Phát huy vai trò chính quyền địa phương xây dựng sản phẩm OCOP
Thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã vào cuộc tích cực để hỗ trợ các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP, từ đó đã khuyến khích, động viên các chủ thể xây dựng thành công nhiều sản phẩm OCOP.
Trước đây, cơ sở sản xuất bánh đa nem của gia đình anh Lê Văn Duy, xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa chủ yếu sản xuất thủ công, năng suất thấp, lại không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu năm 2024, được xã lựa chọn xây dựng sản phẩm OCOP và hỗ trợ 50 triệu đồng, anh Duy đã vay mượn thêm để đầu tư hệ thống máy móc tăng công suất lên gấp 10 lần so với trước đây. Chính quyền địa phương cũng hỗ trợ cơ sở hoàn thiện các nội dung theo quy định Bộ tiêu chí OCOP. Nhờ đó, sản phẩm bánh đa nem Duy Phát của gia đình anh đã được công nhận đạt OCOP 3 sao năm 2024.
Anh Lê Văn Duy, Cơ sở bánh đa nem Duy Phát, xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, khi sản phẩm đạt OCOP được người tiêu dùng rất tin tưởng, sử dụng sản phẩm. Sắp tới cơ sở sẽ tiếp tục mở rộng tại thị trường ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Ninh Bình, Bắc Giang.
Ông Lê Văn Quân, Phó Bí thư đảng ủy xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, địa phương đang tiếp tục tuyên truyền vận động kêu gọi một số hộ cá thể, cá nhân có điều kiện để hỗ trợ các hộ phát triển sản phẩm OCOP. Qua đó đạt chỉ tiêu đầu năm đề ra là đạt 2-3 sản phẩm OCOP.
Xây dựng sản phẩm OCOP là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Nông thôn mới của các địa phương và được giao chỉ tiêu cụ thể từng năm. Đặc biệt, từ năm 2023, khi tỉnh Thanh Hóa thực hiện phân cấp chấm điểm sản phẩm OCOP 3 sao cho cấp huyện thì các cấp chính quyền địa phương càng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các chủ thể thực hiện.
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền từ huyện đến xã đều thành lập Hội đồng OCOP; rà soát các sản phẩm tiềm năng và hướng dẫn các chủ thể đăng ký tham gia. Các huyện, xã còn đứng ra chủ trì tổ chức, phối hợp với cơ quan quản lý hoặc chuyên gia tư vấn OCOP để hỗ trợ các chủ thể hoàn thiện các tiêu chí và làm hồ sơ trình, xét công nhận đạt chuẩn.
Ông Lê Đình Lập, Phó Chủ tịch UBND xã Hóa Quỳ, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết, xã Hóa Quỳ đến nay có 2 sản phẩm OCOP, chính quyền địa phương từ huyện đến xã luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện phát huy được thế mạnh của các chủ thể; quan tâm, sát sao kiểm tra thực phẩm các chủ thể để làm sao sản phẩm đạt hiệu quả nhất khi đưa ra thị trường.
Việc các cấp chính quyền địa phương phát huy tốt vai trò quy hoạch, hỗ trợ đã khuyến khích các chủ thể sản xuất tích cực tham gia chương trình. Đến nay, Thanh Hóa đã có gần 600 sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn.
Năm 2025: tỉnh Thanh Hoá phấn đấu xuất khẩu hàng hoá trên 8 tỷ USD
Theo Sở Công thương, năm 2025, tỉnh Thanh Hoá đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu đạt 8 tỷ USD. Hiện tín hiệu thị trường, đơn hàng xuất khẩu của nhiều nhóm ngành hàng rất khả quan, là điều kiện thuận lợi để tăng tốc xuất khẩu hàng hoá ngay từ đầu năm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng cường hỗ trợ người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt
Thời gian qua, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ người dân có tài khoản giao dịch tại ngân hàng, góp phần thúc đẩy phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại.
Thanh Hóa gieo cấy được trên 50% diện tích lúa Xuân
Tính đến ngày 24/1, Thanh Hoá đã gieo cấy được khoảng 55.000 ha lúa chiêm xuân, đạt trên 50% kế hoạch. Diện tích lúa đã cấy tập trung tại các huyện, như: Nông Cống, Vĩnh Lộc, Quảng Xương, Triệu Sơn…
Việt Nam có hơn 73.700 doanh nghiệp công nghệ số
Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam có trên 73.700 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Cả nước cũng có gần 1,26 triệu lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông.
Việt Nam đứng số 1 thế giới về sản lượng hồ tiêu
Với sản lượng 170.000 tấn, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu; kế tiếp là Ấn Độ, Brazil, Indonesia và Malaysia.
Ngân hàng tích cực hút thêm vốn dài hạn
Các ngân hàng đang tích cực huy động vốn dài hạn, trong bối cảnh tiền gửi từ dân cư tăng chậm, nhằm mở rộng dư địa cấp tín dụng, cân bằng một số chỉ tiêu kiểm soát rủi ro.
Đề xuất 3 tháng điều chỉnh giá điện một lần
Góp ý vào dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất, nên duy trì quy định 3 tháng thay đổi giá điện một lần, thay vì rút ngắn về 2 tháng theo đề xuất mới đây của Bộ Công thương.
Ngành điều Việt Nam giữ vững vị trí số 1 thế giới
Thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, năm ngoái, Việt Nam đã xuất khẩu gần 724 nghìn tấn hạt điều nhân, thu về 4,34 tỷ USD, tăng hơn 19% về giá trị so với năm trước đó.
Thanh Hóa có 6.621 tàu cá xuất, cập cảng chỉ định
Thực hiện các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU, ban quản lý các Cảng cá Hòa Lộc, Lạch Hới, Lạch Bạng của Thanh Hóa đã phân công lực lượng trực 24/24 giờ để thu nhật ký, báo cáo khai thác thủy sản, bản ghi sản lượng bốc dỡ qua cảng cho ngư dân. Đây là những cảng cá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định để xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.