Quan Hóa phát triển kinh tế đồi rừng
Để khai thác hiệu quả lợi thế đất đồi rừng, những năm qua, hội nông dân huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tín chấp, hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật để hội viên nông dân phát triển kinh tế đồi rừng. Nhờ đó, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện đã thoát nghèo và vươn lên thành hộ khá, hộ giàu.
Để phát triển kinh tế đồi rừng, huyện Quan Hóa đã có cơ chế khuyến khích các hộ chuyển đổi từ trồng rừng truyền thống sang trồng rừng thâm canh, trồng rừng gỗ lớn, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất. Hội nông dân huyện cũng tăng cường tuyên truyền cho hội viên nông dân xây dựng chương trình phát triển kinh tế đồi rừng phù hợp với thế mạnh địa phương; vận động hướng dẫn hội viên phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm dưới tán rừng, phát triển trang trại tổng hợp. Chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây, con giống, vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất.

Huyện Quan Hóa khuyến khích các hộ chuyển đổi từ trồng rừng truyền thống sang trồng rừng thâm canh, trồng rừng gỗ lớn
Đến nay, huyện Quan Hóa đã phát triển được hàng trăm mô hình, gia trại, trang trại nông, lâm kết hợp do nông dân làm chủ, cho giá trị thu nhập cao. Nhiều hộ nông dân có thu nhập từ 100 đến 300 triệu đồng/năm.

Ông Hà Đức Liệu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Hà Đức Liệu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tiếp tục đấu mối phối hợp với các cơ quan, tiếp tục mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân để làm sao cho bà con nông dân thẩm thấu và thấu hiểu được việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, việc chăn nuôi, sản xuất manh mún lạc hậu làm sao áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mang lại giá trị hiệu quả cao, giúp giảm nghèo bền vững".
Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian tới, Hội nông dân huyện Quan Hóa sẽ tiếp tục nhân rộng những mô hình phát triển kinh tế đồi rừng có hiệu quả, đồng thời hỗ trợ đầu tư, nhân rộng mô hình sản xuất mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Thanh Hóa: Thu ngân sách đạt hơn 12.500 tỷ đồng trong quý I/2025
Mặc dù chịu tác động từ nhiều yếu tố, thu ngân sách nhà nước quý I/2025 của tỉnh Thanh Hóa vẫn đạt trên 12.500 tỷ đồng.

Ngành thép cần chủ động ứng phó với chính sách mới từ EU
Theo Bộ Công thương, trước những thay đổi chính sách sắp tới của Liên minh châu Âu (EU) đối với ngành thép và kim loại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần sớm rà soát lại quy trình sản xuất, xuất khẩu và chuẩn bị kịch bản ứng phó phù hợp.

Đề xuất giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách mới đây, các đại biểu Quốc hội đề nghị giảm 2% thuế thu nhập với doanh nghiệp nhỏ và vừa so với mức hiện hành để khuyến khích khu vực này phát triển.

Đề xuất thêm ưu đãi cho nhà ở xã hội
Tại dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội. Nhiều ưu đãi mới cho doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia xây dựng nhà ở xã hội đã được đề xuất.

Đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu có thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh, khu vực kinh tế tư nhân, trong đó trọng tâm là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Thanh Hoá đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm OCOP
Sau gần 7 năm triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh Thanh Hoá đã đánh giá, công nhận 631 sản phẩm. Không chỉ chinh phục thị trường trong nước, sản phẩm OCOP Thanh Hóa đã tiếp cận thành công nhiều thị trường nước ngoài.

Thúc đẩy tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
Từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục có các chỉ đạo về điều hành ổn định lãi suất, tăng trưởng tín dụng. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh vẫn gặp những khó khăn, thách thức, hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các giải pháp khơi thông dòng chảy tín dụng, sẵn sàng đưa nguồn vốn vào khu vực sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình thâm canh, nâng cao hiệu quả trồng sắn nguyên liệu
Niên vụ 2024-2025, nông dân tỉnh Thanh Hóa trồng hơn 14 nghìn ha sắn nguyên liệu, năng suất bình quân đạt 17 tấn 1 ha, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước. Theo ngành nông nghiệp, để nâng cao năng suất hiệu quả trồng sắn, cần phải nhân rộng mô hình thâm canh tăng năng suất.

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp. Xu hướng này trái ngược hoàn toàn so với năm 2024, khi ngành rau quả Việt Nam duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ suốt cả năm.

Kỳ vọng phát triển ngành tôm trong năm 2025
Năm 2025, ngành tôm tiếp tục được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ nhưng cũng đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến môi trường, chi phí sản xuất và yêu cầu bền vững từ thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.