Phát triển du lịch từ mô hình nông trại
Cách trung tâm thành phố Thanh Hóa chừng 36 km về phía Tây Nam, huyện miền núi Như Thanh được thiên nhiên ưu ái với tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa bản địa độc đáo. Từ trung tâm huyện di chuyển về phía Nam chưa đầy 10km, chúng tôi có dịp ghé thăm xã Xuân Phúc, địa phương được biết đến với Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia độc đáo – Lễ hội Kin Chiêng Booc Mạy.
Theo các cụ cao niên kể lại, xã Xuân Phúc trước đây là vùng đất hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người dân tộc Mường và Thái ở các địa phương khác chuyển về làm ăn, sinh sống cư ngụ rãi rác. Địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi bao bọc, xưa kia là những cánh rừng nguyên sinh với rất nhiều loại gỗ quý hiếm cùng hệ thực vật, động vật hết sức đa dạng, phong phú. Chính địa hình dốc thoải từ Tây Nam xuống Đông Bắc đã tạo thành dòng chảy tự nhiên, nên Nhân dân trong vùng đã tận dụng để đắp các đập nước nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Về với xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh hôm nay, chúng tôi được ghé thăm trang trại của gia đình chị Phạm Thị Huệ để tham quan những mô hình nông nghiệp rất tiềm năng.
Hồ Khe Dài có diện tích tự nhiên 22ha, bao bọc bởi đồi núi thấp với những cánh rừng bạt ngàn của huyện Như Thanh, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình, thơ mộng, xanh ngút tầm mắt. Đây cũng chính là nơi chị Huệ ấp ủ và chăm chút cho mô hình nuôi trai lấy ngọc của gia đình với 2000 con trai trong suốt 3 năm qua.

Nuôi trai lấy ngọc kết hợp phát triển du lịch là mô hình không mới ở nhiều tỉnh thành trên cả nước như Nha Trang, Ninh Bình…nhưng còn khá mới mẻ tại Thanh Hóa. Bên cạnh giá trị kinh tế cao so với các con nuôi thông thường, ưu điểm của mô hình này được thể hiện ở chỗ, do trai được nuôi trên các giàn phao lưới, nên chỉ sử dụng diện tích mặt nước, còn lại vẫn có thể nuôi cá bình thường, vì vậy, dù thời gian nuôi trai kéo dài 2 đến 3 năm thì vẫn không làm ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất và thu nhập thường xuyên của người nuôi. Ngoài ra, việc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ giúp người nuôi trai không phải mất bất kỳ chi phí nào để mua thức ăn nên hoàn toàn có thể nuôi kết hợp, nhằm lấy ngắn nuôi dài, bảo đảm nguồn thu nhập của gia đình. Nhận thấy tiềm năng kinh tế vượt trội, chị Huệ đã học hỏi kinh nghiệm và nuôi cấy thành công những lứa trai đầu tiên.
Là một người con của bản Mường, sinh ra và lớn lên ở vùng núi Bá Thước, sau khi lập gia đình, chị Phạm Thị Huệ rời xa quê hương để cùng gia đình chồng lập nghiệp ở Như Thanh. Không chỉ là một cán bộ mặt trận năng nổ, chị Huệ còn rất tích cực trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại địa phương. Ngoài nuôi trai lấy ngọc, chị còn nuôi lợn rừng, nuôi cá, trồng keo và một số loại cây ăn quả… Đặc biệt, chính từ tình yêu và nỗi nhớ quê hương cùng bao trăn trở, tâm huyết, chị quyết tâm nhân giống vịt Cổ Lũng bản địa của Bá Thước tại huyện Như Thanh và đã thành công. Sau 4 năm bền bỉ, kiên trì không bỏ cuộc, từ đàn vịt ban đầu chỉ vỏn vẹn 10 con, đến nay, gia đình chị đang nuôi gần 3000 con vịt Cổ Lũng với đầu ra ổn định, xuất bán gần 1000 con mỗi tháng...
Nếu bạn muốn thưởng thức vịt Cổ Lũng đặc sản mà không có thời gian di chuyển quãng đường dài lên huyện miền núi cao Bá Thước, trang trại của gia đình chị Huệ sẵn sàng tiếp đón và thết đãi những vị khách gần xa những món ẩm thực đặc sắc nhất, một trong số đó là món vịt cổ lũng nướng lu, một cách chế biến vô cùng độc đáo.

