Phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng trong công tác phòng chống thiên tai
Từ đầu tháng 9 tới nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá phải chịu ảnh hưởng liên tiếp của 2 cơn bão số 3 và số 4. Nhiều đợt mưa lớn, lũ kéo dài đã gây ngập lụt các vùng trũng thấp, khu vực ven sông, bãi sông và sạt lở ở nhiều huyện miền núi, đe doạ sự an toàn và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của Nhân dân. Vậy nhưng, với sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, sự điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, sự đồng lòng vào cuộc có trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân, tỉnh Thanh Hoá đã hạn chế tối đa được thiệt hại về tài sản và bảo vệ tính mạng cho Nhân dân.
Ngay sau khi có thông tin, cơn bão số 3 là cơn bão có cường độ mạnh nhất trên Biển Đông trong nhiều măm trở lại đây, trong đó tỉnh Thanh Hóa nhiều khả năng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Với tinh thần tích cực, chủ động ứng phó, không chủ quan, lơ là, tỉnh Thanh Hóa đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị để triển khai ứng phó. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa đã ban hành 36 Công điện, 10 văn bản để chỉ đạo điều hành công tác phòng, chống thiên tai với tinh thần huy động tối đa lực lượng, vật tư, phương tiện để ứng phó với bão và mưa lũ sau bão theo phương châm "4 tại chỗ", hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.
Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chủ trì các đoàn công tác trực tiếp xuống các địa phương để kiểm tra, chỉ đạo công tác triển khai ứng phó, tiếp tục rà soát các khu vực dân cư có nguy cơ bị nước biển dâng, bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở để có phương án chủ động sơ tán người dân đến nơi an toàn, đồng thời triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, bảo vệ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản; đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa thiệt hại về tài sản của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
Tiếp đó, cơn bão số 4 và mưa lũ sau bão đã ảnh hưởng trên diện rộng đối với tỉnh Thanh Hóa. Trước tình hình các hồ thuỷ diện xả lũ, gây ngập ở phía hạ du và sự cố nước sông Mã lên nhanh, tràn qua miệng cống Nổ Thôn ngấm vào đê tả sông Mã, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc; ngay trong đêm, đồng chí Lại Thế Nguyên Phó Bí thư Thường tực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hoá đã trực tiếp có mặt tại hiện trường chỉ đạo Chi nhánh Khai thác công trình thủy lợi Cửa Đạt vận hành việc xả lũ vừa đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, vừa bảo vệ nhà cửa, tài sản, tính mạng cho Nhân dân vùng hạ du.
Đối với sự cố đê sông Mã tại cống Nổ Thôn, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các lực lượng chức năng đã bàn giải pháp ứng phó ngay tại hiện trường, đồng thời yêu cầu huyện Vĩnh Lộc, xã Vĩnh An và các xã lân cận huy động tối đa lực lượng, phương tiện, vật liệu, đồng thời điều phối để các lực lượng thực hiện các nhiệm vụ. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh huy động thêm 100 cán bộ, chiến sĩ để phối hợp với lực lượng của địa phương làm nhiệm vụ tập kết đất, cát, đóng bao bao tải để gia cố hai bên thân đê, đảm bảo an toàn cho đê và an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Thượng tá Nguyễn Xuân Thơi, Phó Tham mưu trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa cho biết: khi được huy động, đơn vị đã phối hợp với lực lượng tại chỗ tiến hành khắc phục rò rỉ, đắp thêm thân đê gia cố mang cống, tổ chức lực lượng rà soát tuyến đê, tập trung lực lượng tuần tra toàn tuyến đê sông Mã.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các ngành chức năng, các địa phương trong tỉnh đã hướng dẫn cho trên 51.300 tàu cá với gần 220.000 người và phương tiện, tàu vận tải hoạt động trên biển thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú; tổ chức sơ tán gần 53.000 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, nhà yếu đến nơi an toàn, đồng thời sơ tán, di dời trên 74.500 hộ với trên 130.200 người tại các vùng ngập sâu do lũ đến nơi an toàn. Ông Ngân Văn Hanh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: Trước tình hình mưa lớn liên tục, xã Sơn Thủy đã phân công các thành viên trong Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn trực tiếp xuống các bản để nắm bắt tình hình, phân công ứng trực 24/24 với 100% quân số để kịp thời ứng phó với diễn biến phức tạp của mưa lớn và di dời người dân đến nơi an toàn.
