ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Nông sản Việt muốn bứt phá phải cải thiện khâu yếu nhất

Dự báo năm 2018, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam có nhiều triển vọng đạt khoảng 40 tỷ USD. Mặc dù có những bước phát triển nhảy vọt ấn tượng nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Điển hình là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phải cạnh tranh ngày càng gay gắt...

15/10/2018 10:40

Trong 4 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu rau quả ở Việt Nam đã vượt qua xuất khẩu dầu thô. 

Dự báo năm 2018, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam có nhiều triển vọng đạt khoảng 40 tỷ USD. Mặc dù có những bước phát triển nhảy vọt ấn tượng nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Điển hình là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phải cạnh tranh ngày càng gay gắt... 

Đây là những vấn đề được đặt ra tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ III với chủ đề “Khơi nguồn cho nông sản Việt” diễn ra ngày 14-10, tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ. 

Muốn đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 40 tỷ USD, phải nỗ lực rất nhiều

Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho thấy, trong năm 2017, xuất khẩu toàn ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam đã đạt trên 36,37 tỷ USD và trong 8 tháng đầu năm nay đã đạt 25,7 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản Việt Nam năm 2018 hướng tới con số 40 tỷ USD. 

Hiện đã có tới 10 sản phẩm nông sản Việt Nam đạt từ 1 tỷ USD trở lên như: Lúa gạo, cà phê, tôm, cá tra, cao su, sắn, hạt điều, rau quả… 

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi thì những tháng cuối năm này xuất khẩu các sản phẩm nông lâm thuỷ sản sẽ đối diện với nhiều khó khăn hơn, và để đảm bảo mục tiêu kim ngạch 40 tỷ USD, đòi hỏi các ngành hàng phải  nỗ lực rất nhiều.

Theo ông Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, đóng góp của mặt hàng nông sản vào xuất khẩu của cả nước liên tục tăng và tạo được những đột phá ấn tượng. Trong 4 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu rau quả ở Việt Nam đã vượt qua dầu thô.

Dự báo năm 2018, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam có nhiều triển vọng đạt khoảng 40 tỷ USD. Tại thị trường trong nước, mức tiêu thụ của các mặt hàng nông sản cũng ngày càng tăng theo mức thu nhập của người dân và tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa. Chất lượng nông sản Việt Nam ngày càng được cải thiện theo hướng áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất an toàn VietGAP, VietHAP, GlobalGAP… 

Tuy nhiên, ông Thào Xuân Sùng đánh giá, trong sản xuất nông nghiệp nói chung, việc tiêu thụ, phân phối nông sản nói riêng ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, thậm chí là yếu kém. Nhận định này dễ chứng minh qua việc tỷ lệ xuất khẩu nông sản thô còn cao; không ít ngành hàng nông sản có chất lượng còn thấp khiến đối tác nước ngoài trả lại hàng…Thêm vào đó, tình trạng nổi lên những năm gần đây là việc được mùa mất giá, các cấp, ngành và xã hội liên tục kêu gọi "giải cứu" các loại nông sản như dưa hấu, hành tây, rau xanh, thịt lợn… 

“Cộng thêm những yếu tố khách quan như tình trạng biến đổi khí hậu và khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới”, ông Sùng nhấn mạnh.

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, năm 2018, nhiều mặt hàng nông sản của chúng ta được mùa, sản lượng cao kỷ lục nhưng nhờ chủ động tổ chức tiêu thụ tốt, làm tốt khâu xúc tiến thương mại, quảng bá nên tiêu thụ vẫn thuận lợi và được giá, điển hình là vụ vải thiều ở Bắc Giang, vụ nhãn ở Hưng Yên và Sơn La... 

“Riêng vụ vải thiều của Bắc Giang vừa rồi đạt doanh thu kỷ lục 6.000 tỷ đồng, trong đó có khoảng 3.700 tỷ đồng thu trực tiếp từ quả vải, còn lại là các dịch vụ khác. Sự kiện nữa là Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đang làm thủ tục công nhận thủ tục về cá tra xuất khẩu của Việt Nam. Phía họ đã kiểm tra thực địa và đánh giá chúng ta sản xuất cá tra rất tốt, dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn thành thủ tục về cá tra. Vừa rồi, thuế chống bán phá giá xuất khẩu tôm cũng được hoá giải. Đó là những thông tin rất tích cực”, Phó Thủ tướng chia sẻ.

Phải tổ chức sản xuất theo hướng khai thác lợi thế

"Các vấn đề đặt ra tại Diễn đàn, cũng như thực tế hiện nay là làm sao phải tổ chức tốt chợ trong nước và mang ra chợ nước ngoài. Rõ ràng cần có vai trò của Nhà nước, bộ, ngành, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và cả người nông dân. Trong đó, vai trò điều hành của Nhà nước rất quan trọng. Chúng ta đã ký 12 hiệp định thương mại song phương và đa phương, đang tích cực rà soát, thúc đẩy việc ký hiệp định thương mại với EU. Nhưng việc ký các hiệp định thương mại cũng sẽ có 2 mặt, thuận lợi là đưa nông sản ra thế giới nhưng cũng tạo sự cạnh tranh khi nông sản các nước tràn vào, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là ngành chăn nuôi. Nếu tổ chức không khéo, chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà", Phó Thủ tướng nói. 

“Thị trường ở đây, không phải là chợ trong nước cho hơn 90 triệu người dân Việt Nam mà cho bảy tỷ người trên thế giới, do đó, vấn đề gốc rễ là tổ chức sản xuất theo khai thác lợi thế từng vùng, từng địa phương… gắn chặt với thị trường trong nước và toàn cầu mới khai thác được tiềm năng này”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phân tích.

