Phòng bệnh cho trẻ nhỏ trong thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người, nhất là trẻ em vốn có hệ miễn dịch kém, chưa kịp thích nghi với sự thay đổi của thời tiết nên rất dễ nhiễm bệnh.
Tại Khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, những ngày gần đây, số bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị tăng lên. Những ngày cao điểm, khoa tiếp nhận trên 100 bệnh nhân.Theo các bác sỹ, thời điểm giao mùa, trẻ có hệ miễn dịch yếu sẽ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi, họng, viêm phế quản, viêm amidan, viêm do vi khuẩn không điển hình, do virus…
Bệnh đường hô hấp là các bệnh thường gặp và phổ biến ở trẻ, tuy nhiên nếu các bậc phụ huynh chủ quan, lơ là để lâu sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng, dẫn đến thực tế trẻ phải nhập viện và điều trị dài ngày, có thể có những biến chứng, ảnh hưởng sức khỏe về sau.

Khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương thời điểm này liên tục tiếp nhận các ca bệnh mắc cúm A, cúm B. Đây là những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm, đặc biệt trong thời điểm giao mùa như hiện nay. Các triệu chứng của bệnh như: sốt cao, ho, chảy mũi, đau đầu, mệt mỏi. Bệnh cúm mùa thường lành tính nhưng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính, trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong. Để phòng bệnh, phụ huynh nên cho trẻ tiêm vắc-xin phòng cúm mùa để giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng, chống nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp.
Ngoài các bệnh về đường hô hấp, thời điểm giao mùa cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều bệnh truyền nhiễm như: cúm, sốt xuất huyết, thuỷ đậu, sốt virus, viêm não, viêm màng não và một số bệnh về tiêu hóa như: tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột. Nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật, bệnh diễn biến nặng. Các bác sỹ khuyến cáo, các bệnh truyền nhiễm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Để phòng tránh các bệnh thường gặp cho trẻ khi thời tiết giao mùa, phụ huynh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, uống nhiều nước; vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân thật tốt. Hạn chế cho trẻ em ra đường khi trời lạnh, giữ ấm cổ cho trẻ khi ngủ. Đối với những bệnh đã có vắc xin phòng bệnh thì nên tiêm phòng chủ động. Khi trẻ có các dấu hiệu bị bệnh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Sở Công thương Thanh Hoá tổ chức hiến máu nhân đạo
Sáng ngày 16/7, Sở Công thương Thanh Hoá phối hợp với Ban chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh tổ chức chương trình hiến máu nhân đạo hưởng ứng “Hành trình đỏ giọt hồng xứ Thanh” năm 2025.

Đảm bảo điều trị và dự phòng lây chéo bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm đang có dấu hiệu tăng mạnh. Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế đảm bảo công tác an toàn trong điều trị, tuyệt đối không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Xử lý rác thải y tế bằng công nghệ tiên tiến
Nhờ thụ hưởng từ Dự án ''Hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện'' sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã được đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế lây nhiễm theo công nghệ vi sóng kết hợp nghiền cắt trong cùng 1 khoang máy. Đây một trong những công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường hiện nay.

Phòng tránh các bệnh lý về tiêu hoá trong mùa hè
Thời tiết mưa nắng thất thường, không khí nóng ẩm những ngày qua tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh về tiêu hoá sinh sôi, phát triển. Ghi nhận tại một số bệnh viện trong tỉnh, số lượng bệnh nhân mắc các bệnh lý về tiêu hoá tăng từ 20 - 40% so với thời điểm tháng 6.

Bệnh viện tư nhân cần tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 20 bệnh viện tư nhân nhưng đến nay, mới chỉ có 2 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử. Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá đang yêu cầu các bệnh viện tư nhân đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành mục tiêu triển khai bệnh án điện tử trước tháng 10/2025.

Thực hiện cao điểm phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Ngành y tế Thanh Hoá thực hiện cao điểm phòng chống các bệnh truyền nhiễm
Hiện nay, một số bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid - 19 có xu hướng tăng cục bộ tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá triển khai cao điểm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 đến hết tháng 7/2025.

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.