Phiên dịch viên người chắp nối nhịp cầu hữu nghị Thanh Hóa - Hủa Phăn
Thanh Hóa có 213,6 km đường biên giới đất liền, có 16 xã, thị trấn của 5 huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Thường Xuân, Lang Chánh tiếp giáp với các bản, cụm bản thuộc các huyện Viêng Xay, Sốp Bâu, Sầm Tớ tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Thời gian qua, mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa 2 tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn được xây dựng với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực. Và trong các hoạt động ấy, vai trò của những người phiên dịch viên được xem là những người chắp nối nhịp cầu hữu nghị.
Buổi tuần tra song phương kiểm tra mốc giới 328 của Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Na Mèo và Đội tuần tra Đại đội 218, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn nước bạn Lào vừa được diễn ra theo đúng kế hoạch, nội dung đề ra. Từ việc cùng nhau hành quân, cùng tuyên truyền đến các hộ dân sinh sống gần khu vực biên giới đến thực hiện việc phát quang bụi rậm, kiểm tra mốc giới, trao đổi với nhau về tình hình hình biên giới trên địa bàn 2 đơn vị phụ trách… trong các nội dung làm việc đều có sự xuất hiện của Trung tá Hoàng Trung Kiên – đội trinh sát, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, đồng thời cũng là người phiên dịch, chịu trách nhiệm trong việc trao đổi trực tiếp, gián tiếp với chính quyền và lực lượng chức năng khu vực tiếp giáp Cụm Mường Pùn, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, nước bạn Lào.
Trung tá Hoàng Trung Kiên, Đội trinh sát, Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hai bên đơn vị thường xuyên trao đổi với nhau, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, phong tục tập quán để cùng nhau hợp tác, bảo vệ đường biên cột mốc được bình yên".
Thiếu tá May Kham, Đại đội trưởng- Chính trị viên Đại đội BVBG 218, tỉnh Hủa Phăn – Lào cho biết thêm: "Lực lượng bảo vệ biên giới đại đội 218 không có phiên dịch viên tiếng Việt. Vì thế, khi 2 bên có việc chúng tôi cần tới anh Kiên là phiên dịch viên của Đồn Na Mèo, anh ấy là người nắm bắt thông tin, và đại diện cho Đồn Na Mèo trao đổi các vấn đề về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới giữa 2 đơn vị. Khi chúng tôi cần sự hỗ trợ của Đồn, anh ấy cũng là người chia sẻ thông tin để chúng tôi nhận được sự hỗ trợ kịp thời".
Trong những năm qua, để hoàn thành nhiệm vụ là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và an ninh trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa chỉ đạo đẩy mạnh phong trào tự tổ chức học tập tiếng tiếng Lào và tiếng dân tộc ở khu vực biên giới trong cán bộ, chiến sĩ các đơn vị. Đây cũng là lực lượng trực tiếp tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc khu vực biên giới chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng, nhân dân nước bạn Lào giữ vững môi trường hòa bình, tình hữu nghị và hợp tác dài lâu.
Thiếu tá Lê Văn Dương, Trạm kiểm soát Biên phòng Cang, Đồn Biên phòng Quang Chiểu, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Mình học tiếng Lào để phục vụ tốt cho công tác tuyên truyền của nhân dân khu vực biên giới, để họ hiểu đồng hành cùng với đơn vị trong việc bảo vệ biên giới, xây dựng mối quan hệ thân thiết, gắn bó, hòa bình và hợp tác".
Trung tá Lê Đình Phú, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Quang Chiểu, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Để hiểu tiếng bạn Lào, phục vụ bảo vệ biên giới quốc gia rất quan trọng, thời gian qua, chúng tôi tổ chức các lớp học tiếng Lào có sự tham gia của anh em cán bộ chiến sỹ và của cả cán bộ địa phương. Và các đồng chí phiên dịch viên, các đồng chí biết tiếng Lào sẽ là người dạy, truyền tải các nội dung phù hợp để anh em hiểu về văn hóa bạn, cùng bảo vệ biên giới".