Do có sự chỉ đạo tập trung và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành cùng sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Nhân dân trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả bão lũ, nên đã góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
Đối với tỉnh Thanh Hoá, riêng bão số 3 đã gây thiệt hại khoảng 430 tỷ đồng. Cùng với đó, bão số 4 và mưa, lũ từ ngày 17/9 đến ngày 24/9 đã làm 207 nhà bị hư hỏng; 760 ha lúa, 2.036 ha hoa màu, rau màu, 1.255 ha cây trồng hàng năm, 67 ha cây ăn quả bị ngập, thiệt hại; 25 con gia súc, 1.496 con gia cầm bị chết; 778 ha ao nuôi cá truyền thống, 525 m3 lồng bè bị ngập, thiệt hại; 3 sự cố đê điều, 406 m kênh mương, 10 cống, 1.320 m bờ sông (suối), bãi sông, 1 đập thủy lợi bị sạt lở, hư hỏng, thiệt hại; 16 điểm trường bị hư hỏng, ảnh hưởng; các tuyến đường giao thông bị sạt lở taluy dương với khối lượng trên 290.000m3; 27 cột điện trung, cao thế và 259 cây cột điện hạ thế, 8 trạm biến áp bị hư hỏng và nhiều thiệt hại khác.
Ngay sau khi bão tan, mưa ngớt, tỉnh Thanh Hoá lại tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định tình hình đời sống và sản xuất cho Nhân dân.
Với tình thần "Tình dân tộc, nghĩa đồng bào", ngay sau khi thiên tai xảy ra, các cấp uỷ đảng, chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình có người chết và bị thương do thiên tai. Tổ chức cứu trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho các hộ bị ảnh hưởng của thiên tai, nhất là các hộ phải sơ tán, di dời; không để ai bị đói, bị rét, không có nơi ở; thực hiện xong việc khắc phục, tu sửa, dọn dẹp đối với các nhà bị hư hỏng nhẹ, hư hỏng một phần.
Đặc biệt, dù một mặt đang phải nỗ lực khắc phục những tác động tiêu cực của hoàn lưu sau bão, nhưng mặt khác, Thanh Hóa cũng nhanh chóng huy động sức người, sức của để "chi viện" cho đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Có nhiều câu chuyện cảm động về tình người Thanh Hoá đã được các cơ quan truyền thông đưa tin, cộng đồng mạng tán dương, không chỉ thể hiện sự sẻ chia, sống có trách nhiệm mà còn hết sức nghĩa hiệp của những người dân quê Thanh. Đó là câu chuyện 1 xóm nhỏ với 30 người ở phường Hải Ninh, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã đến tỉnh Yên Bái, vùng bị ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3 để nấu hàng 1.000 ngàn suất cơm mỗi ngày đưa đến cho Nhân dân vùng ngập lụt.
Thấu hiểu nỗi khó khăn của bà con ở vùng "rốn lũ" Lào Cai khi hầu hết tài sản bị ngập nước, hư hỏng, Hội kỹ thuật xe máy tỉnh Thanh Hoá đã vượt hàng trăm cây số về huyện Bảo Yên sửa chữa xe máy miễn phí cho người dân. Anh Nguyễn Trọng Giáp, Hội trưởng Hội kỹ thuật xe máy Thanh Hoá cho biết: "Mình kêu gọi chỉ trong vòng có ba ngày, thực sự là phải nói cả trong tỉnh cả ngoài tỉnh như kể cả trong Sài Gòn mọi người đăng ký về đây, cùng với đoàn để hỗ trợ bà con vùng lũ để sửa xe, thay dầu miễn phí, khắc phục nhanh để bà con có phương tiện đi lại".
Có nhiều bài học được rút ra sau bão lũ, đặc biệt là đợt thiên tai khắc nghiệt vừa qua, song thể hiện rõ nhất vẫn là sự lãnh đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phản ứng kịp thời, hiệu quả, từ sớm, từ xa, trực tiếp tại hiện trường của các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ngành chức năng, sự ủng hộ, đồng hành của người dân, cộng đồng doanh nghiệp đã hạn chế tối đa thiệt hại và khẩn trương khắc phục hậu quả do bão, mưa lũ.
