Phòng chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
Hiện nay, nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã có dịch cúm A/H5N1, lở mồm long móng, viêm da nổi cục và dịch tả lợn châu Phi. Tại Thanh Hóa dù chưa có ổ dịch phát sinh, nhưng trước nguy cơ xâm nhập, lây lan, bùng phát bệnh dịch, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương và các hộ chăn nuôi đã và đang tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch.
Gia đình ông Phạm Văn Quý, thôn Kim Mẫn, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy nuôi 6 lợn nái, 10 lợn thịt. Xác định chăn nuôi là nguồn kinh tế chính của gia đình, vì vậy ông áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, thường xuyên quét dọn sạch sẽ khu vực chuồng nuôi, tiến hành khử trùng tiêu độc chuồng trại 1 tuần 2 lần.

Ông Phạm Văn Quý, thôn Kim Mẫn, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
Ông Phạm Văn Quý, thôn Kim Mẫn, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết, các ngành thú y cũng có tiêm phòng dịch, tiêu độc khử trùng. Ngoài ra, gia đình vẫn còn bổ sung và tiếp tục chủ động khử trùng tiêu độc trong trang trại hàng tuần, hàng quý để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc.
Thanh Hóa có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, trên 28,6 triệu con, đứng tốp đầu cả nước về tổng đàn chăn nuôi, nhưng chăn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ cao, trong đó đàn lợn 55%; đàn gia cầm 78% và đàn trâu bò 92%; việc áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh còn hạn chế. Bên cạnh đó, có tới 98% là cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, có nhiều đường quốc lộ chạy qua, dẫn đến rất khó kiểm soát dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn.

Để bảo vệ thành quả công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tăng cường rà soát thống kê tổng đàn, giám sát dịch bệnh đến tận thôn, bản, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm các ổ dịch trong diện hẹp, không để phát sinh ổ dịch mới; tổ chức triển khai tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi, đảm bảo tối thiểu trên 80% tổng vật nuôi hiện có được tiêm phòng; hướng dẫn người nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thực hiện khử trùng, tiêu độc khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao; quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ, vận chuyển, buôn bán động vật và sản phẩm động vật vào địa bàn.

Ông Hoàng Văn Phúc, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hoàng Văn Phúc, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, trung tâm đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các hộ chăn nuôi đặc biệt là các trang trại áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Phối hợp với các lực lượng công an, quản lý thị trường xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trái quy định, đảm bảo không để phát sinh, lây lan dịch bệnh và đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.
Ông Mai Thế Sang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết, đối với chi cục thực hiện các nhiệm vụ tỉnh và sở đã giao trong đó coa khâu phát hiện ổ dịch và khống chế, phòng chống dịch và thực hiện công tác tiêm phòng cũng như các nhiệm vụ liên quan đến giám sát dịch bệnh, lấy mẫu giám sát và phòng chống dịch bệnh. Để chuẩn bị cho tiêm phòng đợt 2, đề nghị UBND các huyện, thị thành phố tiếp tục quan tâm lãnh đạo chỉ đạo các xã phường trên địa bàn huyện và trực tiếp đến thôn bản để nâng cao vai trò của thú y cơ sở để thực hiện công tác tiêm phòng đợt 2 đạt kết quả tốt nhất.

Theo cơ quan chuyên môn, để phòng chống dịch hiệu quả, người dân tuyệt đối không buôn bán, giết mổ, tiêu thụ gia súc, gia cầm mắc bệnh; đẩy mạnh xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện. Đồng thời triển khai kịp thời, có hiệu quả kế hoạch tiêm phòng đợt 2 năm 2024 cho đàn vật nuôi nhất là các bệnh cúm gia cầm, dại, dịch tả lợn châu Phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục, tai xanh nhằm ngăn ngừa dịch bệnh.

Hơn 784 nghìn điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin trên hệ thống của cơ quan nhà nước
Theo Báo cáo an toàn thông tin mạng Việt Nam tháng 1/2025, qua kiểm tra, rà soát, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận 784.180 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các máy chủ, máy trạm, hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức nhà nước.

Ban hành khung tiêu chí thí điểm về nền tảng số xuất sắc thúc đẩy chuyển đổi số
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành “Khung tiêu chí thí điểm và quy trình xác định nền tảng số xuất sắc thúc đẩy chuyển đổi số các doanh nghiệp, cửa hàng, hộ kinh doanh bán buôn, bán lẻ năm 2025”.

Đến 21/2, các địa phương đã hỗ trợ xóa được 107.941 nhà tạm, dột nát
Báo cáo mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến 21/2, cả nước đã hỗ trợ xóa 107.941 nhà tạm, nhà dột nát tăng. Trong đó có trên 61.000 căn đã khánh thành và trên 46.000 căn khởi công mới.

Từ đêm 23/2, Bắc Bộ rét đậm, có nơi dưới 7 độ C
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/2, bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống phía Nam, khả năng gây rét đậm diện rộng cho Bắc Bộ từ đêm 23/2.

Chuẩn bị xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiến hành các bước xem xét điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2025.

Ngày 23/2, Thanh Hóa nhiều mây, đêm có mưa rải rác
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 23/2, Thanh Hóa nhiều mây, có mưa rải rác, trời rét.

Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, sáng ngày 22/2, Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực đã tổ chức dâng hoa, dâng hương tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nghĩa trang liệt sĩ Hàm Rồng và Khu tưởng niệm giáo viên và học sinh hy sinh ngày 14/6/1972 trên công trường đắp đê sông Mã.

Xã Hoằng Quỳ đón nhận đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu
Sáng ngày 22/2, xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức lễ đón nhận xã đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024. Sau khi đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023, xã Hoằng Quỳ đã bắt tay ngay vào xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó lựa chọn lĩnh vực giáo dục làm tiêu chí nổi trội.

Các địa phương khẩn trương ổn định tổ chức triển khai công việc sau sắp xếp, sáp nhập
Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, nhiều địa phương của tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Huyện ủy. Các tổ chức Đảng cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể - Chính trị xã hội cấp huyện cũng được sắp xếp, kiện toàn lại. Sau sáp nhập, các cơ quan đang tích cực ổn định tổ chức, phân công nhiệm vụ và triển khai công việc để đảm bảo hoạt động xuyên suốt.

Cần chấn chỉnh tình trạng đi ngược chiều gây mất an toàn giao thông
Tại huyện Hoằng Hóa, có rất nhiều tuyến đường đôi được đầu tư xây dựng, nhằm đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Thế nhưng, trên các tuyến đường này vẫn có một số người dân điều khiển xe máy đi ngược chiều, bất chấp nguy cơ mất an toàn cho chính mình và người khác.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.