Phát triển diện tích, tăng chất lượng hiệu quả trồng rừng gỗ lớn
Thanh Hoá phấn đấu giai đoạn 2021 – 2025 trồng, phát triển và duy trì ổn định 56 nghìn ha rừng đạt tiêu chuẩn rừng gỗ lớn theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Để đạt được kết quả đó, những năm qua tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng gỗ lớn và hình thành chuỗi sản phẩm lâm nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường.
Thanh Hoá là địa phương có tiềm năng và lợi thế sản xuất kinh doanh rừng trồng, đặc biệt là rừng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng bền vững FSC. Toàn tỉnh hiện có gần 56 nghìn ha rừng gỗ lớn, với tổng trữ lượng rừng bình quân đạt 180 - 240m3/ha. Thời gian qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, cho phép hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp để đẩy mạnh tuyên truyền và chuyển đổi trồng rừng gỗ nhỏ sang trồng rừng gỗ lớn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu từ rừng, nhất là tại các vùng núi và gò đồi.

Từ năm 2016, Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh đã triển khai thực hiện mô hình trồng rừng gỗ lớn. Là đơn vị đi đầu trong phát triển các diện tích rừng gỗ lớn, đến nay, tổng diện tích rừng trồng theo hướng gỗ lớn mà Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh trồng được gần 1.000 ha, trong đó có 260 ha được công nhận và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC.

Thực tế cho thấy, việc phát triển các mô hình trồng rừng gỗ lớn, ngoài bảo vệ môi trường, chống xói mòn đất, còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đối với trồng rừng gỗ lớn, trong chu kỳ 7 năm từ khi trồng đến khi khai thác, mỗi ha cho thu nhập từ 250 - 300 triệu đồng, cao gấp 2 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. Bên cạnh đó, khi tham gia trồng rừng gỗ lớn, các hộ dân còn được tập huấn nâng cao kiến thức trồng rừng, bảo vệ môi trường rừng và đất. Tuy nhiên, công tác phát triển rừng gỗ lớn nói chung và rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ quản lý bền vững FSC cũng đối mặt với một số khó khăn như: bão gió dễ gây gãy đổ cây đang trong thời kỳ sinh trưởng, nguồn vốn giành cho chăm sóc rừng chưa được nhiều, chưa được ưu tiên, đặc biệt là việc chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thâm canh rừng gỗ lớn còn chậm.

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC, phấn đấu đạt diện tích, năng suất và sinh khối như kế hoạch đề ra, thời gian tới ngành nông nghiệp Thanh Hoá sẽ phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức trong nhân dân, hướng dẫn người dân sử dụng giống có nguồn gốc, chất lượng để tăng năng suất, hiệu quả thu hoạch của rừng trồng. Bên cạnh đó, Thanh Hoá cũng đang nghiên cứu, thử nghiệm chính sách bảo hiểm rừng trồng để các hộ yên tâm đầu tư, không còn phải lo ngại trước ảnh hưởng của thiên tai; nâng cao năng lực quản lý rừng bền vững, tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ theo chuỗi giá trị, tiến tới thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp trồng, chế biến gỗ lớn, hướng tới xuất khẩu.

Đất nông nghiệp được thí điểm làm nhà ở thương mại
Nghị quyết 171 của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại qua thỏa thuận nhận quyền hoặc đang có quyền sử dụng đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4.

Cục Thuế siết chặt giám sát hóa đơn
Cục Thuế vừa ban hành thông báo chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020 về hóa đơn, chứng từ.

Thanh Hóa: Nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 – 90%
Theo ngành Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa, hiện nay, nhiều loại thủy sản trên địa bàn tỉnh bị suy giảm tới 80 – 90%, thậm chí sắp tuyệt chủng như cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng… Nhiều loài cá có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như cá mòi cờ hoa và cá mòi cờ chấm cũng đang dần trở nên hiếm gặp. Nguyên nhân chính là do khai thác quá mức và sử dụng các phương pháp khai thác tận diệt.

Thanh Hóa còn 8 đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
Hiện nay tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh Thanh Hóa đang cao hơn 7,4% so với bình quân chung cả nước, nhiều chủ đầu tư có tiến độ giải vốn cao. Tuy nhiên vẫn còn 8 đơn vị vẫn chưa thực hiện giải ngân vốn.

Quý I/2025, Thanh Hóa chi 12.000 tỷ đồng từ ngân sách
Theo báo cáo của Sở Tài chính tỉnh Thanh Hóa, tổng chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025 ước đạt hơn 12.000 tỷ đồng, tương ứng 22,4% dự toán cả năm và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Kinh tế tư nhân còn nhiều rào cản để phát triển
Kinh tế tư nhân mà nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa. Mặc dù thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều cải cách tích cực để hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, song các doanh nghiệp tư nhân vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.