Pái nhnáng: Lễ bái tổ tông của người Dao Đỏ đêm 30 Tết
Pái nhnáng- Lễ bái tổ tông của người Dao Đỏ ở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên là nghi lễ truyền thống của bà con thể hiện lòng thành kính tổ tiên.
Đây cũng là dịp để mỗi dòng họ gặp mặt nhận anh em họ hàng và xưng hô theo thứ bậc. Trong lễ Pái nhnáng này, còn có các nghi thức nhằm cầu an lành, may mắn, mưa thuận gió hoà.
Trong đêm 30 tết, chiêng trống nổi lên rộn rã tại nhà trưởng dòng họ Triệu. Lúc này, ngoài sân, các gia đình con cháu trong dòng họ đã chuẩn bị sẵn sàng qua canh 1 là “Khzuất tzụaz” (Khởi hành), để tất cả dòng họ đi về hướng đông. Họ nhặt những hòn đá tượng trưng là vàng ngọc, hái những cành hoa tượng trưng cho phúc lộc, duyên may rồi cả đoàn người mang những lễ vật đó quay về nhà trưởng dòng họ, đặt phía dưới bàn thờ. Sau đó tiếp tục chuẩn bị các mâm lễ bái tổ tông, rồi ra sân chất thêm củi lửa, xếp thành hàng đợi trưởng dòng họ rót những bát nước mới mời họ hàng, thay cho lời chúc sức khoẻ, năm mới may mắn hạnh phúc.
Ông Chảo Tràn Sin trưởng dòng họ Triệu ở bản Huổi Theo, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên nói: “ Hôm nay dòng họ tôi tổ chức paiz nhnáng. Để tổ chức lễ này, dòng họ tôi đã họp bàn thống nhất trong ngày “Búa nhnáng” hay còn gọi là lễ tổng kết cuối năm để làm lễ bái tổ tông sao cho thật chu toàn. Các gia đình trong dòng họ thống nhất việc đóng góp lễ vật như gia súc, gia cầm, rượu thịt và phân công công việc trong ngày lễ trọng đại của dòng họ mình. Đây là một phong tục gắn kết hòng họ có từ này sang đời khác”.
Lễ vật Pái nhnáng của người Dao Đỏ Điện Biên được các gia đình trong dòng họ kỳ công chuẩn bị. Nếu tổ tiên có bao nhiêu âm thì con cháu trong dòng họ phải chuẩn bị tương ứng bấy nhiêu con gà. Ngoài con gà trống đang tập gáy mang đến nộp cho trưởng dòng họ, đại diện các gia đình khi đến Pái nhnáng phải mang đủ 120 cuộn tiền âm. Các lễ vật phải có đủ gạo, rượu, dao liềm, cờ giấy…, đặc biệt những con gà trống phải để sống cho đến khi kết thúc lễ bái tổ tông mới được sát.
Anh Chảo Nẻ Phin, một người cháu trong dòng họ Triệu cho biết: “Từ đêm 30 tết chúng tôi đã có mặt tại nhà trưởng dòng họ. Sáng sớm mồng một, chúng tôi gọi nhau dậy sớm, gõ trống chiêng rộn rã, rủ nhau “Khzuất saz” (đi hái lộc, uống nước mới). Lễ bái tổ tông còn là dịp để anh em nhận họ hàng, để biết nhau và cách xưng hô theo thứ bậc, để khỏi đặt tên trùng nhau, để tránh việc hôn nhân trong cùng dòng họ. Thứ nữa là rút kinh nghiệm trong cuộc sống. Đây là một nét đẹp văn hoá truyền thống của người Dao tôi không thể bỏ được.”
Lễ bái tổ tông của người Dao Đỏ được tổ chức với hai nghi thức: Bái âm (pái ziêm) và bái dương (pái zàng). Mỗi năm tổ chức một lần và do cả dòng họ quyết định. Lễ này được dòng họ kỳ công chuẩn bị. Vào đúng đêm 30 tết, đại diện các gia đình có mặt tại nhà trưởng dòng họ. Sau khi tất cả con cháu “khzuất saz” quay về thì người thầy cúng làm lý cúng báo tổ tiên biết để làm lễ bái âm. Những mong tổ tiên cầm trịch và phù hộ.
Bếp lửa được chất thêm củi, trống chiêng mỗi lúc nổi lên rầm rộ và liên tục. Những người đàn ông Dao có nhạy cảm với “đồng bóng’ thì rung cả người lên nhảy vào đống lửa đang cháy ngùn ngụt, và nằm lăn ra rồi từ từ lăn về phía bàn thờ. Theo quan niệm của đồng bào Dao, khi lên đồng như vậy có nghĩa mời tổ tiên tắm sạch sẽ, gột rửa những điều không may mắn, khai sáng, phù hộ con cháu làm ăn phát đạt, mùa màng bội thu. Sau nghi lễ nhảy lửa, người thầy cúng sẽ chọn ra 8 người đã có tên âm là những người bái tổ tông. Số người này đứng thành hàng ngang, mặt hướng về phía bàn thờ, mỗi người trong tay cầm những lễ vật như dao, liềm, cờ, gà trống: tiến lùi 12 lần, vái 12 cái.
Hết động tác vái thì đi vòng quanh những cái bát đặt sẵn dưới đất để chuẩn bị cắt tiết gà. Sau đó mỗi người lấy một ít tiết gà bôi vào bàn thờ, rồi nhổ vài cái lông gà ở cổ dính vào đó. Nghi thức này có ý nghĩa tiễn các binh mã của tổ tiên. Và ra dấu với các thần linh là dòng họ Chảo đã làm lễ bái âm. Sau đó thầy cúng đốt tiền giấy, rót rựou tiễn đưa tổ tiên về nơi âm phủ. Những người lên đồng làm động tác “thúi tồng” (thoái đồng). Lễ bái âm kết thúc.
Thầy cúng Chảo Sin Taz cho biết thêm nội dung bài ca bái tổ: “Bái tạ âm gian, kính mong âm gian phù hộ độ trì; Thánh ông được phúc, thánh lực bảo thời, thông đến chế lễ nhất lang, chế lễ nhị lang, Phụ Hy tỷ muội. Phù hộ sinh nam nữ, Sinh vàng sinh báu. Phù hộ người già thọ tựa bành tổ, người trẻ lớn như cành vững như gốc. Phù hộ con cháu giàu sang vàng bạc đầy hòm, quàn áo đầy bem; Phù hộ ruộng nương canh tác mùa màng ngũ cốc đầy kho, gia súc đầy chuồng đầy sân. Phù hộ đi học đỗ tú tài, bệnh hoạn được tu tai, vườn đào hàng năm nở rộ; Phù hộ cầu quan tiến chức; Cầu thánh mong thánh mở ân. Mong nhờ âm gian được phúc. Sau khi hết bài cúng thì tất cả con cháu bỏ xấp giấy vào xếp thành đống trước bàn thờ để hoá tiền giao cho âm Phủ.”
Phong tục của người Dao đỏ ở Nậm Pồ xưa và nay đều gìn giữ truyền thống Pái Nhnáng bắt đầu vào đêm 30 tại nhà trưởng dòng họ, để thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn. Đây cũng là dịp để họ cảm tạ các vị gia tiên, thần linh đã phù hộ độ trì họ suốt năm qua, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hoà, dòng họ trên dưới ấm no, hạnh phúc./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sôi nổi Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025
Những ngày này, khi đến công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn của “Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An” năm 2025.

