Nữ đảng viên gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế
Trong những năm qua, đội ngũ đảng viên nữ ở huyện miền núi Bá Thước luôn nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bền vững. Qua đó, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu do đảng viên nữ làm chủ, chị Trương Thị Hoàng đảng viên chi bộ thôn Đòn, xã Lương Nội là một điển hình, tiêu biểu làm kinh tế giỏi được Nhân dân tin yêu và học tập làm theo.
Sinh ra và lớn lên ở xã thuần nông thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Bá Thước, chị Trương Thị Hoàng ở xã Lương Nội đã sớm ý thức được những tiềm năng, lợi thế của quê hương trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Từ đó, chị đã nỗ lực, cố gắng vươn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương và học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 2015 với mong muốn đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, giúp bà con, nhất là hội viên phụ nữ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
Đây là vườn bưởi da xanh được chị Trương Thị Hoàng trồng vào năm 2016, trên diện tích hơn 6 sào đất đồi bấy lâu nay trồng hoa màu kém hiệu quả. Nâng niu thành quả sau 6 năm chăm sóc, sự vui mừng, phấn khởi hiện rõ trên khuôn mặt chị. Khi bắt tay vào gây dựng kinh tế gia đình, vợ chồng chị Hoàng đến một số nhà vườn tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm trong phát triển kinh tế trang trại. Sau quá trình tìm hiểu, vợ chồng chị quyết định trồng bưởi da xanh vì cây trồng ăn quả có múi này rất thích hợp với điều kiện đất đai, khí hậu nơi đây.
Nhờ tìm tòi, học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh trên ti vi, sách báo nên mới năm thứ 2 bưởi da xanh đã ra quả to, trĩu cành, căng tròn; mỗi lứa thu hoạch đem lại thu nhập cho gia đình chị Trương Thị Hoàng hơn 10 triệu đồng. Ngoài ra, chị Hoàng còn tận dụng dưới tán vườn bưởi nuôi hàng trăm con gà ri bản địa, vừa phục vụ cho gia đình vừa bán cho ra thị trường.
Với vai trò là đảng viên, chị Hoàng luôn trăn trở làm gì để phát triển kinh tế nâng cao đời sống là câu hỏi luôn day dứt trong chị, bởi ý nghĩ mình là đảng viên phải gương mẫu để người dân học tập, làm theo nhằm xóa đói, giảm nghèo. Sau nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ, chị Hoàng quyết định khai hoang cải tạo 2 ha diện tích đất đồi trồng các loại cây kém hiệu quả sang trồng cây mía đường nguyên liệu, đây là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của xã Lương Nội. Đất không phụ công người vun trồng chăm sóc, sau mỗi vụ thu hoạch mía đường đã đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho gia đình chị Hoàng, giúp cho gia đình chị vượt qua mọi khó khăn. Không những vậy, chị Hoàng còn mạnh dạn đứng ra nhận hợp đồng cho gần 100 hộ dân trong và ngoài thôn để bao tiêu khoảng 17 ha diện tích trồng mía đường khi đến kỳ thu hoạch; đồng thời hỗ trợ làm đất, cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho bà con trồng mía đường.
Bên cạnh việc phát triển kinh tế từ trồng trọt, chị Trương Thị Hoàng còn đầu tư chăn nuôi trâu, bò vỗ béo mỗi năm bán cho lương lái hơn 10 con trâu, bò; nuôi từ 3 đến 5 con lợn cỏ sinh sản giống bản địa cung cấp con giống cho bà con trong và ngoài xã; mở rộng chuồng trại chăn nuôi các loại gia cầm. Tổng thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi của gia đình chị Hoàng hơn 250 triệu đồng/năm. Không chỉ vươn lên phát triển kinh tế gia đình, chị Hoàng còn tích cực tham gia các phong trào hoạt động của chi bộ và chi hội phụ nữ thôn, nhất là phong trào phụ nữ phát triển kinh tế; qua đó, chị Hoàng đã hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho bà con bằng tích lũy kinh nghiệm của mình.
Có thể nói, những tấm gương cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên là nữ tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở miền núi Bá Thước như chị Trương Thị Hoàng đã củng cố niềm tin của người dân với Đảng, từ đó tạo sự đồng lòng cao trong việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng quê hương một ngày càng phát triển giàu đẹp.
Thành phố Thanh Hóa tập trung đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng
Xác định công tác giải phóng mặt bằng là một trong những nhiệm vụ quan trọng quyết định đến tiến độ triển khai các dự án, thời gian qua, thành phố Thanh Hóa đã tập trung đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thu hút đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 27/11/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Giải bóng đá Thiếu nhi thành phố Thanh Hóa lần thứ XIX, năm 2024 – sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các cầu thủ nhí
Nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các cháu nhi đồng UBND thành phố tổ chức Giải bóng đá Nhi đồng thành phố Thanh Hoá lần thứ XIX năm 2024 - Cúp FLBC. Giải thu hút gần 600 cầu thủ nhí đến từ 40 đội bóng các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thanh Hoá.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 20/11/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Ngành giáo dục thành phố Thanh Hóa phát triển theo chiều sâu và đổi mới toàn diện
Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, ngành giáo dục thành phố Thanh Hóa đã tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn trong tốp những tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 13/11/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Thành phố Thanh Hóa: Chặng đường 30 năm đổi mới
Thành phố Thanh Hóa được thành lập từ năm 1994, trải qua 30 năm thành lập, từ một đô thị loại III chỉ có 56 km2 với 15 đơn vị hành chính, dân số 150.000 người, đến nay thành phố đã trở thành đô thị loại I có diện tích là 228 km2 với 47 đơn vị hành chính, dân số hơn 600.000 người, là trung tâm kinh tế quan trọng của tỉnh Thanh Hóa và khu vực Bắc Trung Bộ - Nam Sông Hồng, đồng thời cũng là trung tâm chính trị văn hóa của tỉnh Thanh Hóa.
Tin tổng hợp hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn thành phố Thanh Hóa ngày 6/11/2024
Trong tuần, trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã diễn ra nhiều hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Sau đây là những tin tức nổi bật đáng chú ý.
Thành phố Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nề nếp; việc quản lý, sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn; trong đó, UBND thành phố luôn đặc biệt chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chỉ đạo việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân.
Thành phố Thanh Hóa xây dựng Công an phường kiểu mẫu
Xác định xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự và văn minh đô thị" là yêu cầu quan trọng, cấp bách nhằm nâng cao chất lượng toàn diện các lĩnh vực hoạt động của lực lượng công an phường, thực sự tạo môi trường văn minh, an toàn cho Nhân dân; đồng thời, huy động tối đa nguồn lực để xây dựng lực lượng Công an phường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.