Longform
img

Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hóa, phụ cận vùng kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ, Nông Cống có những tiềm năng, lợi thế riêng khó có vùng đất nào có được. Nông Cống đang đứng trước thời cơ rất lớn để khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về Nông Cống, đi dọc bờ đê sông Yên có thể thấy ngút ngàn màu xanh của cói. Nhắc đến cói ở Thanh Hóa, nhiều người nghĩ ngay đến huyện Nga Sơn nổi tiếng với làng nghề làm chiếu cói truyền thống. Nhưng Nông Cống lại chính là một trong những vựa cói lớn nhất miền Bắc. Cói ở Nông Cống sau khi thu hoạch sẽ được cung cấp cho các cơ sở dệt chiếu và sản phẩm thủ công ở Nga Sơn hoặc tỉnh Thái Bình.

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC- Ảnh 1.

Trồng và sản xuất, chế biến sản phẩm cây cói là một trong những lợi thế, đang tạo ra hiệu quả kinh tế ở một số xã của huyện Nông Cống. Ngành nghề này đã gắn bó lâu đời và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân vùng sản xuất.

Tấm chiếu gắn biết bao kỷ niệm của mỗi con người từ khi lọt lòng mẹ và đi theo suốt cả cuộc đời. Chẳng thế mà ca dao xưa có câu:

"Sáng trăng trải chiếu hai hàng

    Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ"

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC- Ảnh 2.

Những tấm chiếu với đa dạng mẫu mã được bà con nông dân các vùng trồng cói dệt thành phục vụ người tiêu dùng. Nhưng để dệt nên một tấm chiếu cói quả là một quá trình lao động đầy sáng tạo và rất đỗi vất vả của người trồng cói, đòi hỏi người thợ phải cẩn thận, chăm chút trong từng khâu.

Về Nông Cống, đi dọc bờ đê sông Yên có thể thấy ngút ngàn màu xanh của cói. Cói chỉ cần trồng một lần sau 10 -15 năm mới trồng lại. Mỗi năm có hai vụ chu kỳ mọc lại cây từ gốc cũ. Vụ chiêm thu hoạch từ tháng 5 và vụ mùa khoảng từ cuối tháng 9 âm lịch. Ruộng cói sau khi thu hoạch khoảng 20 ngày bắt đầu bón phân và chăm sóc, cây phát triển trở lại để thu hoạch sau 3 tháng tiếp theo. Cói sau khi cắt được chẻ ngay trên ruộng, phơi khô và cung cấp cho các cơ sở sản xuất chiếu khắp nơi.

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC- Ảnh 3.

Nông Cống trước đây ngoài diện tích trồng lúa nước còn lại là trồng cói, người dân còn có nghề dệt chiếu từ nguyên liệu địa phương nhưng do thu nhập thấp nên nhiều người bỏ quê lên thành phố mưu sinh, nhiều gia đình chỉ còn phụ nữ và người già ở lại, nghề dệt chiếu cói mai một dần. Tuy nhiên, nhân dân trong vùng vẫn chăm chỉ, gắn bó với cánh đồng cói. Các xã có diện tích cói khá lớn ở Nông Cống như Trường Giang, Trường Trung, Tế Nông, Tượng Văn, Minh Khôi…

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC- Ảnh 4.

Nhắc đến cói ở Thanh Hóa, nhiều người nghĩ đến huyện Nga Sơn, nổi tiếng với làng nghề làm chiếu cói truyền thống. Nhưng Nông Cống lại chính là một trong những vựa cói lớn nhất miền Bắc. Cói ở Nông Cống sau khi thu hoạch sẽ được cung cấp cho các cơ sở dệt chiếu và sản phẩm thủ công ở Nga Sơn hoặc tỉnh Thái Bình.

Thành công ngày hôm nay phải kể đến sự kiên trì trong chỉ đạo giữ vùng cói của huyện. Mặc dù giá cói có lúc bấp bênh, chính quyền địa phương và người dân vẫn kiên quyết giữ lại diện tích cói. Với mục tiêu phát triển cây công nghiệp ngắn ngày tại địa phương để thu hút lao động, gắn kết với các cơ sở chế biến, tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật mới nhằm tháo gỡ những khó khăn, tăng hiệu quả kinh tế cho bà con.

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC- Ảnh 5.

Xứ Thanh nổi tiếng bởi du lịch sông, núi và biển như Biển Sầm Sơn, suối cá Cẩm Thuỷ, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông... Góp phần làm phong phú bức tranh du lịch xứ Thanh, hồ Yên Mỹ (Nông Cống) đang là địa danh mới được nhiều du khách quan tâm, tìm kiếm. Và có đến với hồ Yên Mỹ, trực tiếp cảm nhận không gian tuyệt vời này, mới thấy được vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây.

