Phát triển sản phẩm Ocop, góp phần xây dựng Nông thôn mới
Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP được xem là giải pháp nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Chính vì vậy, thời gian qua, các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm phát triển sản phẩm Ocop gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Miến gạo truyền thống là sản phẩm được xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn lựa chọn xây dựng sản phẩm Ocop năm 2024, góp phần cùng xã hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Do vậy, ngay từ đầu năm, xã đã cử cán bộ phụ trách tích cực hỗ trợ chủ thể sản xuất hoàn thiện các tiêu chí theo quy định. Xã cũng đã trích nguồn kinh phí chương trình xây dựng nông thôn mới hỗ trợ chủ thể 50 triệu đồng để đầu tư làm kho đóng gói, bảo quản sản phẩm.


Bà Lê Thị Cơi, Cở sở sản xuất miến gạo Quê Hương, xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bà Lê Thị Cơi, Cở sở sản xuất miến gạo Quê Hương, xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Gia đình cũng đang phấn đấu làm sản phẩm sạch, để đưa đạt sản phẩm Ocop để xã đạt nông thôn mới từ khâu đóng gói, bảo quản, máy móc phải làm theo quy trình sạch".
Ông Lê Đình Hùng, Chủ tịch UBND xã Thọ Cường, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cho biết: "Địa phương quy hoạch vùng nguyên liệu 5ha… không chỉ hỗ trợ tiền, còn hỗ trợ về nhân công giúp đỡ chủ yếu làm sân phơi, cơ sở sản xuất… Chúng tôi cũng chỉ đạo các bộ phận chuyên môn phối hợp cùng các gia đình để hoàn thiện hồ sơ".

Chương trình OCOP được tỉnh Thanh Hóa triển khai từ năm 2018 đồng bộ ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Đáng chú ý, giai đoạn 2021-2025, Chương trình OCOP đã có bước đột phá, trở thành chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh, gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong đó, quy định xã Nông thôn mới nâng cao phải có ít nhất 1 sản phẩm Ocop đạt 3 sao trở lên. Do vậy, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các xã đã quan tâm lựa chọn các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của địa phương để xây dựng thành sản phẩm OCOP. Cùng với chính sách của tỉnh, nhiều huyện, xã đã lồng ghép các chương trình, có cơ chế hỗ trợ riêng cho các chủ thể.


Ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương
Ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương, cho biết: "Thực hiện nông thôn mới nâng cao, trong đó có chỉ tiêu sản phẩm OCOP, Quảng Đức đã xây dựng sản phẩm miến gạo. Sau khi công nhận sản phẩm 3 sao, chúng tôi đã đầu tư ngân sách nhà nước. Đến hiện tại, sản phẩm lưu thông trên thị trường rất tốt… mang lại hiệu quả cao, giải quyết việc làm cho 15 lao động".
Đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 500 sản phẩm OCOP. Chương trình OCOP đã thực sự làm thay đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân khu vực nông thôn.


Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.