Phụ nữ Thanh Hóa đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế
Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảngvề "Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới", để nâng cao vai trò của phụ nữ, Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 xác định: công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm. Từ đó, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, giúp chị em phát huy được năng lực, tự tin vươn lên thoát nghèo và làm giàu, khẳng định vai trò, vị trí trong phát triển kinh tế thời kỳ mới.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2021 - 2026 đề ra chỉ tiêu: Hàng năm, mỗi cơ sở Hội giúp ít nhất 05 hộ phụ nữ thoát nghèo, thoát cận nghèo; hỗ trợ tập huấn nâng cao năng lực cho 300 phụ nữ là chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh, quản lý hợp tác xã, chủ hộ kinh doanh. Đến cuối nhiệm kỳ, giảm tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ dưới 2%; vận động, hỗ trợ thành lập mới 250 doanh nghiệp nữ, 10 hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý… Trên cơ sở các chỉ tiêu chung, căn cứ vào điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị, thời gian qua, các cấp Hội phụ nữ trong tỉnh đã đẩy mạnhphong trào phụ nữ khởi nghiệp, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tự tin vươn lên thoát nghèo. Bà Nguyễn Thị Thành, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Hội đã rà soát các đối tượng nghèo, phân loại từng đối tượng hỗ trợ theo nhu cầu, từ đó phối hợp với các đơn vị liên quan và kêu gọi hỗ trợ cho chị em về vốn, kiến thức.
Một trong những hoạt động nổi bật của các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh thời gian qua là hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng và triển khai Đề án "Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2022 - 2030". Hàng năm, các cấp Hội đã tiến hành rà soát, lựa chọn đăng ký thành lập Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết để xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện. Cùng với đó, thông qua các chương trình, dự án, tranh thủ các nguồn vốn, các cấp hội đã hỗ trợ các mô hình kinh tế tập thể về cây con giống, vật tư nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giúp các Hợp tác xã nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các cấp Hội Phụ nữ Thanh Hóa đã hỗ trợ thành lập 33 mô hình kinh tế tập thể, trong đó 13 hợp tác xã, 20 tổ hợp tác, vượt chỉ tiêu đề ra. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có trên 360 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý gồm: Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết, tạo việc làm thường xuyên cho hàng nghìn lao động nữ trên địa bàn. Bà Chu Thị Thu, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi đã thành lập 3 Hợp tác xã, 5 tổ hợp tác và 6 tổ liên kết để nhằm tạo việc làm cho 600 lao động nữ. Ngoài ra còn có Các câu lạc bộ phụ nữ phát triển kinh tế, thường xuyên chia sẻ giúp phụ nữ khó khăn, vươn lên giảm nghèo bền vững".
Mô hình Hợp tác xã trồng cây nông sản do phụ nữ làm chủ ở xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa được thành lập năm 2023, với 20 thành viên. Hợp tác xã được Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hỗ trợ lạc giống, phân bón và chuyển giao quy trình kỹ thuật để trồng 5 ha lạc vào vụ xuân hè.
Sau 4 tháng trồng, diện tích lạc đã cho thu hoạch, năng suất đạt khoảng 60 tạ củ tươi/1 ha, cao hơn 10 tạ 1 ha so với sản xuất đại trà. Ngoài trồng lạc, trong năm, Hợp tác xã trồng các cây màu khác theo mùa vụ như ngô, đậu tương. Nhờ sản xuất hàng hóa nên tiêu thụ khá thuận lợi, các loại vật tư nông nghiệp đầu vào khi mua với số lượng lớn theo Hợp tác xã cũng giảm chi phí hơn. Chị Nguyễn Thị Hằng, thành viên HTX trồng cây nông sản xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Được phụ nữ cấp trên quan tâm hỗ trợ cũng ứng giống, phân bón, xã thì hỗ trợ tạo điều kiện về đất đai. Chị em mỗi người đều có kỹ thuật, làm tập trung nên hiệu quả hơn".
Cùng với phát triển kinh tế tập thể, trong nửa nhiệm kỳ đã có trên 78.000 lượt phụ nữ nghèo được các cấp hội, hội viên, phụ nữ giúp bằng nhiều hình thức với tổng kinh phí gần 50 tỷ đồng. Các cấp Hội cũng đã phối hợp tổ chức 1.530 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 98.200 phụ nữ; dạy nghề cho trên 23.600, hơn 18.600 chị được giới thiệu việc làm; đẩy mạnh các hoạt động nâng cao chất lượng và mở rộng nguồn ủy thác, tín dụngtừ các ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, Quỹ TYM… vận động phụ nữ tham gia tiết kiệm với số tiền gần 400 tỷ đồng cho hơn 102.000 phụ nữ vay phát triển kinh tế.