Hồ Yên Mỹ là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất của tỉnh Thanh Hoá với diện tích khoảng 2.800 ha đi qua các huyện Nông Cống, Như Thanh và thị xã Nghi Sơn. Cách ngã ba Yên Mỹ khoảng 1 km, cách Vườn quốc gia Bến En khoảng 20 km, Hồ Yên Mỹ nằm giữa lòng xã Yên Mỹ (huyện Nông Cống), xã Thanh Tân, Thanh Kỳ (Như Thanh) và xã Phú Sơn (thị xã Nghi Sơn).

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC- Ảnh 6.
NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC- Ảnh 7.

Những vòng xoay liên tục của cuộc sống bận rộn và áp lực công việc khiến chúng ta không tránh khỏi những căng thẳng, âu lo. Nếu có những nhịp dừng tạm thời, ta hãy cho mình cơ hội về lại với thiên nhiên, được hít thở bầu không khí trong lành và cảm nhận được sự tĩnh lặng từ bên trong tâm hồn. Với khí hậu trong lành, tươi mát, yên tĩnh, nơi con người được hòa mình vào thiên nhiên, hồ Yên Mỹ đang trở thành một trong những địa điểm thu hút khách du lịch, là địa điểm check-in không thể bỏ qua đối với những du khách đam mê hoạt động dã ngoại trải nghiệm.

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC- Ảnh 8.

Vùng hồ Yên Mỹ với kiểu địa hình bán sơn địa, đang được các cấp lãnh đạo quan tâm mở rộng giao thông để tiến tới phát triển du lịch.

Theo các chuyên gia khảo sát đánh giá, vùng hồ Yên Mỹ được bao bọc bên trong của hệ thống núi dốc cao ở phía Đông, Tây và Nam, được đón một lượng gió mát Đông Nam qua khe núi khu vực Phú Sơn vào mùa hè và hạn chế được một phần gió lạnh Đông Bắc vào mùa Đông, khí hậu tương đối đặc biệt, mát lành vào mùa nóng.

Vùng hồ Yên Mỹ có địa thế khá cao, được bao bọc bởi các dãy núi chạy dài, tạo nên địa hình bán sơn địa, phù hợp với phát triển du lịch leo núi. Cùng với đó, hồ Yên Mỹ có các sản vật ngon như cá, chạch, ốc, rau đắng, dê núi...

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC- Ảnh 9.

Từ những lợi thế, tiềm năng riêng có cùng tính kết nối, tầm nhìn chiến lược của tỉnh, các dự án lớn cũng đã và đang được các nhà đầu tư lớn triển khai đầu tư tại khu vực Yên Mỹ.

Trong định hướng quy hoạch chung đô thị Yên Mỹ, huyện Nông Cống đến năm 2025, tầm nhìn sau năm 2025, không gian kiến trúc cảnh quan vùng hồ Yên Mỹ bao gồm 8 xã ven hồ thuộc huyện: Nông Cống, Như Thanh và Thị xã Nghi Sơn, có tổng diện tích nghiên cứu khoảng 12.282,23 ha. Trong đó, quy hoạch Đô thị Yên Mỹ nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của cả huyện Nông Cống và các vùng lân cận, dựa trên cơ sở khai thác, phát huy các yếu tố sẵn có về nội lực của địa phương có sự tác động của các yếu tố ngoại lực. Các yếu tố nội lực như: Điều kiện tự nhiên, cơ sở kinh tế - xã hội hiện có và những tiềm năng phát triển của địa phương. Các yếu tố tác động ngoại lực như sự hình thành tuyến cao tốc Bắc Nam; Khu kinh tế Nghi Sơn, Vùng kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ.

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC- Ảnh 10.

Với những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý của vùng, tin rằng hồ Yên Mỹ sẽ là cơ hội lớn để các nhà đầu tư khai thác tiềm năng, nguồn lực, tranh thủ các cơ hội để phát triển vùng hồ Yên Mỹ thành khu du lịch tham quan, kết hợp nghỉ dưỡng và các hoạt động vui chơi giải trí, dịch vụ tổng hợp, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần vào sự phát triển chung của huyện Nông Cống trong thời gian sắp tới.

NÔNG CỐNG – TIỀM NĂNG ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH THỨC- Ảnh 11.

 

Khánh Linh

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận