Phát huy giá trị Di tích lịch sử Lam Kinh xứng tầm Di tích quốc gia đặc biệt
Năm 2012, Khu di tích Lam Kinh đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Lam Kinh luôn được Đảng, Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa quan tâm, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong lịch sử dân tộc. Với bề dày lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên, giờ đây, Lam Kinh đang trở thành một trong những điểm đến văn hóa, tâm linh hấp dẫn bậc nhất của xứ Thanh.
Mặc dù đã tìm hiểu về Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, nhưng lần đầu tiên vượt quãng đường hơn 150km về thăm nơi đây, chị Nguyễn Thị Thanh Phương vẫn ngỡ ngàng và ấn tượng trước các công trình quy mô, bề thế và một không gian Lam Kinh xanh, tĩnh lặng, linh thiêng.
Còn đối với chị Nguyễn Thị Hà, một người con của Thọ Xuân sinh sống xa quê, dù năm nào, gia đình chị cũng về Lam Kinh dâng hương vào dịp lễ, tết nhưng mỗi lần được đặt chân lên vùng đất tổ linh liêng này, chị và người thân đều rất xúc động, tự hào và vui mừng nhận thấy dấu tích đền đài vàng son một thuở đang dần hiện hữu.
Để có được một Lam Kinh như ngày nay, từ năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án phục hồi, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích. Đến nay, đã có khoảng 20 hạng mục công trình được tu bổ, phục dựng với kinh phí lên đến hàng trăm tỷ đồng. Năm 2022, tại kỳ họp thứ 9, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa 18 đã ban hành Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo một số hạng mục của Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh với tổng kinh phí gần 200 tỷ đồng. Dự kiến, Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2025, góp phần hồi sinh diện mạo bề thế và linh thiêng của cố đô Lam Kinh - kinh đô thứ hai của triều đại huy hoàng nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.
Cùng với sự quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành, thời gian qua, Ban quản lý Khu di tích đã nỗ lực làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích. Các dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao theo hướng chuyên nghiệp, văn minh, thân thiện. Hoạt động quảng bá, kết nối du lịch cũng được Ban quản lý đẩy mạnh dưới nhiều hình thức, thu hút ngày càng đông du khách.
Với những giá trị, ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, sự quan tâm giữ gìn, phát huy của hậu thế, Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đang trở thành điểm du lịch văn hóa - lịch sử trọng điểm của tỉnh Thanh Hóa và của quốc gia.
Thành nhà Hồ miễn phí tham quan nhân Ngày di sản Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
Huyện Ngọc Lặc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Pồn Pôông
Lễ hội Pồn Pôông mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường Thanh Hóa. Tại Ngọc Lặc, nơi lễ hội Pồn Pôông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân trên địa bàn huyện đã tích cực gìn giữ, để giá trị của lễ hội luôn được bảo tồn, phát huy trong đời sống cộng đồng.
Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, hội nhập và phát triển bền vững
Những năm qua, thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ III, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng bào các dân tộc đã đoàn kết thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa.
Đêm nhạc tháng 11 "Tình khúc cho người"
Tháng 11 này, đêm nhạc của TTV sẽ quay trở lại với sự xuất hiện của ngọc nữ Bolero Tố My cùng loạt tình khúc ngọt ngào, lãng mạn làm đắm say lòng người và 2 giọng ca khách mời: Ngọc Phụng - Quán quân Solo cùng Bolero 2019 và Jack Long - Á quân Tuyệt đỉnh song ca 2023.
Lễ hội đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024
Trong 2 ngày 16 và 17/11, thị xã Nghi Sơn đã tổ chức Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, tưởng nhớ 390 năm ngày mất Danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ.
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.