Phát triển các sản phẩm OCOP trong nông nghiệp
Tính đến thời điểm này, tỉnh Thanh Hóa có 236 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có đến hơn 60% là sản phẩm trong nông nghiệp. Chương trình OCOP đã và đang góp phần khẳng định thương hiệu, hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ cho nông sản Thanh Hóa.
Trong 2 năm 2019 và 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ nông nghiệp công nghệ cao Thiên Trường 36, huyện Đông Sơn có 2 sản phẩm là dưa Kim Hoàng hậu và dưa chuột baby được công nhận OCOP sao cấp tỉnh.
Sau khi đạt chuẩn, sản phẩm được ký kết hợp đồng bao tiêu với các cửa hàng, siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh. Sản lượng tiêu thụ cũng tăng thêm 20% so với trước đây. Trên cơ sở đó, công ty đang có kế hoạch tăng diện tích sản xuất dưa và xây dựng thêm các loại nông sản khác đạt chuẩn OCOP trong năm 2022.
Thanh Hóa có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp với nhiều sản phẩm lợi thế, gần 200 làng nghề truyền thống, hơn 600 hợp tác xã nông nghiệp... Toàn tỉnh cũng đã hình thành và phát triển được 17 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp tỉnh và hơn 50 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung cấp huyện, xã như: Vùng sản xuất cây ăn quả có múi, vùng sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau quả an toàn…
Đây được xem là điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển các sản phẩm nông sản mang đặc trưng của Thanh Hóa đạt chuẩn OCOP. Theo đó, mỗi huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn những sản phẩm lợi thế nhất để tập trung chỉ đạo phát triển và hoàn thiện sản phẩm tham gia chương trình OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.
Điều đáng ghi nhận, khi được lựa chọn tham gia Chương trình OCOP, các Hợp tác xã, hộ dân đều có ý thức sản xuất ra các sản phẩm chất lượng, thay đổi tư duy sản xuất từ manh mún, nhỏ lẻ sang tập trung, quy mô lớn và liên kết chuỗi tạo thành vùng hàng hóa bảo đảm nguồn cung cho thị trường.
Thực tế cho thấy, triển khai chương trình OCOP là một trong những giải pháp quan trọng giúp khai thác tiềm năng của mỗi địa phương, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nông sản chất lượng cao, mang tính đặc trưng. Từ đó, giúp nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm nông nghiệp của Thanh Hóa.
Năm 2025, xuất khẩu cao su kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng
Theo nhận định, năm 2025, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu của Trung Quốc có dấu hiệu phục hồi trở lại.
Triển khai gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố gói tín dụng ưu đãi lãi suất với quy mô lên tới hàng trăm tỷ đồng nhằm kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong giai đoạn cao điểm mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
World Bank dự báo tăng trưởng GDP 2025 của Việt Nam ở mức 6,6%
Ngân hàng Thế giới vừa đưa ra nhận định, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,6% trong năm 2025 và 6,3% trong năm 2026.
Các doanh nghiệp dệt may Thanh Hóa tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2024, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị đẩy mạnh sản xuất để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.