Phát triển chăn nuôi – hướng giảm nghèo ở huyện Quan Hóa
Là huyện miền núi, ngoài phát triển lâm nghiệp, những năm qua, huyện Quan Hóa cũng xác định chăn nuôi là một trong những lợi thế của địa phương. Ngành chăn nuôi giữ vai trò, vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, được xem là hướng đi phù hợp, giúp nhiều hộ dân ở Quan Hóa thoát nghèo.
Gia đình ông Len Văn Ơn, ở bản Lếp, xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa là một trong những hộ thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi lợn thịt. Trước đây, cũng như nhiều hộ dân trong bản, gia đình ông Ơn chọn hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chỉ đủ phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình. Tuy nhiên, từ nghề xay xát, cùng với nguồn phụ phẩm trong trồng trọt sẵn có, ông Ơn bàn với gia đình mạnh dạn vay vốn để mở rộng quy mô chuồng trại.
Với kinh nghiệm tích lũy được, ông Len Văn Ơn đã quyết định nâng tổng đàn. Đến thời điểm này, mỗi lứa lợn gia đình ông Ơn duy trì từ 50 đến 70 con. Mỗi năm xuất bán 4 lứa, trừ chi phí, bình quân thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi.
Ông Len Văn Ơn, bản Lếp, xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa cho biết: "Tôi cũng tự tìm tòi, học hỏi, tham khảo các mô hình làm như thế nào. Sau này được cán bộ trạm thu y tập huấn, tôi có nhiều thành công hơn".
Địa hình đồi núi, sông suối ở Quan Hóa thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình chăn nuôi, từ chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đến thủy sản. Bởi vậy, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Quan Hóa luôn chú trọng tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu đàn vật vật nuôi; chuyển từ chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang phương thức gia trại và trang trại tập trung; từng bước phát triển các sản phẩm chăn nuôi theo hướng hàng hóa, từ đó giúp nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định nguồn thu nhập. Nhờ vậy, ngày càng có thêm nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hàng năm, số lượng các gia đình đăng ký chăn nuôi theo hình thức gia trại ngày càng tăng lên. Tính đến thời điểm hiện tại, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Quan Hóa đạt trên 196.000 con. Trong đó, đàn trâu 7.698 con; đàn bò 17.214 con, đàn lợn 10.897 con; đàn dê 2.870 con; đàn gia cầm 159.820 con.
Trong định hướng phát triển ngành chăn nuôi những năm tiếp theo, huyện Quan Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền để các hộ chăn nuôi làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất; tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dần thay đổi tập quán chăn nuôi của người dân.
Bên cạnh đó, nhân rộng các mô hình chăn nuôi hiệu quả cao, tập trung vào các giống vật nuôi đặc sản bản địa như lợn mán, vịt suối... tạo động lực cho nhiều hộ dân đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Ông Hà Hải Hiệp, Phó Chủ tịch UBND xã Nam Tiến, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tuyên truyền, chỉ đạo cho bà con Nhân dân chăn nuôi gia trại. Bên cạnh đó, hướng dẫn bà con trồng cỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Đặc biệt, chúng tôi rất coi trọng công tác phòng chống dịch bệnh".
Với mục tiêu phấn đấu nâng tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp, huyện Quan Hóa đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Nhiều chính sách thuế tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về việc giảm tiền thuê đất của năm 2024 nhằm thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
Thiếu mã số vùng trồng rau quả xuất khẩu
Cả nước có khoảng 1,3 triệu ha cây ăn quả, sản lượng hơn 13 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu hơn 5 tỷ USD. Cấp mã số là giải pháp quan trọng giúp nông sản nước ta vươn xa.
Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản lớn thứ 3 cho Trung Quốc
Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 8 tháng năm 2024, Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn thủy sản từ Việt Nam, đạt giá trị gần 11,4 tỷ USD.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến hoàn thành vào năm 2035
Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã có thông tin chính thức về những nội dung chủ yếu trong dự án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đề xuất đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam có chiều dài khoảng 1.541 km, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hoá; tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỉ USD và dự kiến hoàn thành vào năm 2035.
Đưa siêu thị về nông thôn, kích cầu tiêu thụ hàng hóa
Nếu như trước đây, hệ thống các siêu thị chỉ tập trung ở khu vực thành thị, thì giờ đây theo xu thế phát triển, hệ thống siêu thị đã xuất hiện ngày càng nhiều tại khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Từ đó, đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân nông thôn, kích cầu tiêu thụ hàng hóa.
394 chủ thể sản xuất tham gia phát triển sản phẩm OCOP
Theo thống kê của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, tính đến tháng 9 năm 2024, Thanh Hóa xếp thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP, với 531 sản phẩm.
Giá trị sản phẩm trồng trọt tỉnh Thanh Hóa đạt 125 triệu đồng/ha/năm
Đến cuối tháng 9 năm 2024, giá trị sản phẩm trồng trọt trung bình của tỉnh Thanh Hóa đã đạt khoảng 125 triệu đồng/ha/năm, tăng 5 triệu đồng so với cùng kỳ.
Ra mắt Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh mắm tép do phụ nữ tham gia quản lý xã Yên Dương
Ngày 3/10, tại huyện Hà Trung, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ ra mắt mô hình Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh mắm tép do phụ nữ tham gia quản lý xã Yên Dương.
Đẩy nhanh tiến độ, tăng giá trị sản xuất vụ Đông 2024-2025
Trong hai ngày mùng 2 và 3/10, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra tình hình sản xuất vụ Đông tại một số địa phương. Qua kiểm tra cho thấy, mưa lũ thời gian qua đã làm tiến độ sản xuất vụ Đông bị chậm so với kế hoạch, cần tập trung chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ sản xuất.
Tiếp tục các biện pháp ổn định thị trường vàng
Trước biến động tăng nóng của giá vàng nhẫn trong những ngày qua, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định, để kiểm soát chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới ở mức phù hợp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.