Phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ nước ngoài
Thời gian qua, công tác thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Các chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài kết hợp, lồng ghép với các kế hoạch, chương trình của địa phương đã góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh.
Dự án "Tăng cường và phát triển năng lực hành động cho phụ nữ dân tộc thiểu số nhằm phát triển sinh kế và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước" được Tổ chức GRET triển khai trên địa bàn thôn Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước từ tháng 1/2021. Với mục tiêu hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân, nhất là phụ nữ, dự án đã hỗ trợ thành lập nhóm phụ nữ hợp tác phát triển du lịch; thành lập đội xe lai; tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ du lịch cộng đồng; kỹ năng truyền thông, giới thiệu dịch vụ du lịch trên mạng xã hội… từ đó giúp người dân nâng cải thiện cuộc sống, tăng thêm thu nhập.

Chị Lò Thị Tùi, Thôn Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Từ khi thành lập nhóm phụ nữ phát triển du lịch, tôi thấy nhóm của mình hoạt động rất hiệu quả, ví dụ nhóm xe lai thực hiện rất là tốt, các nhà nghỉ homestay gọn gàng, sạch sẽ, khách đến với Bản ngày càng đông."
Cùng với thôn Kho Mường, dự án "Tăng cường và phát triển năng lực hành động cho phụ nữ dân tộc thiểu số nhằm phát triển sinh kế và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước" được triển khai tại 31 thôn vùng lõi và vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc 5 xã của huyện với khoảng 6.770 phụ nữ dân tộc Thái và Mường được thụ hưởng. Bên cạnh việc quan tâm tài trợ, xây dựng các mô hình kinh tế, tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống cho người dân, dự án còn hướng đến mục tiêu thay đổi suy nghĩ, nhận thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên, phòng chống biến đổi khí hậu.


Bà Lò Thị Dưng, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá
Bà Lò Thị Dưng, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Hiệu quả rõ rệt nhất mà dự án mang lại từ khi địa phương được tiếp nhận đó là phát triển kinh tế được tăng lên, bà con nhân dân cũng có ý thức bảo vệ môi trường hơn, ngoài ra chị em nâng cao được rất nhiều kỹ năng, từ kỹ năng bán hàng, kỹ năng tiếp khách, phục vụ các dịch vụ khi du khách về với địa phương."

Ông Nguyễn Kim Trọng, Cán bộ dự án của tổ chức GRET tại huyện Bá Thước
Ông Nguyễn Kim Trọng, Cán bộ dự án của tổ chức GRET tại huyện Bá Thước chia sẻ: "Sau hai năm triển khai thực hiện dự án, tôi thấy hiện nay các nhóm của dự án đã đạt được các kết quả như mong muốn. Trong thời gian tới, dự án đang tiếp tục hoàn thiện nốt chương trình đào tạo cho chị em để nâng cao năng lực làm du lịch. Chúng tôi đang tích cực tìm kiếm và phát triển các dịch vụ du lịch mới để giúp chị em, giúp các nhóm tạo được những dịch vụ mới, nhằm nâng cao thu nhập từ du lịch."
Trong giai đoạn 2020 đến nay, đã có 56 tổ chức Phi Chính phủ nước ngoài được cấp giấy đăng ký hoạt động và thực hiện 151 chương trình, dự án viện trợ tại tỉnh Thanh Hóa, giá trị giải ngân ước đạt khoảng 221,6 triệu USD. Trong đó, các chương trình, dự án viện trợ tập trung vào các lĩnh vực: phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục và đào tạo; y tế; bảo vệ môi trường, phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết các vấn đề xã hội; phi dự án và cứu trợ khẩn cấp. Các chương trình, dự án chủ yếu tập trung tại khu vực miền núi, vùng ven biển; vùng đồng bằng. Các khoản viện trợ không hoàn lại của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài vào tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là các vùng hưởng lợi trực tiếp từ dự án.