15 năm qua, thiếu tá Phạm Huy Hoàng, Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa được giao nhiệm vụ tham gia làm phiên dịch viên tiếng Lào cho các đoàn cấp cao của tỉnh Thanh Hóa và các sở, ban ngành khi làm việc với các đoàn của tỉnh Hủa Phăn.Cùng với đó, các chương trình tập huấn cho cán bộ tỉnh Hủa Phăn, chương trình đào tạo cho cán bộ Lào tại trường chính trị tỉnh Thanh Hóa. Làm phiên dịch, không phải lúc nào cũng dễ dàng, đôi khi trong một cuộc họp, nhiều vấn đề phát sinh không nằm trong kịch bản, nhưng, người phiên dịch buộc phải dịch, dù đó là một đoạn dài được chia sẻ và phải chính xác và không thể bỏ sót từ nào, nhất là các cuộc đàm phán, giải quyết sự việc đôi bên. Anh Hoàng tâm niệm: Học hỏi để ngày càng hoàn thiện mình và làm tốt công việc của một người phiên dịch viên là Anh đã góp phần chắp nối những nhịp cầu hữu nghị của 2 tỉnh Thanh Hóa- Hủa Phăn.
Thiếu tá Phạm Huy Hoàng Phiên dịch viên- Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Mỗi lần phiên dịch là một lớp học đặc biệt đối với bản thân tôi, tôi học văn hóa của các bạn Lào, đồng thời vừa truyền tải văn hóa Việt Nam cho các bạn Lào hiểu về văn hoa Việt Nam, để cùng xây đắp mối quan hệ của 2 bên hữu nghị, hợp tác. Và trong qua trình phiên dịch, căn cứ pháp luật Việt Nam, tuyên truyền cho nhân dân biên giới hiểu và cùng xây dựng biên giới hữu nghị".
Từ năm 2014, trên cơ sở thỏa thuận hợp tác kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh giữa hai tỉnh, các huyện giáp biên tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn cũng thống nhất chủ trương và xây dựng kế hoạch thực hiện việc kết nghĩa giữa các cặp huyện hai bên biên giới, các cặp bản khu vực biên giới, bảo đảm nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia, phù hợp với hiệp định, quy chế biên giới mà hai nước, hai tỉnh đã ký kết. Đến nay, đã có 17 cặp bản, cụm bản được ký kết. Việc kết nghĩa các cặp Bản – Bản, xây dựng mối quan hệ hữu nghị của các huyện giáp biên nói riêng và của 2 tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn nói chung thì việc học tiếng Lào, tiếng dân tộc càng phải rộng khắp hơn đối với mỗi cán bộ, chiến sỹ lực lượng biên phòng tỉnh Thanh Hóa.
Ông Triệu Minh Xiết, Phó Bí thư thường trực huyện ủy Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Khi có các sự kiện lớn mang tính chủ trương, đối ngoại lớn, chúng tôi phải nhờ tới các anh biên phòng. Vai trò của các anh rất lớn, truyền tải nội dung văn bản của cả 2 thứ tiếng để trình bày hội nghị. Họ thay mặt tiếng nói của lãnh đạo 2 bên, trở thành nhịp cầu nối hữu nghị".
Đại tá Lê Văn Nam, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng - Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc học ngoại ngữ, tiếng dân tộc đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho cán bộ chiến sỹ thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, giúp cán bộ, chiến sỹ nắm rõ hơn đời sống văn hóa của các dân tộc, trên cơ sở đó giúp cán bộ chiên sỹ tự tin, giao lưu, tiếp xúc thực hiện đối ngoại biên phòng, xử lý vụ việc trên tuyến biên giới".
Có thể khẳng định, trong mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết, gắn bó giữa chính quyền và nhân dân 2 tỉnh Thanh Hóa- Hủa Phăn không thể thiếu vai trò của những người phiên dịch viên. Việc học tiếng Lào, hiểu tiếng Lào, từ đó hiểu văn hóa, phong tục của người Lào để chia sẻ, kết nối càng thể hiện được ý thức, trách nhiệm đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội, xây đắp tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống trên tuyến biên giới Việt – Lào.
