Phê phán luận điệu xuyên tạc chính sách đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài
Ngay khi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố báo cáo tình hình lao động 3 tháng đầu năm 2023, trên nhiều hội nhóm mạng xã hội đã lan truyền thông tin xuyên tạc về chính sách đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, cho rằng đây là chính sách sai lầm, thể hiện sự yếu kém trong công tác quản lý Nhà nước và bố trí việc làm cho người dân trong nước. Một lần nữa, những thông tin sai sự thật lại tiếp tục gây hoang mang trong quần chúng Nhân dân, thể hiện rõ mưu đồ phá hoại ổn định chính trị - an ninh trật tự và làm suy yếu niềm tin của Nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ngày 8/5/2012, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Chỉ thị số 16 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài", trong đó khẳng định rõ: Việc đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nhằm giải quyết việc làm, tạo thu nhập, phân công lại lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Có thể nhận thấy, chủ trương này xuất phát từ một thực tiễn: Việt Nam có lợi thế về cơ cấu dân số trẻ với khoảng 60% dân số đang trong độ tuổi lao động, tính cách người Việt vốn cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi. Tuy nhiên, 70% số người trong độ tuổi lao động gắn với ngành nghề nông nghiệp truyền thống cho thu nhập thấp, kéo theo hạn chế về trình độ học vấn và chuyên môn. Do đó, xuất khẩu lao động như một cánh cửa mở ra cơ hội cho người lao động phổ thông bước ra thế giới, tiếp cận với môi trường chuyên nghiệp, hoàn thiện kỹ năng làm việc của bản thân và quan trọng hơn hết, là tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả gia đình.
Ông Nguyễn Thăng Hai ở xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa có 2 người con đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, trong đó một người đã đi đến lần thứ 2. Đối với ông, cho các con đi xuất khẩu lao động là quyết định đúng đắn, khi mỗi tháng, các con gửi về gia đình trung bình khoảng 45 triệu đồng/tháng, cao gấp nhiều lần so với thu nhập làm nông nghiệp trước đây. Từ số tiền này, gia đình ông không chỉ xây dựng được nhà cửa khang trang, lo cho các cháu ăn học, mà còn có nguồn vốn tích lũy lâu dài. Ông Nguyễn Thăng Hai, xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa cho biết: "Các cháu tôi ở bên đó công việc nhẹ nhàng, điều kiện làm việc tốt. Gia đình tôi rất vui vì giờ các con tự lo được cuộc sống ổn định, có vốn lo về lâu dài cho các cháu".
Sau khi đi xuất khẩu lao động từ Nhật về, với vốn ngoại ngữ và kinh nghiệm học hỏi được ở nước bạn, chị Phạm Thị Huyền Linh ở xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thuỷ đã trở thành giáo viên dạy tiếng Nhật tại địa phương, cho thu nhập ổn định. Như vậy, xuất khẩu lao động không chỉ giúp người dân nâng cao kinh tế, mà còn tạo "cần câu" để họ chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ một cách thuận lợi. Chị Phạm Thị Huyền Linh, xã Cẩm Giang, huyện Cẩm Thuỷ cho biết: "Sang Nhật em làm trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường làm việc rất thích, thu nhập cao. Em còn trau dồi được nhiều khả năng giao tiếp và công việc nên khi hết hợp đồng về quê hương em đã đi dạy tiếng Nhật cho công ty xuất khẩu lao động ở địa phương".
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có tới trên 32.800 lao động đang làm việc tại nước ngoài. Hàng năm, số tiền người đi xuất khẩu lao động gửi về cho gia đình ước khoảng 120 -150 triệu USD, tương đương 2.760 tỷ - 3.450 tỷ đồng. Từ đây, người dân cũng có điều kiện để đóng góp, làm thay đổi diện mạo của chính quê hương mình.
Ông Lê Khắc Bảo, Chủ tịch UBND xã Thiệu Lý, huyện Thiệu Hóa cho biết rất nhiều người của địa phương đi xuất khẩu lao động về xây dựng được nhà cửa khang trang và thực hiện tốt các nghĩa vụ đóng góp cho địa phương. Từ đó mà xã Thiệu Lý đã có nguồn để chỉnh trang đường làng ngõ xóm, đạt các tiêu chuẩn nông thôn mới, nhất là tiêu chuẩn về số dân cư có việc làm ổn định. Ông Nguyễn Hải Sâm, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và xã hội huyện Cẩm Thủy cũng cho biết vệc đưa người đi xuất khẩu lao động hiện nay đem lại kết quả rất tốt, đóng góp tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Rõ ràng, công tác đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam sang nước ngoài làm việc đã đem lại lợi ích sát sườn cho chính bản thân, gia đình người lao động, và xuất phát từ chính mong muốn của cá nhân người lao động. Cơ quan Nhà nước chỉ là đơn vị trung gian, kết nối người lao động với các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng. Điều này trái ngược hoàn toàn với những luận điệu của các thế lực thù địch. Ngoài ra, chúng còn rêu rao người lao động Việt Nam ở nước ngoài bị phân biệt đối xử nhưng không có ai bảo vệ.
Trên thực tế, Việt Nam có hệ thống văn bản pháp luật chặt chẽ, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài như Hiến pháp, Luật Quốc tịch Việt Nam; Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ở nước ngoài, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng... Căn cứ vào các bộ Luật này, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài thi hành mọi biện pháp để công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền và lợi ích theo pháp luật nước tiếp nhận, điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó ký kết hoặc tham gia, hoặc theo tập quán quốc tế. Ví dụ gần đây nhất, các cơ quan chức năng đã vào cuộc để giải cứu hàng trăm người bị lừa sang Campuchia lao động trái phép.
