Nông nghiệp Thanh Hóa đạt mức tăng trưởng cao
Nhờ đổi mới tư duy sản xuất nông nghiệp, cùng với cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, năm 2023, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đạt mức tăng trưởng 4,16%, vượt chỉ tiêu đề ra và cao nhất từ trước tới nay.
Xác định nông nghiệp là 1 trong 5 trụ cột thúc đẩy kinh tế phát triển, Thanh Hóa đã chủ trương phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh; ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, thông minh để hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao; hình thành và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ…Nhiều giải pháp phát triển nông nghiệp được thực hiện đồng bộ, từng bước thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang từ duy kinh tế nông nghiệp, góp phần tăng giá trị hàng hóa nông sản.
Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển thôn Thanh Hóa cho biết: "Ngành đã phối hợp với chính quyền địa phương tập trung chỉ đạo việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tích tụ tập trung đất đai để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và quy mô lớn, thay đổi tư duy sản xuất của người dân. Thay vì sản xuất được cái gì mình có, ta chuyển sang sản xuất gắn với nhu cầu của thị trường, đưa các giống cây con có chất lượng, có năng suất vào sản xuất và gắn với liên kết. Trong năm đã huy động tối đa các cái nguồn lực để tập trung cho sản xuất nông nghiệp và trọng tâm đó là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến và thị trường để tạo ra giá trị cho sản xuất nông nghiệp."
Tính đến hết năm 2023, Thanh Hóa đã tích tụ được gần 50.000 ha đất nông nghiệp, trong đó riêng năm 2023, tích tụ tập trung hơn 7,1 nghìn ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; chuyển đổi hơn 2,4 nghìn ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn và liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm trên 82.000 ha.

Toàn tỉnh đã hình thành các vùng chuyên canh lớn trong sản xuất nông nghiệp như: vùng chuyên canh cây ăn quả, vùng nuôi trồng thủy sản, vùng chuyên canh lúa…Ứng dụng công nghệ cao đã góp phần tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản lớn, nâng cao giá trị gia tăng. Sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 1,57 triệu tấn, mía nguyên liệu 900.000 tấn, rau củ quả 1,5 triệu tấn, cây thức ăn chăn nuôi 500.000 tấn… Tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đạt gần 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh. Nhiều diện tích công nghệ cao đạt từ 300 triệu đến hàng tỷ đồng/ha/năm.
Anh Mai Ngọc Biên, thôn Lục Sơn, xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Mô hình nhà màng lưới có lợi ích là ít bị tác động bởi thời tiết bên ngoài nên mình chủ động được trong điều chỉnh về thời vụ và thời gian, hiệu quả kinh tế và năng suất cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích đất được nâng lên rất nhiều và một năm trồng dưa vàng mình có thể sản xuất được 4 vụ, cho hiệu quả kinh tế rất cao".

Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, liên kết bền vững tại Thanh Hóa đã thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất - chế biến - tiêu thụ sản phẩm. Cùng với duy trì ổn định các chuỗi liên kết sản xuất gắn với chế biến như mía đường, sắn, lúa gạo, chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi bò sữa, trong năm 2023, nhiều dự án, nhất là các dự án chăn nuôi công nghệ cao đã được đưa vào khai thác, tạo mức tăng trưởng ấn tượng trong chăn nuôi đạt 6,2%. Tổng đàn gia súc, gia cầm của Thanh Hóa thuộc nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước. Sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 297.100 tấn; sản lượng trứng ước đạt trên 279 triệu quả; sản lượng sữa ước đạt 53.500 tấn. Thanh Hoá hiện có 72 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi quy mô lớn.
Ông Ngô Tôn Quyền, Trưởng Ban Quản lý dự án Khu liên hợp sản xuất chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện Thanh Hóa 1, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tập đoàn cũng lựa chọn những công nghệ tiên tiến nhất, hiện đại nhất trên thế giới hiện nay để áp dụng vào khu vực sản xuất chăn nuôi, tất cả các khu vận hành sẽ được tự động hóa hoàn toàn từ khâu cho ăn, cho uống. Đặc biệt là những khâu về công tác về bảo vệ môi trường cũng lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất để đảm bảo môi trường thân thiện với bên ngoài và giúp cho trang trại chăn nuôi được đảm bảo an toàn dịch bệnh".

Các chính sách phát triển nông nghiệp đi kèm với các nguồn lực hỗ trợ của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua đã giúp các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng quy mô lớn, tập trung; khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đưa các giống cây, con có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp. Năm 2024, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đặt mục tiêu, tốc độ tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 3% trở lên; diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt 6.200 ha…Bám sát vào chủ trương, chỉ đạo của Trương ương, của tỉnh, ngành nông nghiệp đang định hướng nhiều giải pháp quan trọng.
Nói về hướng phát triển trong thời gian tới, ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa cho biết: "Ngành sẽ tiếp tục tập trung chỉ đạo để thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp, mà trọng tâm là phát huy cũng như tạo giá trị cho 12 sản phẩm chủ lực của tỉnh và các nông sản đặc sản có thương hiệu của tỉnh. Đồng thời áp dụng các khoa học, các tiến bộ và chuyển đổi số, tự động hóa, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. Và một giải pháp mà chúng tôi cho rằng quan trọng đó là tiếp tục kêu gọi các cá nhân tổ chức, các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các tập đoàn tập trung đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và trọng tâm đó là nông nghiệp công nghệ cao gắn với sơ chế, chế biến bảo quản với thị trường để ổn định cái nông sản đầu ra".

Sản xuất nông nghiệp trong năm qua cho thấy Thanh Hóa đang thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng giá trị, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững cho các sản phẩm nông nghiệp. Kết quả đạt được trong năm qua cùng với sự nỗ lực không ngừng, ngành nông nghiệp Thanh Hóa kỳ vọng sẽ có thêm nhiều gam màu tươi sáng hơn trong bức tranh nông nghiệp năm 2024.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.

Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6 tới đây, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Đây là quy định tại Nghị định số 70 của Chính phủ.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.