Huyện Quảng Xương khám tuyển nghĩa vụ quân sự cấp huyện năm 2025
Thực hiện kế hoạch tuyển chọn nghĩa vụ quân sự năm 2025, từ ngày 05/11 đến ngày 09/11/2024, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện Quảng Xương tổ chức khám tuyển nghĩa vụ quân sự cấp huyện.
Chủ động phòng ngừa hoạt động lôi kéo người dân của các tổ chức phản động lưu vong
Thời gian qua, một số tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài đã triệt để lợi dụng không gian mạng để ráo riết thực hiện việc móc nối, lôi kéo người dân trong nước, hình thành mạng lưới thành viên ở sâu trong nội địa nhằm thực hiện âm mưu chống phá Đảng và Nhà nước ta. Tại Thanh Hóa, quán triệt sâu sắc quan điểm “an ninh chủ động”, lực lượng công an các cấp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nghiệp vụ, khép kín địa bàn, qua đó làm thất bại âm mưu gây dựng lực lượng của các tổ chức này.
Sơ kết thực hiện Đề án 1371 giai đoạn 1 (2021-2024)
Chiều ngày 4/11, tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, UBND tỉnh Thanh Hoá tổ chức Hội nghị sơ kết giai đoạn 1 (2021-2024) thực hiện đề án 1371 về “Phát huy vai trò của lực lượng Quân đội Nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động Nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở giai đoạn 2021-2027”.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa
Sau 5 năm xây dựng, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã chính thức mở cửa đón du khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí vé trong 1 tháng.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” cho liệt sĩ Cù Văn Thiện, xã Yến Sơn
Sáng ngày 31/10, Ban Chỉ huy quân sự huyện Hà Trung đã phối hợp với xã Yến Sơn tổ chức trao Bằng Tổ quốc ghi công cho Liệt sĩ Cù Văn Thiện.
Như Xuân bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Sáng ngày 22/10, UBND huyện Như Xuân tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức chính trị, pháp luật nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024
Trong 2 ngày 21,22/10, Đoàn kiểm tra của Quân khu 4 do Trung tướng Trần Võ Dũng, Chính ủy Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra toàn diện thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024 của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thanh Hóa. Làm việc với đoàn có các đồng chí đồng chí Nguyễn Quang Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh; Đại tá Vũ Văn Tùng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
Hà Trung tổ chức khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Công an năm 2025
Sáng 18/10, tại Trạm y tế xã Yến Sơn, Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện Hà Trung tổ chức khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ Công an năm2025. Đây là đơn vị được huyện Hà Trung chọn tổ chức chỉ đạo điểm khám tuyển nghĩa vụ năm 2025 ở cơ sở.
Thanh Hóa - Hủa Phăn (Lào) đẩy mạnh hợp tác trong công tác mặt trận
Kế thừa và phát huy mối quan hệ truyền thống hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa 2 nước Việt – Lào, hai tỉnh kết nghĩa Thanh Hóa - Hủa Phăn đã và đang thực hiện nhiều chương trình hợp tác, hỗ trợ và phát triển toàn diện. Trong đó, những hoạt động cụ thể, thiết thực giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Thanh Hóa và Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Hủa Phăn đã góp phần quan trọng xây dựng tình hữu nghị đặc biệt giữa 2 tỉnh.
Lực lượng vũ trang huyện Bá Thước chung sức xây dựng nông thôn mới
Hưởng ứng phong trào thi đua “Quân đội chung sức xây dựng nông thôn mới”, sáng ngày 17/10, Ban Chỉ huy Quân sự huyện Bá Thước đã huy động 30 cán bộ, chiến sĩ giúp thôn Mười, xã Điền Quang làm đường bê tông xây dựng nông thôn mới.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.