Còn gì tuyệt vời hơn khi trong một ngày cuối tuần đầy nắng, được hòa mình cùng thiên nhiên với những khám phá thú vị, tận mắt chứng khiến những mô hình nông nghiệp đầy tiềm năng và thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương thơm ngon, hấp dẫn. Hi vọng trong tương lai không xa, mô hình du lịch trải nghiệm nông trại này ở xã Xuân Phúc, huyện Như Thanh sẽ được nhân rộng, mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho du khách, đồng thời góp phần vào việc đa dạng hóa các loại hình du lịch của huyện Như Thanh, qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.

Trưng bày xin ý kiến Nhân dân về các mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng
Sáng 28/3, tại Nhà hát Lam Sơn, thành phố Thanh Hoá, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch đã tổ chức khai mạc trưng bày và xin ý kiến Nhân dân về mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng.

Chợ phiên Thạch Lập - Nét đẹp văn hóa vùng cao
Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, đồng thời phát triển du lịch cộng đồng, tạo thêm sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách, nhiều địa phương miền núi tỉnh Thanh Hóa đã đưa vào hoạt động mô hình chợ phiên đêm. Đây không chỉ là nơi giới thiệu, quảng bá, đưa các sản phẩm văn hóa, văn nghệ và nông sản, đặc sản địa phương mà còn trở thành điểm đến thú vị trên hành trình khám phá, trải nghiệm của mỗi du khách. Ghi nhận tại xã Thạch Lập, huyện Ngọc Lặc.

Biển Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn được công nhận khu du lịch cấp tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định về việc công nhận Khu du lịch cấp tỉnh biển Hải Hòa, phường Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Nâng cao hiệu quả quản lý và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu
Sáng ngày 26/3, UBND huyện Triệu Sơn tổ chức hội nghị triển khai Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Đổi mới nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, giai đoạn 2024 - 2030.

Sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng chiến thắng
Hiện nay hàng nghìn tư liệu hiện vật, kỷ vật, hình ảnh quý giá về Cầu Hàm Rồng huyền thoại, Đồi C4 anh hùng, Nhà máy điện Hàm Rồng và các địa danh trên mảnh đất Hàm Rồng khói lửa năm xưa, đang được gìn giữ, bảo quản, trưng bày giới tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá. Việc sưu tầm, bảo quản và trưng bày giới thiệu các hiện vật về Hàm Rồng góp phần quan trọng tuyên truyền giáo dục cho các thế hệ hôm nay về truyền thống yêu nước, tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất của quân và dân ta chống lại sự xâm lược của kẻ thù cách đây 60 năm.

Khám phá làng cổ Tân Hùng
Thôn Tân Hùng, xã Thanh Phong, huyện Như Xuân có 165 hộ dân thì có hơn 90 hộ còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ của người Thái, đặc biệt có những ngôi nhà có tuổi đời gần 100 năm. Đây chính là nét văn hóa độc đáo thu hút du khách đến với vùng đất này.

Sôi nổi các hoạt động văn hoá, thể thao tại Lễ hội Sòng Sơn – Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025 do UBND thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá tổ chức, trong 03 ngày, từ 23/3/2025 đến ngày 25/3/2025 (tức là từ ngày 24/02 đến ngày 26/02 Âm lịch), tại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia Đền Sòng Sơn, phường Bắc Sơn diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao dân gian sôi nổi, thu hút sự tham gia, quan tâm của đông đảo Nhân dân và du khách.

Quý I/2025, Thanh Hóa thu 2.555 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Theo thống kê, trong quý 1/2025, toàn tỉnh Thanh Hóa ước đón hơn 2,6 triệu lượt khách du lịch, với tổng doanh thu ước đạt 2.555 tỷ đồng, tăng 6,1%

Thị xã Bỉm Sơn sẵn sàng tổ chức Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025
Trong khuôn khổ Lễ hội Sòng Sơn - Ba Dội năm 2025, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn sẽ được tổ chức, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia. Trong đó, chính lễ sẽ diễn ra vào ngày 25/3, tức ngày 26/2 âm lịch. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho chính lễ đã cơ bản hoàn tất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.