Phát triển nuôi thủy sản trên biển
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay diện tích nuôi thủy sản trên biển khoảng 85.000 ha, mới chỉ chiếm hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Rất ít doanh nghiệp tham gia đầu tư nuôi biển quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, máy móc thiết bị còn đơn giản, thiếu con giống, thức ăn và công nghệ lồng nuôi lạc hậu, chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế của các địa phương.
Phần lớn vật liệu lồng nuôi trên biển hiện nay được làm từ gỗ hoặc tre, quả phao xốp nổi và khối xốp, dễ hư hỏng, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Việt Nam có 3.260 km bờ biển và 1 triệu km mặt biển, có khoảng 500 nghìn ha mặt nước có thể nuôi biển được. Công tác nuôi biển cũng nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thông qua hàng loạt các chính sách, chủ trương. Điển hình là Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 đã được phê duyệt với tầm nhìn, mục tiêu, giải pháp cụ thể. Theo đó, việc chuyển đổi sang nuôi hải sản xa bờ, phát triển quy mô công nghiệp, hướng tới xuất khẩu, nâng cao chất lượng và giá trị thủy sản Việt Nam được xem là xu hướng tất yếu nhằm đạt mục tiêu từ nay đến năm 2025, diện tích nuôi biển đạt 280 nghìn ha với 10 triệu m3 lồng nuôi và sản lượng khoảng 850 nghìn tấn, xuất khẩu đạt từ 0,8-1 tỷ USD. Đến năm 2030, diện tích nuôi biển đạt 300 nghìn ha với 12 triệu m3 lồng nuôi và sản lượng 1,45 triệu tấn, xuất khẩu đạt từ 1,8-2 tỷ USD.
Cử nhân kinh tế "bỏ phố về rừng" nuôi dúi
Sau khi tốt nghiệp Đại học, có việc làm và thu nhập ổn định tại một thành phố lớn phía nam nhưng thanh niên dân tộc Mường Quách Ngọc Cường, ở xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh vẫn nung nấu ước mơ khởi nghiệp trên quê hương mình. Năm 2021, Cường quyết định "bỏ phố về rừng", bắt tay vào tìm hiểu, thử nghiệm nuôi dúi và đã bước đầu gặt hái được thành công.
Tỉnh Thanh Hoá xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế
Một trong 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đó là: "Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, nhất là năng lực thực thi và khả năng thích ứng của địa phương, doanh nghiệp về các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới". Với tinh thần ấy, tỉnh đã phổ biến, quán triệt chủ trương xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động hội nhập quốc tế đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh, từ đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa Thanh Hoá phát triển nhanh, bền vững.
Hoàn thiện các chính sách tài chính xanh ở Việt Nam
Tài chính xanh đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế xanh bằng cách hướng nguồn vốn vào năng lượng tái tạo, giao thông sạch và công trình xanh. Tại Việt Nam, các chính sách tài chính xanh đang được hoàn thiện, góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, giảm thiểu khí thải các-bon.
Chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong mùa mưa, bão
Do ảnh hưởng của mưa, bão, môi trường bị ô nhiễm dễ phát sinh và phát tán dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Để hạn chế dịch lây lan, bùng phát dịch bệnh, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường các biện pháp chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
Công ty bảo hiểm ước tính thiệt hại do bão Yagi là hàng nghìn tỷ đồng
Theo số liệu thống kê từ các công ty bảo hiểm, số lượng khách hàng yêu cầu bồi thường tăng vọt sau cơn bão với tổng giá trị ước tính lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Kiên quyết không để tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
Tại Công điện số 95 ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Thanh Hóa có 80.000 ha cây trồng sản xuất tập trung gắn với liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hoá, 9 tháng năm 2024, các địa phương đã tích cực đẩy mạnh sản xuất cây trồng giá trị kinh tế cao theo hướng liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm.
Phấn đấu gieo trồng hơn 46.000 ha cây trồng vụ đông
Tiếp tục xác định vụ Đông là vụ sản xuất quan trọng đối với tăng trưởng của toàn ngành cho năm tiếp theo, ngành nông nghiệp Thanh Hoá đã chỉ đạo các địa phương lựa chọn đối tượng cây trồng chủ lực trong vụ Đông 2024 - 2025, gồm: ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau đậu các loại.
Gỡ "thẻ vàng" IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc phục "thẻ vàng" về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Thành công ấn tượng của ngành mía đường sau vụ ép 2023 - 2024
Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, vụ ép mía 2023 - 2024, ngành mía đường Việt Nam đã hoàn thành với sản lượng đạt trên 11,2 triệu tấn mía, sản xuất được gần 1,2 triệu tấn đường các loại. Trong vòng 4 vụ liên tiếp, sản lượng mía ép đạt mức tăng 166% và sản lượng đường đạt mức tăng 161%.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.