Phản hồi của giáo viên, học sinh về chương trình mới lớp 10 THPT
Năm học này là năm đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với cấp THPT, áp dụng cho lớp 10. Qua gần 2 tháng thực hiện, mặc dù có những khó khăn, nhưng nhờ sự chuẩn bị chu đáo từ phía các nhà trường và thầy cô giáo, học sinh lớp 10 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quen với chương trình mới và ổn định học tập.
Những ngày đầu tiên học môn Hóa học theo chương trình mới, hầu hết học sinh lớp 10B2, trường THPT Triệu Sơn 4 khá bỡ ngỡ với sự thay đổi về cách gọi tên các nguyên tử, nguyên tố, hợp chất…Thay vì đọc danh pháp Hóa học theo phiên âm tiếng Việt như trước, giờ đây các em sẽ đọc theo phiên âm quốc tế bằng tiếng Anh. Để giúp học sinh làm quen với sự thay đổi này, giáo viên bộ môn đã phiên âm những tên khó, và hướng dẫn học sinh cách đọc sao cho chính xác.
Giờ học Âm nhạc của học sinh lớp 10 trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Thanh Hóa - môn học tự chọn lần đâu tiên được dạy ở bậc THPT. Vượt qua những bỡ ngỡ ban đầu, với sự truyền đạt, hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo bộ môn, các em học sinh đã có thể cùng nhau biểu diễn âm nhạc và làm chủ sân khấu. Mỗi giờ học vì thế đều trôi qua trong sự hăng say, hứng khởi của cả cô và trò.
Cô giáo Châu Lệ Hồng - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Với đặc thù là môn giáo dục nghệ thuật, hướng học sinh tới sự phát triển toàn diện, bản thân tôi thấy rất thuận lợi vì đã có sách giáo khoa để giảng dạy. Quan điểm của tôi là làm sao cho học sinh yêu thích bộ môn, hướng tới một môi trường thân thiện, ngôi trường hạnh phúc. Nhìn chung học sinh rất hứng khởi, một số em bộc lộ rõ năng khiếu."
Theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, nếu như ở cấp Tiểu học và THCS, nội dung dạy học được thiết kế "tích hợp" liên môn, thì ở bậc THPT, chương trình được xây dựng theo hướng phân hóa và gần với định hướng nghề nghiệp của học sinh. Ngoài 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh có thể lựa chọn 4 trong tổng số 9 môn học lựa chọn thuộc 3 nhóm: Khoa học Xã hội; Khoa học Tự nhiên; Công nghệ và Nghệ thuật. Khi dạy chương trình mới, giáo viên sẽ phải đổi mới phương pháp, tránh lối truyền thụ một chiều theo kiểu đọc - chép, mà phải trao cơ hội nhiều hơn cho học sinh được tương tác, thực hành và vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Thầy giáo Phạm Viết Cương - Trường THPT Triệu Sơn 4, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, điểm mới trong chương trình ngữ văn 10 là kết cấu bài học cũng không theo lịch sử giai đoạn như trước kia mà theo chủ đề, chủ điểm và đặc trưng thể loại. Chương trình mới đòi hỏi phương pháp mới, kỹ năng mới, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư hơn về thời gian, phải tâm huyết, tìm tòi, quan trọng nhất là đổi mới chính mình cả về tư duy và phương pháp.
Mặc dù nội dung chương trình lớp 10 mới có nhiều đổi mới, phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại, nhưng trong quá trình thực hiện, nhiều trường gặp khó khăn do thiếu cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thiếu giáo viên các môn nghệ thuật, tin học...Để khắc phục những khó khăn này, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho tỉnh đầu tư gói thiết bị dạy học cho khối lớp 10, tuyển dụng thêm giáo viên, điều động giáo viên dạy liên cấp, liên trường; quyết tâm triển khai chương trình mới đảm bảo yêu cầu về chất lượng và mục tiêu đề ra.
Từ ngày 14/2, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29 năm 2024 về dạy thêm, học thêm, sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 14/2. Thông tư quy định cụ thể về các trường hợp không được tổ chức dạy thêm cũng như cơ chế giám sát hoạt động dạy thêm, học thêm trong và ngoài nhà trường từ 14/02/2025 gồm:
Hợp tác giữa trường Cao đẳng Y dược Hợp Lực và trường Đại học Quốc gia An - Dong Hàn Quốc
Chiều ngày 9/1, Trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác quan trọng với Trường Đại học quốc gia An – Dong, một trong những trường đại học uy tín hàng đầu tại Hàn Quốc. Đây là dấu mốc đánh dấu sự hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo và mở ra nhiều cơ hội học tập, nghiên cứu cho sinh viên 2 trường.
Trường Đại học Hồng Đức khai giảng Chương trình Học bổng tiếng Anh Access
Trường Đại học Hồng Đức vừa tổ chức khai giảng Chương trình Học bổng tiếng Anh Access – một dự án hợp tác với Văn phòng Tiếng Anh Khu vực (RELO) thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ, tại Hà Nội.
Bỏ hình thức thi tuyển vào lớp 6 từ năm 2025
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 30 ngày 30/12/2024 quy định rõ, hàng năm chỉ tổ chức 1 lần tuyển sinh trung học cơ sở và được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Như vậy, theo quy chế mới, từ năm 2025 sẽ không còn phương thức thi tuyển vào lớp 6. Điều này nhằm giảm áp lực cho học sinh, cha mẹ học sinh và cơ sở giáo dục.
Trao quà Tết cho học sinh mồ côi, khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn
Trường Đại học Hồng Đức vừa tổ chức trao quà tết cho học sinh mồ côi, khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Thanh Hóa tuyên dương sinh viên 5 tốt, học sinh 3 tốt, học sinh 3 rèn luyện
Ngày 08/01, Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội Sinh viên Việt Nam ( 09/01/1950 – 09/01/2025); đồng thời tuyên dương học sinh, sinh viên đạt các danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”.
Tăng cường giáo dục về biến đổi khí hậu cho học sinh, sinh viên
Sau 4 tháng đi vào hoạt động, Trung tâm Giáo dục biến đổi khí hậu tại trường Đại học Hồng Đức đã và đang triển khai nhiều chương trình thiết thực, hiệu quả, góp phần giáo dục về biến đổi khí hậu, nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá về bảo vệ môi trường.
Trường Đại học Hồng Đức tuyên dương sinh viên xuất sắc, sinh viên giỏi
Sáng ngày 08/01, Trường Đại học Hồng Đức đã tuyên dương, khen thưởng 95 sinh viên xuất sắc và gần 800 sinh viên giỏi tiêu biểu của năm học 2023 - 2024.
Huyện Quảng Xương trao thưởng cho giáo viên và học sinh đạt thành tích xuất sắc năm học 2024-2025
Ngày 7/1, huyện Quảng Xương đã tổ chức hội nghị trao thưởng cho tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024-2025.
Giúp trẻ khuyết tật hoà nhập học đường
Trong thời gian qua, việc tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập và hoà nhập với bạn bè cùng trang lứa luôn được các nhà trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm. Môi trường học tập đa dạng giúp trẻ khuyết tật không chỉ tiếp cận kiến thức mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội với bạn bè. Từ đó, nhà trường trở thành nơi trao gửi yêu thương, tạo động lực để các em vươn lên trong cuộc sống.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.