Nông dân huyện Ngọc Lặc thi đua phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững
Xác định phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là một trong những chương trình trọng tâm, những năm qua, hội Nông dân huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ vốn vay… tạo điều kiện cho hội viên vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Gia đình chị Phạm Thị Hồng Thơ, ở xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc thuộc diện hộ nghèo lâu năm. Năm 2017, được hội nông dân huyện cho vay 100 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ nông dân, gia đình chị đã xây dựng chuồng trại nuôi gà vịt, với hơn 1000 con mỗi lứa. Ngoài ra, chị còn nhận thầu 2 ha đất của xã để trồng dứa.

Cùng với nguồn vốn vay, hội nông dân huyện còn tạo điều kiện để chị Thơ được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật để áp dụng vào chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Từ năm 2019 đến nay, gia đình chị đã thoát nghèo, trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện.

Chị Phạm Thị Hồng Thơ, xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Chị Phạm Thị Hồng Thơ, xã Cao Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mô hình rất phù hợp với địa phương chúng tôi, đạt hiệu quả cao kinh tế trang trại gia đình. Nhà tôi có ao, tôi sẽ chăn nuôi thêm để tăng thêm thu nhập".
Để hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, hội nông dân huyện Ngọc Lặc đã chủ động phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ, hội viên nông dân với số lượng hơn 100 lớp mỗi năm. Hội còn làm tốt vai trò cầu nối giữa ngân hàng với hội viên, tạo điều kiện để bà con tiếp cận được nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất.

Đến nay, hội nông dân huyện Ngọc Lặc đã xây dựng được hàng trăm tổ vay vốn, với dư nợ gần 600 tỷ đồng cho trên 11 nghìn hộ vay. Thông qua chương trình này, nông dân trong huyện đã nâng cao nhận thức, khai thác tốt tiềm năng đất đai, lao động, mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư các mô hình sản xuất phù hợp, hiệu quả.

Ông Vũ Văn Long, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa
Ông Vũ Văn Long, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Các xã huyện Ngọc Lặc có lợi thế về đất đai, nhân lực lao động. Thời gian tới, chúng tôi tập trung tuyên truyền cho cán bộ, hội viên phát triển kinh tế; đẩy mạnh tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ bà con về vồn vay phát triển sản xuất, đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại".
Chỉ tính riêng năm 2023, huyện Ngọc Lặc trên 7 nghìn hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi 4 cấp, chiếm tỷ lệ trên 50%. Phong trào nông dân thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo đã tạo động lực mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới, giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Công ty TNHH Sakurai Việt Nam - Phát triển sản xuất kinh doanh gắn với nâng cao đời sống người lao động
Công ty trách nhiệm hữu hạn Sakurai Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Nhật Bản, hoạt động tại Thanh Hoá từ năm 2009. Trong quá trình hoạt động, cùng với đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, công ty luôn quan tâm nâng cao đời sống người lao động.

Nhiệt điện Nghi Sơn 2 sản xuất xanh vì cộng đồng
Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 là dự án công nghiệp trọng điểm lớn thứ 2 sau Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, đóng vai trò là một trong những“hạt nhân” quan trọng và là động lực thúc đẩy Khu Kinh tế Nghi Sơn phát triển. Trong quá trình hoạt động, nhà máy thực hiện chiến lược giảm cường độ các bon một có hệ thống, tuân thủ các cam kết về phát triển bền vững của Việt Nam và thế giới.

Thường Xuân có 15 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP
Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã chọn những sản phẩm có lợi thế để phát triển thành sản phẩm OCOP, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn chương trình OCOP cho các đơn vị, chủ thể sản xuất; tổ chức cho các chủ thể đi tham quan, học tập kinh nghiệm xây dựng sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh.

Nạo vét, khơi thông kênh thủy lợi mùa khô đạt 107,7%
Tính đến đầu tháng 4 năm 2025, các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa đã nạo vét hơn 1,3 triệu m3 kênh mương, đạt 107,7% kế hoạch. Trong đó, khối lượng nạo vét kênh liên huyện, liên xã là 447.000 m3; kênh nội đồng là 858.000 m3.

Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng hơn 5,1%
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Môi trường, quý 1 năm 2025, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 86,14 triệu USD, tăng hơn 5,1% so với cùng kỳ.

Hơn 102.580 tỷ đồng phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới
Tính đến đầu tháng 4 năm 2025, dư nợ tín dụng phục vụ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 102.580 tỷ đồng với gần 462.440 khách hàng còn dư nợ.

Khẩn trương giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng
Cục Thuế vừa có công văn hỏa tốc yêu cầu các chi cục thuế khẩn trương giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho các đơn vị, doanh nghiệp.

Bí quyết đầu tư và kinh doanh trong kỷ nguyên mới
Chiều ngày 15/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Tập đoàn Cen Group, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức diễn đàn doanh nhân số đặc biệt với chủ đề “Bí quyết đầu tư và Kinh doanh trong kỷ nguyên mới”.

Sacombank khánh thành trụ sở mới Phòng giao dịch Hoằng Hóa
Sáng ngày 15/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) – Chi nhánh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ khánh thành trụ sở mới Phòng giao dịch Hoằng Hóa tại địa chỉ Phố Trung Sơn, Tỉnh lộ 510, Thị trấn Bút Sơn, huyện Hoằng Hóa.

Xây dựng công trình trên đất lúa không quá 0,1% diện tích và tối đa 500m2
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định quy định về diện tích, vị trí và mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.