Phấn đấu xây dựng thành công sản phẩm nước mắm đạt Ocop 5 sao
Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 1 sản phẩm Ocop đạt chuẩn Ocop 5 sao là nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương. Cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của cấp trên, chủ thể sản xuất đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.
Nguyên liệu cá cơm, các trích tươi nhập từ vùng biển địa phương đưa về sơ chế ủ mắm, nước mắm được ủ chượp trong từng chum có nắp đậy đặt trong khu sản xuất sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, quá trình ủ mắm đủ thời gian 18-20 tháng, các công đoạn chế biến, chắt lọc nước mắm thực hiện theo dây chuyền là quy trình sản xuất chủ yếu tạo ra sản phẩm nước mắm chất lượng của Công ty TNHH nước mắm Cự Nham do anh Thạch Văn Hiểu làm chủ. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để sản phẩm của công ty tham gia xét chấm điểm Ocop 5 sao trong năm nay.

Anh Thạch Văn Hiểu, Giám đốc Công ty TNHH nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Anh Thạch Văn Hiểu, Giám đốc Công ty TNHH nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Từ khâu đầu vào, chúng tôi đã chọn lựa những sản phẩm chất lượng của người dân địa phương, bao bì sản phẩm cũng được hoàn thiện đẹp mắt hơn, khi đưa vào siêu thị được người dân tin dùng và lựa chọn nhiều."
Sản phẩm nước mắm Cự Nham được công nhận Ocop 4 sao năm 2021. Sau khi đạt chuẩn, công ty đã đầu tư chỉnh trang lại cơ sở sản xuất. Đồng thời, liên kết với các chủ tàu thuyền tại địa phương nhập nguồn nguyên liệu ổn định; đầu tư thêm các thiết bị cần thiết nhằm nâng cao năng lực chế biến và chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, công ty có hơn 300 chum sành, 11 bể muối mắm gối vụ, đảm bảo nguồn cung quanh năm cho thị trường. Sản phẩm nước mắm truyền thống của công ty đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam công nhận Bảo hộ chỉ dẫn địa lý, đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng năm, công ty cung cấp cho thị trường gần 200.000 lít mắm. Đến nay, sản phẩm nước mắm Cự Nham đã có mặt trên kệ hàng ở các siêu thị, cửa hàng lớn trong và ngoài tỉnh.

Anh Thạch Văn Hiểu, Giám đốc công ty TNHH nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết, khi sản phẩm được chứng nhận Ocop 5 sao được xem như là giấy thông hành khi đến với các thị trường trong và ngoài tỉnh, đây sẽ là tiền đề để doanh nghiệp phát triển thương hiệu và sản phẩm trong thời gian tới.

Ông Lê Văn Lành, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Văn Lành, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết năm nay, đảng ủy, UBND xã rất quan tâm sản phẩm nước mắm Cự Nham để xây dựng sản phẩm Ocop 5 sao, không chỉ cạnh tranh thị trường trong vào ngoài tỉnh mà còn xuất khẩu đến thị trường quốc tế.
Hiện nay, công ty đang xây dựng thêm một nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng sản lượng phục vụ xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty cũng đang nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ trình hội đồng thẩm định Trung ương xét, công nhận đạt chuẩn Ocop 5 sao. Đây được xem là cơ hội để quảng bá sản phẩm, giúp gia tăng giá trị thương hiệu và tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Dệt may đa dạng hoá thị trường và mặt hàng để ổn định xuất khẩu
Thị trường Mỹ hiện chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Do đó, khi Mỹ điều chỉnh tăng thuế quan mới sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dệt may. Trong bối cảnh này, việc chủ động đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi xanh, mở rộng thị trường mới đang là những bước đi phù hợp giúp các doanh nghiệp dệt may ở Thanh Hoá ổn định sản xuất và xuất khẩu.

Đảm bảo các quy định khi xuất khẩu vào thị trường EU
Thị trường EU đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này. Đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thủy sản, sản phẩm công nghiệp. Đây cũng là sức ép đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thấp hơn quy định
Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất huy động cũng như cho vay của các ngân hàng đã giảm hơn so với thời gian trước đây. Đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn đã giảm xuống thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thanh Hóa hỗ trợ tích tụ 5.000 ha đất sản xuất lúa quy mô lớn
Thực hiện Nghị quyết số 192 ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 25 tỷ đồng thuê đất để tích tụ, tập trung đất đai sản xuất lúa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình VietGap với tổng diện tích hỗ trợ 5.000 ha.

Chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap
Nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại vào chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap, nhằm thúc đẩy quy trình sản xuất sạch và bền vững. Nhờ đó,giảm dịch bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư và cho lợi nhuận cao hơn.

Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao
Chiều ngày 23/4, tại huyện Yên Định, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Định tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ bền vững, gắn với tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn".

Thanh Hóa tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Quý 1 năm nay, Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức 7,57%. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với mục tiêu 9,79% trở lên trong kịch bản tăng trưởng quý 1. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, đây vẫn được xem là mức tăng trưởng tích cực.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp ưu tiên nguồn lực, tập trung đầy nhanh tiến độ thi công dự án. Đồng thời, chỉ đạo các sở ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

Các ngân hàng khuyến khích gửi tiền kỳ hạn dài ở các ngân hàng
Tiền gửi có kỳ hạn là một hình thức đầu tư sinh lời an toàn giúp khách hàng tích lũy tài chính dần dần để thực hiện những mục tiêu lớn trong cuộc sống. Hiện các ngân hàng đang áp dụng các mức lãi suất huy động khác nhau khi khách hàng gửi tiền các kỳ hạn dài từ 24 đến 36 tháng.

Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025
Bộ Tài chính cho biết lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán; tổng chi ước đạt 428 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán. Nhờ đó, ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.