Người dân địa phương
Bảo tồn và phát triển giống vịt Cổ Lũng
Vịt Cổ Lũng hay còn gọi là vịt Quốc Thành, vịt Mường Khòong là giống vịt bản địa có xuất xứ từ xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Đây là giống vịt bản địa quý hiếm. Để bảo tồn con nuôi này, những năm qua, huyện Bá Thước đã vận động các xã có điều kiện chăn nuôi phục hồi và phát triển giống vịt này. Đến nay, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện đã mở rộng quy mô chăn nuôi vịt Cổ Lũng, mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Việt Nam thuộc top các nước thân thiện nhất thế giới 2024
Trang InterNations.org - cộng đồng quốc tế để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa các quốc gia - mới đây đã công bố danh sách những đất nước thân thiện nhất thế giới. Theo đó, Việt Nam xếp thứ 5 trong top các nước có "sự thân thiện địa phương" cao nhất.
Thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ thương mại năm 2024
7 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt gần 113 nghìn tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Hoạt động dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh tuy có sự phục hồi nhưng còn chậm do tác động của lạm phát, suy thoái kinh tế. Do đó, các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh đều đang linh hoạt tìm các giải pháp để khai thác, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm dịch vụ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhất kế hoạch kinh doanh của năm nay.
Phát triển sản phẩm Ocop, góp phần xây dựng Nông thôn mới
Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP được xem là giải pháp nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Chính vì vậy, thời gian qua, các huyện, xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm phát triển sản phẩm Ocop gắn với mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại huyện Quảng Xương
Trong những năm qua, cùng với việc tăng trưởng tín dụng, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng chính sách vay vốn phát triển kinh tế. Qua đó góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương.
Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, hướng đi trong phát triển kinh tế của người dân Mường Lát
Nhằm thay đổi tập quán sản xuất, phát huy lợi thế về diện tích tự nhiên, trong thời gian vừa qua, được sự hỗ trợ của các sở, ban ngành cấp tỉnh, huyện Mường Lát đã đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đây là hướng đi giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 11 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Thanh Hoá nở rộ du lịch sinh thái gắn với suối, thác
Mùa hè năm nay, Thanh Hóa ghi nhận sự nở rộ của loại hình du lịch sinh thái gắn với suối, thác. Tuy nhiên, đi liền với sự phát triển, yêu cầu về quản lý các điểm du lịch suối, thác tự phát cũng là vấn đề cần được các địa phương đặc biệt quan tâm.
Kim Sơn - nơi còn hàng trăm con khỉ lông vàng trú ngụ
Khu danh thắng Kim Sơn, huyện Vĩnh Lộc được ví như Tràng An thu nhỏ của Thanh Hoá bởi non nước giao hòa. Điều đặc biệt nữa là ở đây còn đang bảo tồn được loài khỉ lông vàng với số lượng lớn.
Dự án "treo" 11 năm ở Quan Sơn - Chính quyền đề xuất thu hồi, doanh nghiệp không muốn dừng dự án
Năm 2012, khi được UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận đầu tư, dự án Nhà máy Liên hiệp chế biến gỗ xuất khẩu Rừng bền vững Toàn Cầu đã đem lại hy vọng về cơ hội việc làm và tiêu thụ lâm sản cho người dân tại huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Thế nhưng, sau 11 năm, đến nay, dự án này vẫn chưa thể đi vào hoạt động, gây bức xúc cho chính quyền và người dân địa phương.
Người phụ nữ "vác tù và hàng tổng"
Bà Thăng Thị Kim Tuyến, quê ở xã Thành Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa được người dân địa phương gọi với cái tên trìu mến "người phụ nữ vác tù và hàng tổng". Nhiều năm qua, bà tích cực vận động người thân trong gia đình, dòng họ và nhân dân trong thôn, xã đóng góp kinh phí xây dựng nông thôn mới tại địa phương.
Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Xia và Lễ hội Mường Xia năm 2023
Sáng ngày 28/2, tại bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy, UBND huyện Quan Sơn tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Xia và Lễ hội Mường Xia năm 2023. Dự buổi lễ có đồng chí Đầu Thanh Tùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện Quan Sơn và du khách thập phương.
Thị xã Nghi Sơn phát triển chế biến thủy sản
Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 2.000 phương tiện khai thác hải sản các loại, cho sản lượng khai thác đạt gần 40.000 tấn thủy hải sản mỗi năm. Phát huy lợi thế đó, những năm qua, người dân địa phương đã phát triển ngành nghề chế biến thủy hải sản, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động vùng biển.