Phát huy tiềm năng rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái
Thanh Hóa hiện có trên 648 nghìn ha đất có rừng, trong đó có 393 nghìn ha rừng tự nhiên. Với hệ sinh thái rừng đa dạng, phong phú, là nơi tập trung và phân bố của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, những năm qua, các địa phương, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều giải pháp phát huy tiềm năng rừng gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng.
Với trên 4000 ha rừng nguyên sinh, Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chứa đựng sự đa dạng sinh học rất cao, trong đó có nhiều loài động thực vật đặc hữu được ghi trong sách đỏ Việt Nam.
Đến với Xuân Liên, du khách có cơ hội được khám phá những khu rừng già trên đỉnh núi cao, với quần thể cây sa mu hàng nghìn năm tuổi, được trải nghiệm các thác nước đẹp hoặc đi thuyền ngắm cảnh trên hồ Cửa Đạt, chèo thuyền kayak. Một điểm đến du lịch xanh đang dần hình thành rõ nét. Mỗi năm nơi đây đón trên 2500 lượt khách đến thăm quan.
Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia Việt Nam cho biết: "Mới đi sẽ rất mệt nhưng khi vào rừng mọi mệt mỏi sẽ tan biến hết, không khi trong lành. Khi đến khu rừng này có những mọi người thấy sự khác biệt nhiều cây gỗ lớn, nhắm mắt này nghe tiếng chim và tiếng ve sẽ thấy vô cùng tuyệt vời".
Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh có tổng diện tích hơn 200ha, trong đó có trên 100ha rừng tự nhiên lâu năm. Theo khảo sát chưa đầy đủ, rừng Lam Kinh có khoảng 300-400 loài thực vật, trong đó có tới 80 loài gỗ quý như: lim, lát, dổi, de, vù hương và nhiều loài dược liệu quý. Đặc biệt, có 13 cây được công nhận là cây di sản Việt Nam. Sự hòa quyện giữa rừng cây cổ thụ xanh mát với các di tích lịch sử đã mang tới những trải nghiệm thú vị cho du khách.
Anh Nguyễn Xuân Ngọc, Du khách đến từ huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình chia sẻ: "Là một du khách chúng tôi thấy ở đây một hệ sinh thái rất hài hòa, con người ta sống rất gần với thiên nhiên. Với khu di tích Lam kinh như thế này du khách nên đến ít nhất một lần để trải nghiệm để về với vùng cố đô của đất nước".
Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 648 ha rừng tự nhiên, tập trung chủ yếu ở Vườn Quốc gia Bến En, 3 khu bảo tồn thiên nhiên: Xuân Liên, Pù Hu, Pù Luông và 2 khu bảo tồn loài Nam Động, Sến Tam Quy, 8 ban quản lý rừng phòng hộ và 11 khu bảo tồn danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa. Nơi nào cũng có những đặc trưng riêng để phát triển du lịch. Phát huy lợi thế đó, Thanh Hóa đã phát triển được 30 khu du lịch sinh thái có rừng.
Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, mỗi năm Thanh Hóa thu hút hàng chục nghìn lượt du khách đến các điểm du lịch sinh thái và các điểm di tích có rừng.
Ông Phạm Anh Tám, Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân cho biết: "Xuân Liên là một trong những đơn vị bảo tồn được công nhận sớm đề án phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển chưa tương xứng. Một trong những nguyên nhân chính là vướng mắc thủ tục đầu tư thu hút thuế môi trường rừng. Chúng tôi đang kì vọng tới đây sửa đổi Nghị định 156 về hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp để thu hút đầu tư phát triển hơn nữa về du lịch".
Ông Lê Văn Sơn, Phó Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đơn vị tăng cường kiểm tra an ninh rừng đảm bảo sự nguyên vẹn của khu bảo tồn, tránh như tác động xấu vào tài nguyên rừng. Thứ 2 là tham mưu cho Chi cục kiểm lâm phối hợp với các cơ quan đầu ngành điều tra, đánh giá các hệ động thực vật đảm bảo phát hiện các loại mới cũng như củng cố nguồn gien của các loại cũ đã nghiên cứu. Đồng thời quảng bá, giới thiệu để hu hút các nhà khoa học, các đoàn tham quan thám hiểm rừng đến với khu bảo tồn".
Rừng không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn có tiềm năng rất lớn để phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ khác… Vì vậy, các địa phương, đơn vị có rừng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần có định hướng phát triển đúng đắn và phù hợp, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực đến rừng và môi trường tự nhiên, nhằm gia tăng lợi ích của rừng đối với cuộc sống của con người.
Thành nhà Hồ miễn phí tham quan nhân Ngày di sản Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 – 23/11/2024), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ sẽ miễn 100% phí trong ngày 23/11 cho du khách đến tham quan và trải nghiệm di sản Thành Nhà Hồ.
Huyện Ngọc Lặc bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội Pồn Pôông
Lễ hội Pồn Pôông mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mường Thanh Hóa. Tại Ngọc Lặc, nơi lễ hội Pồn Pôông được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân trên địa bàn huyện đã tích cực gìn giữ, để giá trị của lễ hội luôn được bảo tồn, phát huy trong đời sống cộng đồng.
Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, hội nhập và phát triển bền vững
Những năm qua, thực hiện Quyết tâm thư Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ III, đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nỗ lực phấn đấu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đồng bào các dân tộc đã đoàn kết thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa.
Đêm nhạc tháng 11 "Tình khúc cho người"
Tháng 11 này, đêm nhạc của TTV sẽ quay trở lại với sự xuất hiện của ngọc nữ Bolero Tố My cùng loạt tình khúc ngọt ngào, lãng mạn làm đắm say lòng người và 2 giọng ca khách mời: Ngọc Phụng - Quán quân Solo cùng Bolero 2019 và Jack Long - Á quân Tuyệt đỉnh song ca 2023.
Lễ hội đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ năm 2024
Trong 2 ngày 16 và 17/11, thị xã Nghi Sơn đã tổ chức Lễ hội Đền thờ Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, tưởng nhớ 390 năm ngày mất Danh nhân văn hóa, quân sự Thái sư Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ.
Hiên ngang đồi Quyết Thắng
Hàm Rồng - một thắng tích nổi tiếng, nơi đây sông núi ruộng đồng, xóm làng, phố xá hòa quyện đan xen, tạo thành cảnh quan kỳ vĩ rất sinh động với nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng còn sống mãi với thời gian. Trong quần thể di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, nổi bật là 2 chữ “Quyết thắng” trên ngọn núi Cánh Tiên lừng lững, hiên ngang, chứng kiến bao đổi thay của vùng đất Hạc thành.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Bình yên tại thiên đường nghỉ dưỡng Lamori
Trong mỗi chuyến hành trình đến với Xứ Thanh, du khách đều có những trải nghiệm mới mẻ và hấp dẫn chờ đón. Ngày hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị một điểm nghỉ dưỡng với vẻ huyền ảo đầy cuốn hút - đó chính là LAMORI Resort, tọa lạc tại xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân.
Tây Ninh - Điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất vùng Đông Nam Bộ
Trong những năm qua, Tây Ninh đang vươn mình mạnh mẽ thành điểm đến hấp dẫn của Đông Nam Bộ, với bức tranh du lịch đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên độc đáo.
Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI trong lĩnh vực Văn hóa - Thể thao - Du lịch
Chiều ngày 14/11, Sở Văn hoá – Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị bàn giải pháp cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI).
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.