Nuôi lợn theo quy trình VietGap đem lại thu nhập cao
Gần 4 năm đầu tư trang trại chăn nuôi lợn theo quy trình VietGap, trang trại lợn của gia đình ông Lê Thanh Tùng, xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa luôn an toàn, đem lại hiệu quả thu nhập cao.
Năm 2019, ông Lê Thanh Tùng, xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương đầu tư chuồng trại chăn nuôi lợn khép kín theo hướng VietGap. Trang trại được thiết kế khoa học, phân khu riêng biệt để thuận lợi cho việc chăm sóc, phòng bệnh. Ngoài hệ thống chuồng trại được thiết kế khoa học, ông lựa chọn nguồn giống có nguồn gốc xuất xứ, được kiểm dịch. Trong gần 4 năm qua, đàn lợn của gia đình ông luôn an toàn , sinh trưởng và phát triển tốt.

Ông Lê Thanh Tùng, Chủ trang trại xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương
Ông Lê Thanh Tùng, Chủ trang trại xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương cho biết "1 tháng trang trại tiêm phòng 250 con lợn con tất cả các loại văc-xin lở mồm long móng, tai xanh dịch tả, tiêm tổng đàn. Thức ăn thì trang trại lấy trực tiếp từ nhà máy, xe vận chuyển về đây phun sát trùng, khử khuẩn an toàn, nguồn gốc thức ăn đảm bảo chất lượng".
Hiện nay, trang trại của ông Tùng có khoảng 1.300 lợn thịt, 120 lợn nái và 10 lợn ông bà. Mặc dù, có thời điểm giá thức ăn tăng cao, giá lợn hơi xuống thấp, nhưng do gia đình tự sản xuất con giống để nuôi nên giảm được chi phí và kiểm soát tốt nguy cơ dịch bệnh.

Để chủ động đầu ra, gia đình ông nuôi theo hình thức gối lứa, tháng nào cũng có lợn xuất bán. Vì chăn nuôi theo hướng VietGap, sản phẩm thịt lợn ở trang trại của ông được các cửa hàng, siêu thị và thương lái bao tiêu hết. Hiện nay, trung bình mỗi tháng, ông Tùng xuất chuồng trên 20 tấn lợn thương phẩm, sau khi trừ chi phí, ông thu lãi trên 200 triệu đồng.

Ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương
Ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương cho biết "bên cạnh sự quan tâm của tỉnh và huyện, hỗ trợ, đầu tư về kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông và một số công trình phụ trợ khác để phát triển trang trại, địa phương cũng tăng cường hỗ trợ về công tác tiêm phòng chỉ đạo về công tác vệ sinh môi trường để trang trại thực hiện tốt".
Hiện nay, ông Tùng đang tập trung chăm sóc, bảo vệ đàn lợn để xuất bán phục vụ nhu cầu thị trường trong những tháng cuối năm. Đặc biệt, sản phẩm thịt lợn từ trang trại của ông đã được xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương lựa chọn xây dựng sản phẩm Ocop theo chương trình mỗi xã một sản phẩm. Đây sẽ là điều kiện để ông có thể phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn hữu cơ./.

Phát triển mô hình dược liệu tại huyện Thường Xuân
Huyện Thường Xuân vừa phối hợp với Chương trình vùng Thường Xuân - Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo thúc đẩy phát triển mô hình sản xuất dược liệu tại thôn Sơn Minh, xã Luận Thành.

Gần 224 nghìn tỉ đồng cho vay phát triển kinh tế
Hiện nay, toàn tỉnh Thanh Hoá có 115 tổ chức tín dụng đang hoạt động, với 181 phòng giao dịch. Tính đến hết tháng 3/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt gần 224 nghìn tỉ đồng, tăng 1,25% so với cuối năm 2024.

Quý 1 năm 2025, Thanh Hóa giải ngân vốn đầu tư công cao hơn bình quân chung cả nước
Đến hết quý 1 năm nay, Thanh Hóa đã giải ngân hơn 2.400 đồng vốn đầu tư công, bằng 16,9% kế hoạch vốn được giao, cao hơn 0,9% so với cùng kỳ năm 2024 và cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước. Năm 2025, Thanh Hóa được giao kế hoạch vốn đầu tư công trên 14.200 tỷ đồng.

Siết chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu
Trước tình hình thương mại quốc tế diễn biến nhanh chóng, khó lường, Bộ Công thương vừa có văn bản gửi các hiệp hội ngành hàng xuất khẩu, đề nghị phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà nước để kịp thời nắm bắt thông tin, động thái thị trường nhằm chủ động phương án sản xuất và xuất khẩu.

Trong 3 tháng đầu năm 2025, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD
Đến hết tháng 3 năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11 tỷ USD, tăng trên 34% so với cùng kỳ năm 2024.

Tận dụng tốt thương mại điện tử xuyên biên giới để xuất khẩu
Bộ Công Thương cho biết, thương mại điện tử xuyên biên giới chiếm từ 20 đến 22% giá trị thương mại điện tử toàn cầu, với tốc độ tăng trưởng gấp 2,3 lần so với thương mại điện tử thông thường. Đây là cơ hội lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam đang sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, sản phẩm đa dạng và chính sách hỗ trợ ngày càng cởi mở.

Lãi suất huy động tiền gửi tại ngân hàng thương mại tiếp tục giảm
Để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động để có điều kiện kéo lãi suất cho vay xuống mức thấp hơn.

Gần 28.000 lượt tàu biển cập cảng Thanh Hóa trong giai đoạn 2020 – 2024
Với những chính sách hỗ trợ phát triển hạ tầng, hệ thống cảng biển Thanh Hóa đã ngày một hoàn thiện. Chỉ tính riêng giai đoạn 2020 – 2024, đã có gần 28.000 lượt tàu biển cập cảng với tổng sản lượng hàng hóa thông qua đạt gần 230 triệu tấn. Riêng năm 2024, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Thanh Hóa đạt trên 56 triệu tấn, vượt xa các dự báo trong quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ.

Thanh Hóa: 95% các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản đáp ứng quy định an toàn thực phẩm
Thanh Hóa hiện có hơn 2.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thuỷ sản thuộc diện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, 53 cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng như Vietgap, ISO22000, GMP… Theo đánh giá của cơ quan chức năng, 95% các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được các quy định về an toàn thực phẩm.

Thanh Hóa có tổng đàn lợn đạt 1,3 triệu con
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa, hiện nay, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh đạt 1,3 triệu con, với 588 trang trại và hơn 88.000 hộ chăn nuôi, sản lượng thịt hơi hàng năm khoảng 185.000 tấn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.