Bản sắc dân tộc
Quan Hóa: Huy động gần 247 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Từ năm 2021 đến tháng 4 năm 2024, huyện Quan Hoa, tỉnh Thanh Hóa đã huy động gần 247 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới.
Di sản văn hóa phi vật thể: Gìn giữ để phát triển
Xứ Thanh - vùng đất "địa linh nhân kiệt", nơi tinh hoa văn hóa ngàn năm hội tụ vẫn luôn vinh dự và tự hào là "cái nôi" của nhiều lễ hội, trò chơi, trò diễn tiêu biểu, độc đáo mang đậm sắc thái riêng khác của văn hóa xứ Thanh. Trải qua thăng trầm của thời gian, lịch sử, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đã và đang được các cấp chính quyền, người dân địa phương khôi phục, bảo tồn, giữ gìn và trao truyền để “vươn mình” ra khỏi không gian sinh hoạt cộng đồng và giới hạn địa lý, trở thành những di sản văn hóa. Và, càng vinh dự hơn khi trở thành di sản văn hóa quốc gia.
Bá Thước gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Huyện Bá Thước là nơi sinh sống lâu đời của bà con các dân tộc Thái, Mường. Bởi vậy, đây cũng là địa phương có nền văn hóa phát triển đa dạng. Theo số liệu thống kê, hiện nay, Bá Thước có 55 di tích có yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo, di chỉ khảo cổ học, di tích tôn vinh công đức của các bậc tiền nhân, các danh nhân có công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước… Ngoài ra, cộng đồng người Thái, Mường còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa, thông qua những đặc trưng về trang phục, nhà ở, cách ứng xử, giao tiếp hay các lễ tục truyền thống...
Hoạt động trải nghiệm "Ngày tết quê em"
Với mong muốn tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp học sinh phát huy sáng tạo, tinh thần đoàn kết, thêm hiểu biết về ngày Tết cổ truyền của dân tộc, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Kỹ thuật tổng hợp tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm với chủ đề "Ngày tết quê em".
Phiên chợ hạnh phúc
Vào mỗi cuối tuần, nhiều người ở thành phố Thanh Hoá lại đưa con đến tham gia phiên chợ hạnh phúc để tham quan và trải nghiệm mua sắm những điều tốt đẹp và hạnh phúc. Hoà mình vào không gian phiên chợ, với các gian hàng đa dạng thân thiện, các hoạt động trải nghiệm nghệ thuật, gặp gỡ các ca sĩ, nghệ sĩ, hot tiktoker, được cùng nhau tham gia thử thách… để gắn kết các thành viên trong gia đình thêm bền chặt hơn
Thăm vùng đất cổ Mường Xia
Mường Xia (tên gọi cũ là mường Chu Sàn) thuộc xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, xưa vốn là một vùng đất rộng lớn, từ xã Điền Trung, huyện Bá Thước, đến xã Hiền Kiệt, huyện Quan Hóa, cho đến tận xã Tén Tằn của huyện Mường Lát ngày nay. Đất đai trù phú, con người hiền hoà, nhân hậu, đã tạo nên một vùng đất rộng lớn, yên bình nơi biên cương. Đây cũng là nơi “sơn thủy hữu tình”, với những tên núi, tên sông, như: núi Pha Dùa, núi Lá Hoa, động Bo Cúng, Đền thờ Tướng quân Tư mã Hai Đào… Và nơi đây còn có cả câu chuyện tình yêu thấm đẫm nước mắt của đôi trai gái thủa xưa, tạo nên một huyền tích nơi biên cương xứ Thanh.
Thanh Hoá nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX: Nhiều chỉ tiêu về văn hóa – giáo dục – y tế vượt kế hoạch nhiệm kỳ 2020 - 2025
Từ năm 2020 đến nay, các lĩnh vực văn hóa – giáo dục – y tế của Thanh Hóa tiếp tục có nhiều khởi sắc. Nhiều chỉ tiêu quan trọng trên các lĩnh vực này đã đạt và vượt kế hoạch cả nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX quyết nghị.
Lan tỏa bản sắc văn hóa Thái từ du lịch cộng đồng ở bản Bút
Sản phẩm du lịch cộng đồng ngày càng khẳng định được sức hút đối với du khách trong nước và quốc tế. Để loại hình du lịch này phát triển, huyện Quan Hóa đã chú trọng phát huy vai trò của cộng đồng dân cư tại các thôn bản. Với những yếu tố như cảnh quan thiên nhiên đẹp, sự phong phú, đa dạng, nét riêng có trong văn hóa truyền thống bản địa, những năm gần đây, du lịch cộng đồng huyện Quan Hóa đã và đang có những tín hiệu vui. Đặc biệt là ở những bản làng dân tộc Thái, nơi có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa, loại hình du lịch cộng đồng đang là xu thế mới trong phát triển kinh tế. Bản Bút, xã Nam Xuân là một trong những điểm đến lý thú trên địa bàn huyện Quan Hóa, ngày càng được nhiều du khách quan tâm.
Những nét mới trong lễ hội truyền thống vùng cao
Miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa là nơi sinh sống của gần 1 triệu người, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mường, Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Dao… Mỗi dân tộc có những nét văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán khác nhau. Mỗi dân tộc, hoặc một nhóm cộng đồng các dân tộc cũng có những lễ hội truyền thống đặc trưng. Trong quá trình phát triển, nhiều lễ hội truyền thống ở miền núi Thanh Hóa đã và đang có sự tiếp nhận, biến đổi, kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và đương đại để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương, theo định hướng của Đảng và Nhà nước ta về phát triển văn hóa, con người thời kỳ hội nhập, phát triển.
Nơi kết nối những tâm hồn đồng điệu
Được biết đến như mái nhà chung của những tâm hồn yêu thơ và coi thơ là “thú chơi” thanh cao, tao nhã, Chi hội thơ Đường luật thành phố Thanh Hóa đã trải qua chặng đường gần 15 năm xây dựng và phát triển. Không chỉ là nơi gắn kết những tâm hồn thơ đồng điệu, bằng nhiều hoạt động ý nghĩa, thông qua các sáng tác của hội viên, chi hội đã góp phần quảng bá, lan tỏa hình ảnh đẹp về đất và người quê Thanh đến đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh và cả nước.
Nhân lên sức mạnh đại đoàn kết từ mỗi khu dân cư
Kỷ niệm 92 năm thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam – Ngày truyền thống của Mặt trận tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2022), những ngày này, các khu dân cư trên địa bàn tỉnh đang rộn ràng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Với nhiều hoạt động phong phú, thiết thực, ngày hội là dịp để bà con gặp gỡ giao lưu, tạo nên “chất keo” gắn kết cộng đồng dân cư, nhân lên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ký sự Nhất nghệ tinh- Sống mãi nghề đúc đồng truyền thống
Cách thành phố Thanh Hóa chừng 13 km về phía Tây, làng Chè hay còn gọi là làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa từ lâu đã nổi tiếng với nghề đúc đồng truyền thống. Trải qua biết bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, nghề đúc đồng làng Trà Đông vẫn giữ còn được nét độc đáo, đặc trưng. Bằng bàn tay lao động, sự sáng tạo không ngừng, các thế hệ người dân trong làng đã thắp lên sức sống mãnh liệt cho một nghề đã đồng hành cùng lịch sử đất nước hàng nghìn năm.