ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong các trường mầm non

Trước tình trạng gia tăng số ca mắc một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em như thuỷ đậu, sốt virus, tay chân miệng…các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Thọ Xuân đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo cho trẻ được học tập trong môi trường an toàn.

29/02/2024 20:38

Tại nhiều trường học, bảng tin khuyến cáo các dịch bệnh truyền nhiễm thường gặp và cách phòng tránh được đặt ở vị trí dễ quan sát ở sân trường để phụ huynh theo dõi, phối hợp với nhà trường thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho trẻ. Trước các cửa lớp cũng có bảng hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh, vệ sinh cá nhân.

Phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong các trường mầm non- Ảnh 1.

Công tác vệ sinh phòng học, bếp ăn, đồ dùng bán trú của học sinh được duy trì thực hiện đều đặn hàng ngày, đảm bảo đúng quy trình, quy định. Bên cạnh đó, các nhà trường đã tăng cường giáo dục cho trẻ kĩ năng thực hành vệ sinh cá nhân, tự phục vụ, tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe.

Phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong các trường mầm non- Ảnh 2.

Bà Lê Thị Lài, Hiệu trưởng Trường Mầm non Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Bà Lê Thị Lài, Hiệu trưởng Trường Mầm non Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nhà trường có gần 500 học sinh, sau Tết học sinh đi học ổn định, không có dịch bệnh trong nhà trường. Chúng tôi cũng đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng bệnh cho trẻ, không để dịch bệnh bùng phát và lây lan trong trường học."

Bà Phạm Thị Thuý Hà, Hiệu trưởng Trường Mầm non Nobel Thọ Xuân, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết, đến hiện tại, nhà trường đang kiểm soát tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Công tác vệ sinh trường, lớp học, đồ dùng bán trú, đồ chơi của trẻ được thực hiện thường xuyên, riêng về các dụng cụ chế biến thực phẩm được nhà bếp khử khuẩn, sát khuẩn liên tục.

Phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong các trường mầm non- Ảnh 3.

Trên địa bàn huyện Thọ Xuân hiện có 33 trường mầm non với gần 12.000 học sinh. Xác định trong môi trường lớp học bán trú rất dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm, Ban Giám hiệu các nhà trường đã quán triệt đến toàn bộ giáo viên phải tăng cường trao đổi với phụ huynh, chủ động nắm bắt tình hình sức khỏe của trẻ mỗi ngày, kịp thời phát hiện những trường hợp trẻ mắc bệnh để có biện pháp cách li, tránh lây lan. Công tác vệ sinh trường, lớp học, đồ dùng bán trú, đồ chơi của trẻ được thực hiện thường xuyên. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ được cân đối phù hợp để tăng sức đề kháng cho trẻ.

Phòng chống dịch bệnh cho trẻ trong các trường mầm non- Ảnh 4.

Bà Lê Thị Bảy, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá

Bà Lê Thị Bảy, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho biết, xác định phòng bệnh hơn chống bệnh nên Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thọ Xuân đã phối hợp với trung tâm y tế đẩy mạnh tuyên truyền phòng dịch bệnh, chỉ đạo các trường học theo dõi sát tình hình các dịch bệnh, triển khai các giải pháp phù hợp, không để dịch bệnh bùng phát trong trường học.

Ngoài các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh tại trường học, các nhà trường đang tích cực phối hợp với phụ huynh và ngành y tế để tiêm vắc xin cho trẻ đủ loại, đủ liều, đúng thời gian quy định.

Nguồn: Bản tin Thời sự tối/TTV

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Hội Chữ thập đỏ tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

20:28 , 30/12/2024

Chiều ngày 30/12, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị ung bướu

Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị ung bướu

20:22 , 30/12/2024

Với sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ nhân lực, Trung tâm Ung bướu xạ trị và Y học hạt nhân Bệnh viện Đa khoa Phúc Thịnh đã và đang trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều bệnh nhân. Mỗi ngày, nơi đây đang điều trị nội trú cho trên 30 người bệnh, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ Nhân dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Đa phần bệnh nhân đột quỵ bỏ lỡ giờ vàng do nhập viện muộn

Đa phần bệnh nhân đột quỵ bỏ lỡ giờ vàng do nhập viện muộn

10:00 , 30/12/2024

Ghi nhận tại các bệnh viện có đơn vị chuyên sâu điều trị đột quỵ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, hơn 2 tuần trở lại đây, bệnh nhân bị đột quỵ gia tăng mạnh. Mặc dù số ca bị đột quỵ đến cấp cứu và được can thiệp kịp thời trong khung giờ vàng đã tăng lên, tuy nhiên cũng mới chỉ đạt khoảng 15 đến 20%.

