Phát triển hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng Nông thôn mới
(TTV)- Phát triển hình thức tổ chức sản xuất có vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, làm nền tảng để các địa phương hoàn thành tiêu chí về thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo trong xây dựng Nông thôn mới. Xác định rõ điều đó, những năm qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đổi mới và phát triển nhiều Hợp tác xã; đồng thời, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân là một địa phương có tiềm năng đất đai nhưng do người dân sản xuất nhỏ lẻ, theo phương thức truyền thống, đầu ra bấp bênh, thu nhập không cao. Năm 2020, được xã vận động, hỗ trợ, hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Điền Trạch ra đời, thu hút hàng chục hội viên tham gia. Trong đó, xã đã đầu tư một phần kinh phí hỗ trợ hợp tác xã đầu tư mua máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao trong nhà lưới. Các hộ dân tham gia được hợp tác xã cung ứng vật tư nông nghiệp, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Trung bình một năm, hợp tác xã sản xuất 4 vụ rau, quả, cho giá trị trên 2 tỷ đồng một ha.
![]() |
Ngoài Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Điền Trạch, xã Thọ Lâm cũng đã chuyển đổi hình thức sản xuất và phát huy tốt hiệu quả hoạt động của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thọ Lâm, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
![]() |
Theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, để đạt tiêu chí về phát triển hình thức tổ chức sản xuất, xã phải có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của luật hợp tác xã năm 2012, có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững. Trên cơ sở đó, các địa phương đã thực hiện đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất, đẩy mạnh phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác; tạo cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, hình thành các mô hình liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Tính đến hết năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 2 liên Hợp tác xã, 1.210 Hợp tác xã; trong đó có 778 Hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi hoạt động kiểu mới, mỗi hợp tác xã thu nhập bình quân gần 2 tỷ đồng / năm. Toàn tỉnh cũng đã thu hút được gần 900 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, hơn 60 nghìn ha cây trồng các loại được liên kết theo chuỗi. Thông qua hình thức sản xuất này, giúp người dân tiếp cận được các tiến bộ kỹ thuật, thông tin thị trường, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.
![]() |
Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 448 xã đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, đạt 95%, tăng 1,3% so với năm 2020. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện nay. Do vậy, các địa phương đang tiếp tục nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả, khuyến khích người dân tham gia. Bên cạnh đó, quan tâm nâng cao hiệu quả hoạt động hợp tác xã gắn với thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
![]() |
Theo Hương Hạnh- Quang Phú/Thời sự tối 10/1/2022
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thanh Hoá: Hoạt động xuất khẩu hàng hoá duy trì đà tăng trưởng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, trong tháng 4/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng do chưa bị tác động bởi chính sách thuế quan của Mỹ. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tháng 4 ước đạt hơn 603 triệu USD, tăng 4,2% so với tháng trước và tăng 16,9% so với cùng.

Khan hiếm nguồn cung đá vật liệu xây dựng thông thường
Báo cáo của Hiệp hội Đá Thanh Hoá cho biết: trong quý I/2025, nhu cầu đá vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh tăng đột biến, gấp khoảng ba lần so với cùng kỳ. Điều này đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt trên 16.300 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt trên 16.300 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Triển vọng hợp tác giữa Thanh Hoá và Đức trong đào tạo nghề, nâng cao nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, đào tạo nghề là một trong những trọng tâm đổi mới ở Việt Nam, nhằm cung cấp nguồn nhân lực có tay nghề cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Tại Thanh Hoá, để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã đẩy mạnh hợp tác đào tạo nghề với đối tác quốc tế, trong đó có Đức.

Chủ động kế hoạch đi lại dịp cao điểm 30/4 - 1/5 qua đường hàng không
Nhằm đảm bảo trải nghiệm bay thuận lợi cho hành khách trong dịp cao điểm nghỉ lễ 30/4 - 1/5, các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO khuyến nghị hành khách chủ động sắp xếp thời gian, thực hiện các thủ tục trước chuyến bay và tuân thủ đầy đủ các quy định an ninh, an toàn hàng không.

Dệt may đa dạng hoá thị trường và mặt hàng để ổn định xuất khẩu
Thị trường Mỹ hiện chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Do đó, khi Mỹ điều chỉnh tăng thuế quan mới sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dệt may. Trong bối cảnh này, việc chủ động đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi xanh, mở rộng thị trường mới đang là những bước đi phù hợp giúp các doanh nghiệp dệt may ở Thanh Hoá ổn định sản xuất và xuất khẩu.

Đảm bảo các quy định khi xuất khẩu vào thị trường EU
Thị trường EU đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này. Đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thủy sản, sản phẩm công nghiệp. Đây cũng là sức ép đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thấp hơn quy định
Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất huy động cũng như cho vay của các ngân hàng đã giảm hơn so với thời gian trước đây. Đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn đã giảm xuống thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thanh Hóa hỗ trợ tích tụ 5.000 ha đất sản xuất lúa quy mô lớn
Thực hiện Nghị quyết số 192 ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 25 tỷ đồng thuê đất để tích tụ, tập trung đất đai sản xuất lúa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình VietGap với tổng diện tích hỗ trợ 5.000 ha.

Chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap
Nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại vào chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap, nhằm thúc đẩy quy trình sản xuất sạch và bền vững. Nhờ đó,giảm dịch bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư và cho lợi nhuận cao hơn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.