Ông Lê Thanh Hải, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia tỉnh Thanh Hóa khẳng định cấp ủy chính quyền rất quan tâm tạo điều kiện cho các hội hữu nghị thành lập, vừa để giúp nâng cao hình ảnh, mối đoàn kết của người Việt Nam, vừa là biện pháp để bảo vệ kịp thời công dân mình khi có vấn đề gì xảy ra. Nhà nước đã rất quan tâm bảo vệ quyền công dân Việt Nam khi ở nước ngoài. Bà Đoàn Thị Hồng, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và xã hội huyện Thiệu Hóa cũng cho biết: "Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với gia đình người đi xuất khẩu lao động để nắm bắt tình hình, tránh việc người lao động hết thời gian ở lại cư trú trái phép. Ngoài ra thì cũng tích cực kết nối với các đơn vị có uy tín để đưa người lao động đi nước ngoài an toàn, hiệu quả".
Nhìn thẳng vào thực tế, xuất khẩu lao động đang đem lại lợi ích kép cho cả 2 phía: người dân và Nhà nước. Đây cũng được coi là một trong những bước đệm ngắn nhất để chuẩn bị sẵn sàng một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngoại ngữ, tiếp thu công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, mọi luận điệu xuyên tạc, sai trái về chính sách này chỉ là những lập luận vô căn cứ, phi thực tế, thể hiện rõ mưu đồ đen tối, phá hoại ổn định chính trị và an ninh trật tự của nước ta.
Thanh Hóa: Linh hoạt nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
Trước thực tế một số chi bộ tổ chức sinh hoạt chất lượng chưa cao, còn nặng về hình thức, thời gian qua, nhiều Đảng bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có cách làm linh hoạt để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên.
Việt Nam cam kết thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa thông báo việc Việt Nam tái ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Liên quan đến sự kiện này, tại Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao mới được tổ chức vào ngày 19/12 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, việc ứng cử của Việt Nam là khẳng định sự tiếp nối những đóng góp tích cực, cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng đóng góp của Việt Nam vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Đảng bộ huyện Nga Sơn triển khai công tác chuẩn bị đại hội Đảng các cấp
Thực hiện Chỉ thị số 35 của Bộ Chính trị về chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 – 2030, trong thời gian qua cùng với tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, Đảng bộ huyện Nga Sơn đã khẩn trương tổ chức quán triệt và triển khai đến các cấp uỷ Đảng và cán bộ đảng viên những nội dung công việc chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp; đồng thời xác định đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng bộ và các cấp uỷ Đảng trong toàn huyện.
Chống các luận điệu xuyên tạc về chủ trương tinh gọn bộ máy
Với quan điểm "Tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả", chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị đang nhận được sự quan tâm, đồng tình ủng hộ của Nhân dân. Tuy nhiên lợi dụng vấn đề này, những ngày qua, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lại gia tăng các hoạt động chống phá; tận dụng triệt để không gian mạng để xuyên tạc, bóp méo "cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy Nhà nước" nhằm gây hoang mang dư luận và làm xói mòn niềm tin của Nhân dân với Đảng, chính quyền.
Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có Chỉ thị về việc tổ chức Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Đảng ủy Quân sự huyện Hà Trung: Xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, mẫu mực tiêu biểu
Sáng ngày 17/12, Đảng ủy Quân sự huyện Hà Trung đã tổ chức Hội nghị ra Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Huyện Vĩnh Lộc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp uỷ Đảng, các ngành và Ban chỉ đạo từ huyện đến cơ sở, năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới của huyện Vĩnh Lộc đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhận thức của chủ thể đã được nâng lên, người dân đã hiểu rõ cơ chế vận hành của chương trình xây dựng nông thôn mới là dân làm, dân hưởng thụ, lấy sức dân để lo cho dân, Đảng, Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo và hỗ trợ. Từ đó, khơi dậy tính tự lực của cộng đồng dân cư, Nhân dân tự nguyện hiến đất, tự giải phòng mặt bằng để mở rộng đường giao thông và các công trình phúc lợi.
Huyện Quan Hóa: Tập trung các nguồn lực xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo
Quan Hóa là địa bàn biên giới, miền núi, hay phải hứng chịu sự khắc nghiệt của thiên nhiên, đặc biệt là trong mùa mưa bão. Trong khi đó, vẫn còn nhiều hộ đang phải sinh sống trong những ngôi nhà xập xệ, không an toàn. Thực hiện Chỉ thị số 22 ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 - 2025, huyện Quan Hóa đã tập trung rà soát, thẩm định số hộ được hỗ trợ; đồng thời đẩy mạnh công tác vận động ủng hộ, tập trung các nguồn lực xây dựng nhà ở cho các hộ nghèo, giúp các hộ có nhà ở an toàn, ổn định.
Triển lãm "80 năm vững bước dưới cờ Đảng quang vinh"
Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã tổ chức triển lãm "80 năm vững bước dưới cờ Đảng quang vinh".
Đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước là nền tảng nâng tầm vị thế đất nước
Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trước xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng và Nhà nước đã sáng suốt lãnh đạo và điều hành các hoạt động đối ngoại một cách linh hoạt, kịp thời, phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế. Hàng loạt sự kiện đối ngoại thành công gần đây đã củng cố và nâng tầm vị thế, uy tín của Việt Nam trên chính trường quốc tế. Song bên cạnh đó vẫn có các đối tượng phản động, cơ hội chính trị thường xuyên đưa ra những luận điệu sai trái nhằm xuyên tạc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác đối ngoại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.