Bà Nguyễn Đan Tâm, Chủ tịch Hội LHPN xã Bãi Trành, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: hiện nay, các phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế là phong trào được xây dựng thường xuyên, mỗi chị tiết kiệm 10.000 đồng mỗi tháng, các chi hội tiết kiệm 700 triệu để cho hội viên vay phát triển kinh tế. Bà Lê Thị Hải Lý, Chủ tịch Hội LHPN huyện Bá Thước, tính Thanh Hóa cũng cho biết: "Ngoài việc tín chấp với ngân hàng, chúng tôi tranh thủ các chương trình, dự án, phối hợp với các ban ngành, phát triển mô hình gắn với lợi thế của địa phương như vịt cổ lũng, gà ri bản địa".
Trong thời gian qua, hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh ngày càng được chú trọng hơn, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho phụ nữ về khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp. Thực hiện Đề án "Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp", hàng năm Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hiệp hội doanh nhân nữ tỉnh tổ chức cuộc thi "Ý tưởng, sản phẩm sáng tạo, khởi nghiệp" và "Ngày phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp" thu hút hàng chục nghìn lượt hội viên, phụ nữ, người dân đến tham quan, mua sắm và tham gia chuỗi các hoạt động.
Từ chỗ chỉ làm sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình, chị Trần Thị Mai, ở thôn Tiên Hương, xã Thành Tân, huyện Thạch Thành đã phát triển thành công sản phẩm thịt trâu gác bếp 36 Sinh Mai được sản xuất theo chuỗi từ trang trại đến bàn ăn. Mỗi ngày cơ sở chế biến và tiêu thụ hàng tạ thịt trâu. Sản phẩm đã đạt giải xuất sắc cuộc thi ý tưởng phụ nữ khởi nghiệp do Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức và đạt chứng nhận OCOP năm 2023. Đây cũng là sản phẩm OCOP đầu tiên của xã Thành Tân, huyện Thạch Thành. Cơ sở đang tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động trên địa bàn. Chị Trần Thị Mai chia sẻ: với quy trình khép kín, bỏ qua bớt các khâu trung gian nên việc sản xuất của cơ sở giảm tối đa các chi phí, đảm bảo lợi nhuận để tiếp tục phát triển.
Khởi nghiệp từ phát triển các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp có nguồn gốc từ các loại thảo dược - vốn là tiềm năng lợi thế của nhiều địa phương, nhất là các huyện miền núi cũng được nhiều hội viên phụ nữ lựa chọn và thành công. Điển hình như Tổ hợp tác thảo dược Hương Quê của chị Quách Thị Anh ở xã Luận Thành, huyện Thường Xuân; cơ sở sản xuất siro của chị Lê Thị Duyên, ở xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh; Nông trại thảo mộc của chị Trương Thị Sơn ở xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh…Các mô hình khởi nghiệp này đều tạo việc làm cho từ 5 đến 50 lao động nữ và đều xây dựng được từ 1-3 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP.
Thông qua các hoạt động hỗ trợ đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, nửa nhiệm kỳ qua, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh đã truyền thông, hướng dẫn cho 5.000 lượt hội viên, phụ nữ khởi nghiệp, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, kinh doanh; 2.768 phụ nữ được hỗ trợ khởi sự kinh doanh, trong đó thành lập 530 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Đồng thời, hỗ trợ gần 6.000 phụ nữ nghèo thoát nghèo, thoát cận nghèo, vượt chỉ tiêu đề ra.
Bà Ngô Thị Hồng Hảo, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa
Sự đồng hành của các cấp hội đã động viên chị em phụ nữ hăng hái thi đua lao động sản xuất, đổi mới cách nghĩ, cách làm, vươn lên làm giàu và thoát nghèo bền vững. Đồng thời, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Từ đó, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã đề ra.
Huyện Nga Sơn lan tỏa phong trào hiến đất mở rộng đường giao thông nông thôn
Thực hiện Chỉ thị số 24 ngày 12/7/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động Nhân dân hiến đất để đầu tư cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang kết cấu hạ tầng, trọng tâm là đường giao thông ở khu vực nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại; huyện Nga Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, Đảng viên, các tầng lớp Nhân dân và người sử dụng đất đối với công tác hiến đất làm đường giao thông và các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn huyện. Nhờ vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, việc hiến đất để mở rộng đường đã trở thành một phong trào rộng khắp ở nhiều khu dân cư, được đông đảo Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng.
Huyện Mường Lát nỗ lực giảm nghèo
Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, bãi ngang ven biển và hải đảo. Tại huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá, hơn 3 năm qua, chương trình đã được triển khai thực hiện cơ bản đạt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.