Phó Thủ tướng nêu tình trạng, tại sao 64% người dân sống tại nông thôn, 38% lao động cả nước là nông dân nhưng chỉ đóng góp vào GDP 15% vẫn là câu chuyện của sản xuất, chế biến, tiêu thụ. Vẫn còn tình trạng người nông dân đổ xô đi trồng các loại cây, nuôi các loại con không theo quy hoạch, dẫn đến việc tồn đọng sản phẩm; chất lượng nông sản, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm chưa thực sự được coi trọng. Hàng triệu nông dân là người bán hàng nên bị thương lái ép giá.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, việc mở ra chợ toàn cầu giúp cho nông sản Việt có cơ hội thị trường rất lớn. Tuy nhiên, việc này cũng sẽ tạo sức ép trở lại đối với thị trường trong nước, trong đó, nông nghiệp mà đặc biệt là chăn nuôi chịu sức ép lớn. Nếu không có những giải pháp đồng bộ thì nguy cơ chúng ta sẽ thua ngay sân nhà. Bây giờ lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng sẵn sàng đồng hành, đi chợ cùng người nông dân. 

“Thay mặt Chính phủ, xin hứa với bà con nông dân sẽ hoàn thiện hơn nữa các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xúc tiến thương mại, đầu tư, mở rộng thị trường. Tin rằng với sự vào cuộc đó, tình trạng được mùa mất giá, ế thừa nông sản sẽ ngày càng giảm đi, đời sống và thu nhập của người nông dân ngày càng được nâng cao", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định.

Ngọc Yến/ CAND

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

Ngành gỗ không còn là “Gà đẻ trứng vàng”

09:37 , 05/05/2024

Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết: xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng sản phẩm gỗ là nhóm mặt hàng chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, đạt 2,3 tỷ USD, tăng 22,9%.

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

Năm 2024 Cảng Nghi Sơn phấn đấu đạt 46 triệu tấn hàng hóa qua Cảng

09:34 , 05/05/2024

Theo số liệu từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh, kể từ khi thực thi chính sách từ Nghị quyết số 248/2022/HĐND về chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn, ban đã hoàn thiện hồ sơ và thực hiện hỗ trợ kinh phí hơn 17 tỷ đồng; trong đó hỗ trợ chuyến tàu 2,5 tỷ đồng và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện xuất nhập khẩu bằng container 14,6 tỷ đồng.

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

Doanh nghiệp xi măng muốn được giãn nợ, giảm lãi suất

06:35 , 05/05/2024

Hiệp hội Xi măng Việt Nam vừa có văn bản đề nghị Ngân hàng nhà nước nghiên cứu và chỉ đạo các ngân hàng giãn nợ, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp xi măng, giúp các doanh nghiệp sớm đi qua giai đoạn khó khăn về sản xuất, tiêu thụ.

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

Hơn 77% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng

23:04 , 04/05/2024

Hiện nay, Ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp ứng dụng dữ liệu dân cư để làm sạch, chuẩn hóa cũng như thu thập, mở rộng thêm cơ sở dữ liệu khách hàng. Với cơ sở dữ liệu đã được chuẩn hóa, sẽ giúp các ngân hàng cung ứng sản phẩm dịch vụ an toàn, tiện ích, phục vụ nhu cầu cá nhân hóa và đơn giản hóa quy trình, tăng hiệu quả hoạt động.

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

Người dùng chờ đón thương mại hóa 5G

23:04 , 04/05/2024

Việt Nam đã thử nghiệm công nghệ 5G ở 55 tỉnh, thành phố trên cả nước. Hiện đã có 2 nhà mạng là Viettel và VinaPhone đấu giá thành công khai thác băng tần 5G. Việc thương mại hóa, phát triển 5G đang được doanh nghiệp, người dùng chờ đón.

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

22:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

Huyện Thường Xuân có gần 63 ha sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ

22:24 , 04/05/2024

Nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao, huyện Thường Xuân tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích, vận động người dân ứng dụng công nghệ cao, các quy chuẩn an toàn như: VietGAP và hữu cơ vào sản xuất.

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

Thanh Hóa: Sản lượng thủy sản được giám sát qua hệ thống cảng cá chỉ định đạt 2.251 tấn

16:28 , 04/05/2024

4 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh Thanh Hóa, gồm cảng Lạch Bạng (Nghi Sơn), Lạch Hới (Sầm Sơn) và Hòa Lộc (Hậu Lộc) có 892 lượt tàu rời cảng, 500 lượt tàu cập cảng. Tổng sản lượng thuỷ sản được giám sát qua hệ thống cảng cá đạt 2.251 tấn.

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

Thanh Hóa có 1.511 ha sản xuất được cấp mã số vùng trồng

16:23 , 04/05/2024

Để thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc, gắn sản xuất với các quy trình, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường, nhất là xuất khẩu, ngành nông nghiệp và các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hướng dẫn, khuyến khích và xây dựng các vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn cấp mã số vùng trồng.

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

Nỗ lực xây dựng tỉnh Thanh Hoá thành trung tâm năng lượng Quốc gia

08:45 , 04/05/2024

Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là một trong những trụ cột quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của địa phương, những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung thu hút và tạo thuận lợi cho các dự án năng lượng đầu tư hoạt động tại địa phương. Mục tiêu của tỉnh là phấn đấu đến năm 2030, trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng.