Quan Hóa đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất gắn với chế biến
Huyện Quan Hóa có tiềm năng lớn về chế biến lâm sản với trên 86 nghìn ha rừng các loại, trong đó, rừng sản xuất chiếm hơn 48 nghìn ha. Đây là những lợi thế rất lớn để huyện đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất gắn với chế biến. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Quan Hóa cũng xác định: Phát triển kinh tế lâm nghiệp là một trong ba chương trình trọng tâm nhiệm kỳ 2020-2025.
Để thực hiện chương trình trọng tâm về phát triển kinh tế lâm nghiệp, những năm qua huyện Quan Hóa đã xây dựng kế hoạch, tăng cường chỉ đạo lực lượng chức năng, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, chính quyền các xã, thị trấn và chủ rừng triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến lâm sản.
Huyện Quan Hóa được xem là thủ phủ tre luồng của Thanh Hóa cũng như cả nước với gần 28 nghìn ha tre luồng. Để phát triển vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, cùng với chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Quan Hóa đã có nhiều giải pháp như hỗ trợ, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng rừng luồng thâm canh; hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm tre luồng; xây dựng, nâng cấp các tuyến đường lâm sinh để thuận lợi cho hoạt động thu mua, vận chuyển.
Đến nay, Quan Hóa đã thâm canh, phục tráng được hơn 4800 ha luồng; có gần 2400 ha luồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC. Huyện đã thành lập được gần 30 tổ, nhóm nông dân hợp tác phát triển rừng luồng. Đến nay, sản lượng khai thác tre luồng của huyện đạt 19 triệu cây/năm, đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện, các huyện, thị trong tỉnh và một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Cùng với phát triển vùng nguyên liệu, huyện Quan Hóa đã tạo mọi điều kiện cho các hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất. Trong đó, các hộ thành viên hợp tác xã được phổ biến, đào tạo về kỹ thuật trồng, chăm sóc và được cấp chứng chỉ vùng luồng thâm canh, góp phần nâng cao chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Các hộ trồng luồng được hướng dẫn phương thức khai thác luồng bền vững.
Quan Hóa hiện có 22 cơ sở chế biến lâm sản, trong đó có 11 công ty, 6 hợp tác xã, 5 cơ sở sản xuất quy mô hộ gia đình. Các cơ sở này tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm từ tre luồng, với các sản phẩm vàng mã, thanh ván gỗ sàn, gỗ xoan.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Duyệt Cường là doanh nghiệp duy nhất trên địa bàn huyện Quan Hóa có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Hiện nay, doanh nghiệp có 6 dây chuyền sản xuất và phân xưởng đóng gói sản phẩm, công suất hoạt động đạt 5.400 tấn/năm với các sản phẩm chính là vàng mã, giấy đế. Công ty trách nhiệm hữu hạn Duyệt Cường hiện tạo việc làm cho khoảng 130 công nhân, người lao động với mức thu nhập ổn định.
Sản xuất, chế biến sản phẩm tre luồng phát thải khá nhiều chất thải, nước thải, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, các cơ quan chức năng của huyện Quan Hóa đã tăng cường kiểm tra giám sát, hỗ trợ các cơ sở sản xuất thực hiện đúng các quy định về xả thải và bảo vệ môi trường.
Huyện khuyến khích các doanh nghiệp, các hợp tác xã cải tiến quy trình sản xuất nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường; đầu tư hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh; đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy. Một số doanh nghiệp, hợp tác xã do chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo quy định, hợp tác xã đã từng phải dừng hoạt động. Với sự hỗ trợ, hướng dẫn của các lực lượng chức năng, các đơn vị đã đầu tư, đảm bảo các điều kiện về xử lý nước thải bảo vệ môi trường, được cấp phép hoạt động trở lại.
Bên cạnh việc phát triển vùng nguyên liệu, khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, huyện Quan Hóa còn chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ lâm sản để tăng thu nhập cho người dân. Ủy ban nhân dân huyện Quan Hóa đã cụ thể hóa mục tiêu, định hướng, nội dung của chương trình OCOP đến các xã, thị trấn; củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất; ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng liên kết hộ sản xuất; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá đối với sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ lâm sản…. Trong đó, hai sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện là măng chua và măng khô.
Xã Phú Nghiêm có nghề truyền thống sản xuất măng chua từ các loại măng tre, nứa, luồng. Từ việc chỉ làm để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, người dân xã Phú Nghiêm đã sản xuất thành sản phẩm măng chua hàng hóa đặc sản bán ra thị trường.
Năm 2021 xã Phú Nghiêm đã thành lập Tổ hợp tác xã Tân Thành, bản Chăm nhằm chuyên môn hóa hoạt động sản xuất, từ đó cho ra đời sản phẩm măng chua Piềng Cú thơm ngon, không chỉ mạng đậm dấu ấn truyền thống, mà còn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm 2022 măng chua Piềng Cú của xã Phú Nghiêm được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, bắt đầu khẳng định và lan tỏa thương hiệu trên thị trường.
Tận dụng nguồn măng tre, nứa, luồng sẵn có trên địa bàn huyện, Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ Mường Ca Da, thị trấn Hồi Xuân, đã vận dụng kinh nghiệm sản xuất măng khô truyền thống, nghiên cứu quy trình sản xuất theo phương pháp mới, cho ra đời sản phẩm măng khô Mường Ca Da đạt chất lượng cao. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp đã được huyện Quan Hóa, thị trấn Hồi Xuân hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng quy trình sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm và làm hồ sơ, thủ tục để từ đó măng khô Mường Ca Da được công nhận là sản phẩm OCOP ba sao cấp tỉnh.
Mặc dù có lợi thế về sản xuất lâm nghiệp, nhưng công nghiệp chế biến lâm sản của huyện Quan Hóa vẫn đang gặp nhiều khó khăn như: áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng rừng còn hạn chế; nguyên liệu chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất băm dăm, bán nan, thanh nan. Rừng trồng gỗ lớn phục vụ cho chế biến xuất khẩu chưa phát triển. Năng lực của các cơ sở chế biến lâm nghiệp trên địa bàn huyện còn quy mô nhỏ, hệ thống máy móc, thiết bị lạc hậu, chủ yếu chế biến thô, sơ chế, nên giá trị sản xuất thấp và gây lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
Để thực hiện mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025, đến năm 2025 Quan Hóa thoát khỏi huyện nghèo, đến năm 2030 trở thành huyện khá của khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa thì phát triển kinh tế lâm nghiệp, bảo vệ phát triển rừng gắn với chế biến là một trong những giải pháp quan trọng của huyện Quan Hóa nhằm phát huy tiềm năng thế mạnh của địa phương cho phát triển.
Huyện Quan Hóa sẽ tập trung chỉ đạo, vận động, khuyến khích các hộ trồng rừng áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thâm canh rừng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của nghề chế biến lâm sản; tiếp tục phát triển sản xuất gắn với chế biến sản phẩm tre luồng, loại cây chủ lực của huyện; tập trung phát triển rừng trồng sản xuất gỗ lớn gắn với chứng chỉ quản lý rừng bền vững; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào huyện. Trong đó khuyến khích các doanh nghiệp chế biến chuyên sâu các sản phẩm lâm nghiệp xuất khẩu, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, ngành, địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.