Phát huy giá trị di sản tại các bảo tàng
Xứ Thanh có một khối lượng đồ sộ những di sản, cổ vật mang giá trị cao về văn hóa, lịch sử. Một phần những di sản ấy nằm trong các bảo tàng, một thiết chế văn hóa đặc biệt, có vai trò lưu trữ hệ thống hiện vật, chứng tích lịch sử quan trọng. Việc phát huy giá trị di sản tại các bảo tàng góp phần giáo dục truyền thống và lan tỏa ý thức trân trọng văn hóa lịch sử của quê hương, đất nước trong các tầng lớp nhân dân.
Thời gian qua, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã làm tốt công tác sưu tầm, lưu giữ, bảo quản và trưng bày hiện vật, tư liệu lịch sử. Từ năm 2010 đến nay, với việc thực hiện Đề án "Sưu tầm, bảo quản và chỉnh lý nội dung, hình thức trưng bày Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2010-2020" ( do Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt), hoạt động của các phòng, ban tại Bảo tàng trở nên quy củ và hiệu quả hơn. Kho lưu trữ của Bảo tàng hiện có hơn 30.000 đơn vị hiện vật liên quan đến các nền văn hóa, các thời kỳ lịch sử. Đặc biệt, có 3 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam năm 2013. Những hiện vật gốc độc bản, có giá trị đặc biệt về văn hóa, lịch sử đang được lưu giữ, trưng bày tại đây góp phần phục vụ nhu cầu tham quan, học tập, nghiên cứu của đông đảo nhân dân và du khách. Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa cũng đã xây dựng được Website riêng để cập nhật thông tin, giúp công chúng thuận tiện hơn trong việc tìm hiểu, tham quan tại đây.
Ra đời năm 2006, Bảo tàng cổ vật Hoàng Long là bảo tàng tư nhân đầu tiên được thành lập ở Thanh Hóa cũng như cả nước. Tại đây lưu giữ hơn 16 nghìn hiện vật, với 17 bộ sưu tập đồ cổ tiêu biểu. Vào cuối tuần hoặc các dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Bảo tàng 18/5, ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, Bảo tàng cổ vật Hoàng Long thường tổ chức "chợ đồ xưa", để những người yêu văn hóa cổ có cơ hội tham quan, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, sở thích về cổ vật.

Hiện nay, nhiều địa phương, cơ quan, nhà trường, đơn vị du lịch lữ hành cũng tham gia rất tích cực vào việc phát huy giá trị di sản, thông qua việc chủ động tổ chức các đoàn tham quan bảo tàng, nhằm tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa lịch sử, giáo dục truyền thống. Các nhà trường tổ chức giờ học ngoại khóa đến với bảo tàng ngày càng nhiều hơn. Nhiều tour du lịch cũng được thiết kế thêm điểm đến là các bảo tàng. Các hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức trong nhân dân về giá trị di sản, lan tỏa những giá trị cốt lõi vĩnh hằng ấy trong đời sống, trao truyền qua nhiều thế hệ, góp phần bảo tồn và phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc của quê hương, đất nước.

Thanh Hóa phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch
Thanh Hóa là tỉnh có tài nguyên di sản văn hóa phong phú và độc đáo với nhiều phong tục, tập quán, nghệ thuật kiến trúc, lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc... của các dân tộc anh em cùng sinh sống. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đã và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo ngành văn hóa thể thao và lịch, các địa phương thực hiện. Từ đó, giá trị của di sản ngày càng được nâng lên, phục vụ tốt cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Việt Nam là điểm đến du lịch yêu thích hàng đầu của người Hàn Quốc
Cơ quan Phụ trách Nhập cư thuộc Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã công bố số liệu cho thấy trong 9 tháng năm 2023, người Hàn Quốc đi du lịch nước ngoài tăng đột biến và Việt Nam đứng thứ 2 trong số các điểm du lịch được yêu thích.

Phiên chợ vùng cao
Chợ phiên là nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao. Chợ phiên không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa, mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ và giao lưu của đồng bào các dân tộc sinh sống quanh vùng.

Về Thanh Hóa thưởng thức bánh Gai Tứ trụ - Thọ Xuân
Vùng đất Thọ Xuân, Thanh Hóa vốn là nơi sinh ra hai vị anh hùng dân tộc: Hoàng đế Lê Đại Hành đánh thắng quân xâm lược Tống vào cuối thế kỷ 10 và Hoàng đế Lê Thái Tổ đánh thắng quân Minh vào đầu thế kỷ 15. Không chỉ vang danh là đất quý hương của hai đời vua, Thọ Xuân còn nổi tiếng với nhiều đặc sản ẩm thực. Và tiêu biểu nhất phải nhắc đến chính là món Bánh gai Tứ trụ thơm ngon nức tiếng gần xa.

UNESCO vinh danh đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Mới đây, tại phiên họp Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) lần thứ 42 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các "Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2024-2025", trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Như vậy, Việt Nam đã có 7 danh nhân được UNESCO vinh danh, cùng tham gia kỷ niệm là Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chu Văn An, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu và Lê Hữu Trác.

Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa tổ chức tọa đàm nhân ngày di sản Việt Nam 23/11
Sáng ngày 23/11, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tọa đàm nhân ngày Di sản Việt Nam 23/11.

Thanh Hóa với công tác bảo tồn phát huy các giá trị di sản, di tích lịch sử văn hóa
Trong những năm vừa qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nhiều giải pháp, huy động đa dạng các nguồn lực để thực hiện công tác bảo vệ, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản gắn với phát triển du lịch, đạt được những kết quả quan trọng.

Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027
Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Ngày 22/11/2023 tại Paris (Pháp), trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước Di sản thế giới), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 - 2027 với 121/171 phiếu hợp lệ.

Việt Nam là 1 trong 12 quốc gia có chất lượng sống tốt nhất châu Á
Theo tạp chí kinh tế Insider Monkey, Việt Nam đứng thứ 12 trong số những quốc gia có chất lượng sống tốt nhất châu Á.

Tăng cường hợp tác báo chí Việt Nam - Thái Lan
Nhận lời mời của Hội Nhà báo Thái Lan, đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam do Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nguyễn Đức Lợi dẫn đầu đã thăm, làm việc tại Thái Lan từ ngày 21 đến 25/11 nhằm tăng cường hợp tác giữa hội báo chí của hai nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.