Cảnh giác với luận điệu xuyên tạc hình ảnh, phẩm chất người lính cụ Hồ
"Bộ đội cụ Hồ" là danh xưng được Nhân dân đặt cho những người lính Quân đội nhân dân Việt Nam - một Quân đội từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu. Phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" đã trở thành một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, được hình thành, phát triển trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian qua, với âm mưu thâm độc, nhằm thực hiện mục tiêu "phi chính trị hóa" Quân đội, các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách xuyên tạc, phủ nhận, hạ thấp vai trò, uy tín của "Bộ đội Cụ Hồ". Thế nhưng, trái với mong muốn của chúng, dù trong thời chiến hay thời bình thì hình ảnh người lính cụ Hồ vẫn mãi sáng ngời, được dân quý, dân yêu, dân tin tưởng.
Tập trung cao nhất mọi nguồn lực hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo
Nhằm huy động cao nhất các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã; ngay sau khi có Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ban Thường vụ Thị uỷ Nghi Sơn đã khẩn trương kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp và cách làm sáng tạo. Từ đó đã khơi dậy tinh thần sẻ chia, tương thân tương ái trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân với phương châm "ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít", người góp công, người góp của, cùng chung tay chăm lo nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở.
Thanh Hóa: Kết quả 4 năm thực hiện mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ"
Thời gian qua, mô hình "Chính quyền thân thiện vì Nhân dân phục vụ" đang được cấp ủy, chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa triển khai mạnh mẽ . Sau 4 năm thực hiện, mô hình này đang tạo nên sự thay đổi rõ rệt trong tư duy, nhận thức và cách giải quyết công việc hành chính của chính quyền các cấp, hướng đến một nền hành chính minh bạch, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ. Qua đó, đã góp phần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Đấu tranh với luận điệu xuyên tạc, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Kỷ niệm 94 năm thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Trong suốt 94 năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã luôn làm tròn sứ mệnh vẻ vang của mình, là nơi tập hợp, phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc; khơi dậy tinh thần yêu nước, phát huy sức mạnh vĩ đại của khối đại đoàn kết dân tộc, góp sức đưa con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tuy nhiên, trong suốt chặt đường đó, nhất là những năm gần đây, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị liên tục đăng tải thông tin thiếu chính xác, các luận điệu xuyên tạc hòng bóp méo, phủ nhận vai trò của Mặt trận Tổ quốc; xuyên tạc các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước ta, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Huyện Triệu Sơn với cuộc vận động xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025 là một chủ trương sáng suốt, thể hiện sự quan tâm sâu sắc đối với đời sống của các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thực hiện Chỉ thị này, huyện Triệu Sơn đã vào cuộc sớm, tích cực. Đảng bộ huyện đã chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong tuyên truyền, vận động trợ xây dựng nhà ở cho người nghèo và kết quả mang lại bước đầu đáng ghi nhận.
Đảng bộ huyện Yên Định nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo
Trong những năm qua, cùng với với tập trung chỉ đạo hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng huyện Nông thôn mới nâng cao theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, Đảng bộ huyện Yên Định luôn quan tâm đến công tác đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt, năm 2024, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Yên Định đang tập trung huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 – 2025.
Công tác phát triển Đảng viên tại Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá
Là Đảng bộ lớn trong ngành y tế, thời gian qua, Đảng bộ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm chỉ đạo các chi bộ trực thuộc chú trọng công tác phát triển Đảng viên. Qua đó đã góp phần xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Việt Nam luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người
Với quan điểm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quyền thụ hưởng của người dân. Trong gần 40 năm đổi mới, Việt Nam luôn nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người với những thành tựu, dấu ấn trên các lĩnh vực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong xóa nhà tạm, nhà dột nát
Sau hơn 7 tháng thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 -2025, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp Nhân dân, toàn tỉnh đã vận động được hơn 280 tỷ đồng để xây dựng nhà ở cho hộ nghèo. Cùng với nguồn hỗ trợ của Trung ương, hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đang phân bổ, hỗ trợ, khởi công xây dựng nhà ở tại tất cả các địa phương trên địa bàn tỉnh, với quyết tâm đến hết tháng 9 năm 2025 sẽ xóa ít nhất 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát.
Thanh Hóa mở rộng và tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân
Những năm qua, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường các hoạt động đối ngoại Nhân dân, góp phần hiện thực hóa chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đã tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa tỉnh Thanh Hoá với Nhân dân các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần quan trọng quảng bá thông tin về vùng đất, con người và sự phát triển của Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế, đồng thời huy động các nguồn cho xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.