Phát triển nguồn nhân lực phục vụ doanh nghiệp
Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho doanh nghiệp, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan đẩy mạnh các công tác đào tạo nghề cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẵn có, phấn đấu đến năm 2045 trở thành tỉnh có chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong nhóm dẫn đầu cả nước.
Theo số liệu từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hiện nay tỉnh Thanh Hóa có 66 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 11 trường cao đẳng, 15 trường trung cấp nghề, 32 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 8 cơ sở khác có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Để nguồn nhân lực được phát huy hết khả năng, thế mạnh, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã đổi mới nội dung đào tạo theo hướng thiết thực, bám sát với thực tế để người học được rèn luyện từ lý thuyết đến kỹ năng thực hành. Đồng thời tập trung kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, bởi đây là cơ chế hiệu quả để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gắn kết với doanh nghiệp đã tạo nên "lợi ích kép". Học sinh, sinh viên không những được đào tạo lý thuyết bài bản tại nhà trường mà còn được hướng dẫn thực hành kỹ năng tại các doanh nghiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp cũng có nguồn nhân lực được đào tạo kỹ lưỡng ngay từ đầu mà không bị áp lực bởi tình trạng thiếu hụt lao động. Theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tỷ lệ người học xong có việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt trên 80%, tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỷ lệ này đạt gần 100%. Trên 90% tỷ lệ lao động trình độ cao đẳng có việc làm sau đào tạo, trình độ trung cấp đạt 85% và trình độ sơ cấp đạt trên 75%.

Kiểm soát lạm phát để thúc đẩy tăng trưởng
Chỉ số giá tiêu dùng CPI, bình quân hai tháng đầu năm, tăng trên 3,2% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng này đã nằm trong kịch bản dự tính, khi giá cả tăng cao vào tháng Tết theo quy luật, sau đó ổn định. Dù vậy từ nay tới cuối năm vẫn sẽ có nhiều sức ép, đòi hỏi Việt Nam kiểm soát tốt lạm phát, nhất là khi đất nước đang đẩy mạnh các nguồn lực để tăng trưởng kinh tế.

Tạo sự bứt phá cho kinh tế tư nhân
Đơn giản hoá thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh như Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo không chỉ là động lực để thu hút đầu tư vào những lĩnh vực công nghệ cao, mà còn là tạo đà cho khu vực kinh tế trong nước phát triển, đặc biệt là kinh tế tư nhân.

Hậu Lộc phát triển trang trại theo hình thức liên kết sản xuất với doanh nghiệp
Đến đầu tháng 3 năm 2025, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa duy trì và phát triển trên 292 trang trại chăn nuôi đạt tiêu chí theo Thông tư số 02 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Trong đó, có 94 trang trại gia cầm và lợn chăn nuôi theo hình thức liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Thanh Hóa có 7 đơn vị sản xuất nông nghiệp chuẩn hữu cơ
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 7 đơn vị sản xuất nông nghiệp hữu cơ trong lĩnh vực trồng trọt được cấp chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, với tổng diện tích sản xuất 15,46 ha.

Ngân hàng nỗ lực giảm lãi suất cho vay
Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, hiện nay nhiều ngân hàng đã vào cuộc giảm lãi suất huy động, từ đó, có điều kiện giảm lãi suất cho vay ra.

Chủ động ứng phó với tác động từ các chính sách thuế quan của Mỹ
Mỹ hiện là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Việt Nam, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu sang thị trường này lại đang đối mặt với nhiều rủi ro từ chính sách áp đặt thuế quan. Điều này buộc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Thanh Hoá nói riêng phải có kế hoạch ứng phó để ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.

Phấn đấu xây dựng thành công sản phẩm nước mắm đạt Ocop 5 sao
Năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu có thêm 1 sản phẩm Ocop đạt chuẩn Ocop 5 sao là nước mắm Cự Nham, huyện Quảng Xương. Cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của cấp trên, chủ thể sản xuất đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đề ra.

Hơn 33.000 hộ, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, nộp thuế trên cổng thương mại điện tử
Hiện nay, cả nước đã có hơn 33.000 hộ, cá nhân kinh doanh đã đăng ký, khai thuế, nộp thuế trên Cổng thương mại điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh với số nộp gần 160 tỷ đồng.

Nhiều doanh nghiệp dệt may thiếu hụt lao động
Từ nửa cuối năm ngoái đến nay, nhiều doanh nghiệp dệt may đón nhận tín hiệu tích cực khi các thị trường lớn là Mỹ, EU, Nhật Bản tiếp tục phục hồi. Đơn hàng tăng, nhiều doanh nghiệp cần bổ sung lao động để kịp tiến độ. Nhưng ngành dệt may lại đang đối diện khó khăn bởi thiếu hụt lao động sản xuất.

Trong 2 tháng đầu năm 2025: Cả nước thu thuế nội địa đạt gần 485 nghìn tỷ đồng
Trong 2 tháng đầu năm 2025, tổng thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý đạt gần 485 nghìn tỷ đồng, bằng 28% dự toán và bằng 135% so với cùng kỳ năm 2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.