Nông nghiệp Thanh Hóa quyết tâm thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2023
Năm 2023, dự báo nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đặt mục tiêu giá trị gia tăng toàn ngành 3% trở lên. Việc tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu nông sản, đẩy mạnh chuyển đổi số… là những giải pháp cơ bản để ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong năm nay.
Năm 2023, ngành nông nghiệp Thanh Hóa xây dựng kế hoạch chi tiết để tiếp tục chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị kinh tế. Đồng thời, tích tụ, tập trung 7.100 ha đất để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Mục tiêu lũy kế đến hết năm 2023, tổng diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao đạt trên 49.000 ha, tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ để tăng sản lượng, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.

Hiện toàn tỉnh đã hình thành được các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn gắn với chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị như: vùng lúa, ngô thâm canh; vùng mía, sắn nguyên liệu; vùng cây ăn quả tập trung; vùng cây thức ăn chăn nuôi; vùng nuôi trồng thủy sản…Đây là điều kiện quan trọng để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Đến nay, Thanh Hóa đã phát triển được hơn 1.200 doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp sẽ góp phần đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở các địa phương, mở rộng diện tích liên kết sản xuất, chế biến.
Hiện Thanh Hóa đã có 236 sản phẩm OCOP, trong năm 2023 này, toàn tỉnh đặt mục tiêu phát triển thêm 120 sản phẩm OCOP. Đây là cơ hội để mỗi địa phương tiếp tục phát huy thế mạnh của từng sản phẩm lợi thế vùng miền, thay đổi tư duy từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn và liên kết chuỗi, tạo thành vùng hàng hóa đảm bảo nguồn cung cho thị trường, tăng giá trị kinh tế nông nghiệp.

Năm 2023 dự báo kinh tế nói chung, lĩnh vực nông nghiệp nói riêng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng với nhiều giải pháp đồng bộ, những hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả gắn với quá trình chuyển đổi số, kinh tế số sẽ tiếp tục được nhân rộng, tạo ra những bước đột phá mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp.

Kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng 2025 tăng 2 con số
Số liệu vừa được Cục Hải quan công bố cho thấy, mặc dù trong tháng 6/2025 xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước giảm tốc, nhưng tính chung kim ngạch xuất nhập khẩu 6 tháng 2025 vẫn tăng 2 con số.

Thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng cao so với cùng kỳ
Thông tin từ Bộ Tài chính, 5 tháng đầu năm nay đã thu 74.400 tỷ đồng tiền thuế từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số khác. Con số này tăng 55% so với cùng kỳ năm 2024.

Toàn tỉnh có 79 chuỗi liên kết tiêu thụ rau, quả an toàn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Môi trường, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 14.000 ha chuyên canh rau, quả an toàn ở các huyện Nông Cống, Quảng Xương, Như Thanh, Thọ Xuân, Yên Định, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, thành phố Thanh Hóa…. Qua đó, hình thành được 79 chuỗi liên kết, tiêu thụ rau, củ, quả an toàn.

Tích tụ hơn 2.800 ha đất nông nghiệp sản xuất quy mô lớn
Từ đầu năm 2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ tập trung được hơn 2.800 ha đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, bằng 64,6% kế hoạch năm. Lũy kế đến trung tuần tháng 6 năm 2025, tổng diện tích đất đã được tích tụ, tập trung của tỉnh đạt hơn 32.360 ha.

Hợp tác xã, trang trại không tài sản bảo đảm có thể vay đến 5 tỷ đồng
Nhiều điểm mới quan trọng trong chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây. Nổi bật là ngân hàng nâng hạn mức cho vay không cần tài sản bảo đảm và cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người vay.

Từ 1/7, doanh nghiệp không được khuyến mại trên 50% giá bán
Bộ Công Thương mới ban hành quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Theo đó, từ ngày 1/7, các doanh nghiệp không được khuyến mại vượt quá 50% giá bán, chỉ ngoại lệ mới được giảm giá 100%.

Phụ phí bốc dỡ container tăng gần 50% sau một thập kỷ
Trong vòng 10 năm qua, phụ phí xếp dỡ hàng hoá tại cảng mà các hãng tàu thu từ chủ hàng tại cảng biển Việt Nam đã tăng đáng kể, gây áp lực lên chi phí logistics của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Phát huy vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân
Ngày 25/6, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa-Ninh Bình tổ chức tọa đàm phát huy vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển trong kỷ nguyên mới.

9 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không phải nộp thuế
Nhiều người lo lắng rằng mọi khoản tiền nhận qua tài khoản ngân hàng đều có thể bị cơ quan thuế giám sát và truy thu thuế. Tuy nhiên, không phải khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân cũng bị truy thu thuế. Theo quy định có 9 trường hợp tiền vào tài khoản cá nhân nhưng không phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm.

Vinamilk nâng tầm sữa Việt với các công nghệ đột phá, giành giải thưởng lớn tại Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025
Tại Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18 vừa qua diễn ra tại Hà Lan, trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời chia sẻ tham luận tại diễn đàn. Phần trình bày được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.