Chương trình nghệ thuật “Thanh Hoá tự hào cùng non sông liền một dải”
Tối ngày 30/4, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình nghệ thuật với chủ đề “Thanh Hoá - Tự hào cùng non sông liền một dải”, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Đêm thơ Nguyễn Duy chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Tối ngày 30/4, tại Công viên Hội An, UBND thành phố Thanh Hóa phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh và Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Thanh Hóa tổ chức Đêm thơ Nguyễn Duy. Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy tới dự.

Lan tỏa phong trào văn nghệ, thể thao ở các xã Nông thôn mới
Mục tiêu của chương trình xây dựng Nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân Nông thôn. Chính vì thế trong quá trình triển khai, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa đồng bộ, tạo điều kiện để phát triển phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng. Đến nay, ở hầu hết các xã Nông thôn mới, các câu lạc bộ văn nghệ, thể thao được thành lập và duy trì hoạt động sôi nổi, hiệu quả.

Công viên nước Sun World Sầm Sơn - Sẵn sàng mùa hè sôi động
Mùa hè đang đến rất gần, mang theo không khí sôi động và là thời điểm lý tưởng cho những hoạt động vui chơi giải nhiệt. Công viên nước Sun World Sầm Sơn, thuộc tổ hợp vui chơi giải trí Sun World tại thành phố biển Sầm Sơn, Thanh Hóa đã sẵn sàng cho một mùa hè đầy hứng khởi.

Đảm bảo an toàn tại các khu du lịch biển dịp lễ 30/4 – 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, lượng du khách đến các khu du lịch biển trên địa bàn Thanh Hóa tăng cao. Các lực lượng chức năng của Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và du khách.

Du lịch, ẩm thực tăng tốc dịp 30/4 - 1/5
Theo Cục Thống kê, quý I năm nay doanh thu dịch vụ lưu trú ăn uống và du lịch tăng khả quan, lần lượt tăng 14% và hơn 18% so với cùng kỳ năm trước.

Hội thi Tinh hoa Ẩm thực xứ Thanh: tôn vinh giá trị văn hóa và tinh thần đoàn kết
Tiếp nối thành công rực rỡ của mùa đầu tiên năm 2024, Hội thi “Tinh hoa Ẩm thực xứ Thanh” lần II đã trở lại, quy tụ 11 đội thi đến từ các tổ chức đồng hương huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Bảo tàng Thanh Hóa – Điểm đến ý nghĩa trong dịp 30/4
Hoà trong không khí của những ngày lịch sử, nhiều người dân và du khách đã lựa chọn Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa làm điểm đến trong kỳ nghỉ lễ này. Không chỉ là nơi lưu giữ ký ức hào hùng của dân tộc, bảo tàng còn là địa chỉ đỏ trong giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Các khu, điểm du lịch biển sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là thời gian lý tưởng để du khách lựa chọn các điểm đến nghỉ dưỡng. Thời điểm này, các dịch vụ lưu trú tại các khu du lịch biển trọng điểm của Thanh Hóa như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa đã sẵn sàng các điều kiện để đón khách du lịch.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.