Ngành y tế tỉnh Thanh Hóa: Dấu ấn năm 2024

Ngành y tế tỉnh Thanh Hóa: Dấu ấn năm 2024

20:22 , 29/12/2024

Năm 2024, ngành y tế tỉnh Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả ấn tượng trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Những kết qủa này không chỉ để lại dấu ấn quan trọng, đánh dấu sự khởi sắc trong năm 2024, mà còn là nền tảng, tạo tiền đề cho sự phát triển của ngành trong thời gian tới.

2 bệnh viện tại Thanh Hóa dự kiến chuyển thành bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội

2 bệnh viện tại Thanh Hóa dự kiến chuyển thành bệnh viện thực hành của Trường Đại học Y Hà Nội

07:44 , 28/12/2024

Tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 vừa diễn ra, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, theo Đề án sắp xếp các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đang trình cấp có thẩm quyền, dự kiến sắp xếp giảm 4 bệnh viện, chuyển giao về các Bộ, ngành địa phương quản lý.

Nguy cơ thiếu máu cấp cứu, điều trị dịp Tết 2025

Nguy cơ thiếu máu cấp cứu, điều trị dịp Tết 2025

18:06 , 26/12/2024

Để đáp ứng nguồn máu cho công tác cấp cứu, điều trị dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường vận động, tổ chức các đợt hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên, theo Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, nguy cơ thiếu máu dịp Tết này vẫn rất lớn.

Nâng cao nhận thức chủ động phòng tránh bệnh Thalassemia

Nâng cao nhận thức chủ động phòng tránh bệnh Thalassemia

07:57 , 26/12/2024

Ngày 26/12 là ngày Dân số Việt Nam - một trong những thách thức đối với vấn đề nâng cao chất lượng dân số hiện nay là bệnh Thalassemia, hay còn gọi là tan máu bẩm sinh. Theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng hơn 14 triệu người mang gene bệnh Thalassemia, chiếm khoảng hơn 13% dân số. Đáng lo ngại, trung bình mỗi năm, lại có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị Thalassemia. Bệnh Thalassemia là bệnh di truyền, không chỉ gây ra nỗi đau dai dẳng cho bệnh nhân, tạo gánh nặng kinh tế cho gia đình người bệnh, mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng dân số, suy giảm sự phát triển giống nòi. Căn bệnh này tuy khó chữa, song có thể phòng tránh được khi người dân hiểu biết đầy đủ về bệnh, chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Thanh Hoá nỗ lực thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã

Thanh Hoá nỗ lực thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã

08:56 , 24/12/2024

Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030 do Bộ Y tế ban hành ngày 9/3/2023 có nhiều điều kiện, tiêu chí và yêu cầu cao hơn so với trước đó. Tại Thanh Hóa, sau 1 năm thực hiện Kế hoạch số 04 ngày 04/01/2024 của UBND tỉnh Thanh Hoá về thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2030 trên địa bàn tỉnh, đến nay đã đạt được những kết quả tích cực.

Đái tháo đường – kẻ "âm thầm hủy diệt" thị lực vĩnh viễn

Đái tháo đường – kẻ "âm thầm hủy diệt" thị lực vĩnh viễn

08:38 , 24/12/2024

Theo các chuyên gia y tế, đái tháo đường đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, làm gia tăng gánh nặng y tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng. Đái tháo đường còn được mệnh danh là kẻ "âm thầm hủy diệt" thị lực vĩnh viễn bởi các tổn thương gây bệnh võng mạc do đái tháo đường.

Congo xác nhận bệnh lạ khiến nhiều người chết là sốt rét

Congo xác nhận bệnh lạ khiến nhiều người chết là sốt rét

08:26 , 24/12/2024

Bộ Y tế Congo mới đây khẳng định căn bệnh chưa được xác định trước đó đang lây lan tại khu vực y tế Panzi của nước này thực chất là một dạng sốt rét nặng.