Ông Trần Trung Độ, Chủ tịch Hội nông dân xã Nga Thuỷ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Ông Trần Trung Độ, Chủ tịch Hội nông dân xã Nga Thuỷ, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Trong quá trình tổ chức thực hiện dự án của Tổ chức bánh mì thế giới với mục đích dựa vào cộng đồng trồng và bảo vệ rừng, giúp chống thiên tai và bảo vệ môi trường. Thông qua dự án cán bộ hội viên, và những đối tượng dễ tổn thương như người già phụ nữ được tham gia hoạt động sinh kế của dự án.Thông qua các nhóm sinh kế đã giúp cho các hộ gia đình khó khăn tham gia phát triển kinh tế như nuôi ong lấy mật, nuôi vịt lấy trứng, đặc biệt ủ men vi sinh để chăm bón cho cây trồng, giúp cho các gia đình phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững."
Nhờ nỗ lực trong xúc tiến viện trợ, thời gian qua, công tác thu hút viện trợ phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước. Công tác quản lý viện trợ phi chính phủ nước ngoài của tỉnh vừa đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; vừa thông thoáng, nhanh gọn. Các tổ chức khi triển khai các chương trình, dự án tại Thanh Hoá đều nhận được sự phối hợp chặt chẽ, đồng hành tích cực của cấp uỷ, chính quyền và người dân.

Bà Trần Bích Thuỷ, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Help Age International
Bà Trần Bích Thuỷ, Giám đốc Quốc gia Tổ chức Help Age International cho biết thêm: "Tổ chức chúng tôi bắt đầu làm việc và hỗ trỡ cho tỉnh Thanh Hoá từ năm 2009, đến nay chúng tôi đã triển khai 6 dự án nhằm hỗ trợ cho người cao tuổi ở tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là người cao tuổi khó khăn. Hơn 10 năm qua, chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình, trách nhiệm của chính quyền các cấp, Hội người cao tuổi tỉnh. Do vậy khi chúng tôi thực hiện các dự án, chúng tôi rất là yên tâm, bởi vì nếu có vướn mắc gì thì luôn có các cơ quan chức năng đồng hành cùng chúng tôi để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đó."
Trong giai đoạn 2022-2027, trên địa bàn đã vận động được nguồn vốn cam kết viện trợ đạt khoảng 9,64 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, các chương trình, dự án viện trợ tập trung vào các lĩnh vực: phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, y tế; bảo vệ môi trường, phòng ngừa giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu; giải quyết các vấn đề xã hội... Đây là những chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên, được tỉnh đặc biệt quan tâm, hỗ trợ, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của người được hưởng lợi, nhất là các đối tượng yếu thế, khó khăn trong xã hội, mà các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chương trình mục tiêu, giảm nghèo chưa vươn tới được và có sự hỗ trợ khẩn cấp, kịp thời.


Ông Lê Thành Đồng, Quản lý dự án Tổ chức Good Neighbors International tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Thành Đồng, Quản lý dự án Tổ chức Good Neighbors International tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ: "Bắt đầu từ năm 2013 thì tổ chức Good Neighbors International có mặt tại địa bàn tỉnh Thanh Hoá và trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Các lĩnh vực hoạt động của tổ chức gồm bảo vệ và bảo trợ trẻ em, giáo dục, sức khoẻ, phát triển sinh kế, cứu trợ khẩn cấp và quan hệ đối tác. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, thời gian tới chúng tôi tiếp tục bám sát mục tiêu đã đề ra và bám sát các kế hoạch định hướng của địa phương để cùng phối hợp với địa phương làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ trẻ em, công tác phát triển nông thôn góp phần hơn nữa vào phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện."
Để đổi mới và thu hút nhiều hơn các chương trình, các dự án viện trợ, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch xúc tiến, cung cấp thông tin về nhu cầu vận động viện trợ của tỉnh đến các nhà tài trợ. Cùng với đó, tỉnh Thanh Hoá sẽ tiếp tục tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; đồng hành, phối hợp cùng các tổ chức trong quá trình thực hiện các chương trình dự án; điều hành giám sát để đảm bảo các bên liên quan sử dụng nguồn viện trợ đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng nhằm phát huy hiệu quả tốt, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu mà các bên cùng hướng tới.

Thực hiện tốt công tác vận động phi chính phủ nước ngoài không chỉ góp phần tích cực vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà qua đó còn tăng cường hoạt động đối ngoại nhân dân, đưa được hình ảnh về những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Việt Nam nói chung đến với bạn bè quốc tế.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.

Tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý di tích và hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Giá vé máy bay dịp lễ 30/4 và 1/5 tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng
Giá vé máy bay trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 đã tăng từ 500.000 - 1 triệu đồng so với ngày thường. Do vậy, nhiều người dân đã chuyển hướng di chuyển bằng ô tô, tàu lửa và đặt tour theo nhóm để tiết kiệm chi phí.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.