được biết đến như mái nhà chung của những tâm hồn yêu thơ và coi thơ là “thú chơi” thanh cao, tao nhã, Chi hội thơ Đường luật thành phố Thanh Hóa đã trải qua chặng đường gần 15 năm xây dựng và phát triển. Không chỉ là nơi gắn kết những tâm hồn thơ đồng điệu, bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thông qua các sáng tác của hội viên, chi hội đã góp phần quảng bá, lan tỏa hình ảnh đẹp về đất và người quê Thanh đến đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh và cả nước.
Định kỳ mỗi tháng một lần, các hội viên chi hội thơ đường luật thành phố Thanh Hóa lại tề tựu tại Khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh để gặp gỡ, giao lưu và chia sẻ với nhau những vần thơ tâm đắc.
Được thành lập năm 2008, chi hội thơ đường luật thành phố Thanh Hóa hiện là một trong những chi hội lớn trực thuộc Hội thơ đường luật tỉnh Thanh Hóa với hơn 50 hội viên, chủ yếu là những người trung và cao tuổi. "Cứ tưởng rằng xa lại hóa gần/ Môi cười, mắt nói lạ thành thân/ Tình thơ muội kết ngời câu chữ/ Nghĩa phú huynh trao đẹp ý vần".

Những con người tưởng chừng như xa lạ ở nhiều ngành nghề khác nhau, thế nhưng họ đều có một điểm chung là tình yêu dành cho thơ ca, nghệ thuật, đặc biệt là thơ Đường. Và chỉ cần có thế là đủ để những tâm hồn đồng điệu ấy xích lại gần nhau.
Với mỗi hội viên trong chi hội, những buổi sinh hoạt như thế này luôn có một ý nghĩa thật đặc biệt. Bởi đó chính là lúc để mọi người "khoe" những đứa con tinh thần mà mình đã ấp ủ suốt thời gian qua. Với họ, làm thơ không phải là điều gì đó quá cao siêu mà là sự giãi bày, gửi gắm tình yêu người, yêu đời và mong thông qua những vần, những chữ có thể hòa nhịp yêu thương cùng dòng chảy cuộc sống hôm nay.



Làm thơ xuất phát từ tâm! Nhiều khi chỉ cần nghe bâng quơ một câu nói hay, gặp một câu chuyện thú vị hay ấn tượng trước một khoảnh khắc thường nhật là tự nhiên trong đầu nảy sinh ra ý thơ. Chẳng thế mà có những bài thơ được viết chỉn chu trong từng trang sổ, có người lại vội vàng ghi lại mạch cảm xúc vào tờ giấy hay chiếc điện thoại như sợ tâm tư ấy vội tuột đi mất.
Thơ Đường vốn khắt khe về niêm luật thế nên có những bài thơ rất hay, gieo vần đúng niêm luật, câu, từ độc đáo như thi sĩ chuyên nghiệp, cũng có những bài thơ có nội dung, ý nghĩa nhưng câu cú đôi chỗ còn chưa "suông", chưa "chặt".
Có người thì đọc 1, 2 có người say sưa 3, 4 bài liên tục, có người lại tranh thủ sửa lại để những vần thơ được chỉn chu hơn.
Bà Nguyễn Thị Nhường, Hội viên Chi hội thơ Đường luật Thành phố Thanh Hóa
Nhằm đưa hoạt động của của chi hội đi vào nề nếp, đồng thời tạo môi trường thuận lợi để các hội viên trải nghiệm, nắm bắt sự vận động của cuộc sống và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo, bên cạnh các buổi sinh hoạt định kỳ, hàng quý, hàng năm, chi hội cũng thường xuyên tổ chức những buổi dã ngoại, đi thực tế sáng tác.

Có dịp đồng hành cùng các hội viên chi hội thơ Đường thành phố Thanh Hóa trong một chuyến đi thực tế tại Bá Thước, được thả bước chân trên các nẻo đường quê Thanh, chúng tôi như được hòa mình vào thiên nhiên cỏ cây hoa lá, được lắng lòng với biết bao câu chuyện, cảm xúc...
Không chỉ là nơi giao lưu, học hỏi về sáng tác thơ; góp phần xây dựng đời sống văn hóa mới theo hướng giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chi hội còn là nơi để các thành viên chia sẻ với nhau những câu chuyện buồn vui, động viên, khuyến khích nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
Nhìn các hội viên say sưa với những điệu nhạc, tiếng hát, câu thơ mới hiểu hơn sức mạnh của thi ca. Thơ xưa nay vẫn vậy, luôn có sức kết nối mạnh mẽ và làm tâm hồn ta trẻ lại.
Bà Lê Thị Hòa, Phó chủ tịch chi hội thơ Đường luật thành phố Thanh Hóa
Với các hoạt động sáng tác sôi nổi, chi hội thơ Đường luật thành phố Thanh Hóa đã có nhiều tác phẩm chất lượng. Mới đây nhất, chi hội đã để lại dấu ấn trong lòng độc giả khi cho ra mắt tập thơ "Thành phố tôi yêu".

Đúng như tên gọi, các tác phẩm được giới thiệu trong tập thơ đều là tình cảm của những người con xứ Thanh với mảnh đất quê hương mình. Ở đó người đọc cảm nhận được một xứ Thanh oai hùng, kiêu hãnh trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, một vùng non nước hữu tình, lung linh sắc màu huyền thoại đang phát triển đổi mới từng ngày, từng giờ.
Có thể thấy, dù độ tuổi, hoàn cảnh mỗi người một khác, thế nhưng các hội viên trong chi hội thơ đường thành phố Thanh Hóa vẫn luôn tìm thấy sự gần gũi, đồng cảm. Đó là sự đồng cảm thông qua những bài thơ viết tặng con cháu vào những dịp kỷ niệm, sinh nhật, ngày cưới, hay những xúc cảm trước cảnh sắc quê hương, đất nước trên lộ trình đổi mới, hội nhập, phát triển.
Dẫu cuộc sống vẫn còn đó những bộn bề thế nhưng từ nơi đây những vần thơ sẽ tiếp tục ngân lên. Không chỉ làm đẹp cho mình, cho đời mà còn mang ý nghĩa sống lạc quan tích cực như mùa xuân mãi xanh tươi.

Rừng Thông - Nơi in dấu chân Bác Hồ
Ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. 78 năm đã trôi qua, tình cảm, sự quan tâm và những lời chỉ dạy ân cần của Bác vẫn để lại dấu ấn sâu đậm, trở thành nguồn động lực mạnh mẽ để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phấn đấu, nỗ lực, đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

Những cánh tay nối dài
Hòa trong dòng chảy của báo chí cách mạng, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh đã đi qua chặng đường 31 năm đầy tự hào, được đông đảo bạn đọc trong - ngoài tỉnh yêu mến và đánh giá cao, thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ của một tờ báo địa phương. Để có được tờ tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh dày dặn về nội dung, đổi mới về chất lượng và hình thức như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của Ban biên tập, còn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên gồm những cây viết trong Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, những người yêu văn học nghệ thuật trong tỉnh và cả các nhà văn, nhà thơ, nhà báo… từ mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài.

Không gian xanh yên bình
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.