Quản lý hành nghề y dược tư nhân và những vấn đề đặt ra
Tình trạng lỗ hổng trong quản lý hành nghề y, dược tư nhân gây nên những hệ luỵ như thế nào và đâu là nguyên nhân của tình trạng này.
Giai đoạn 2021 - 2023, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 30 cuộc kiểm tra, thanh tra 197 cơ sở cơ sở hành nghề y, dược tư nhân, phát hiện 108 cơ sở vi phạm, xử phạt hơn 1, 2 tỷ đồng.
Ngoài ra, Cục quản lý thị trường, Bảo hiểm xã hội tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố cũng đã kiểm tra và xử lý vi phạm đối với hàng nghìn cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn, tuy nhiên vẫn có nhiều cơ sở tái phạm.
Điển hình là trường hợp phòng khám răng Valis 198 Lê Hoàn, 3 tháng đầu năm 2024 cơ sở này đã bị UBND thành phố Thanh Hóa kiểm tra xử phạt hành chính 2 lần với tổng số tiền 180 triệu đồng do hoạt động chưa được cấp phép và đã vị đình chỉ nhưng vẫn lén lút hoạt động.
Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân không đảm bảo chất lượng và không tuân thủ các quy định của pháp luật hoạt động sẽ không đảm bảo quyền lợi, thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh, không đảm bảo công bằng giữa các cơ sở khám chữa bệnh và kinh doanh dược.
Ông Tống Văn Hùng, Chủ tịch Hội Y tế tư nhân tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Đã là ngành y tế thì phải được cấp phép mới được hành nghề, đã là người hành nghề y tế thừa hành nhiệm vụ thì phải có chứng chỉ hành nghề. Đã là hoạt động không phép là vi phạm pháp luật, gây nên hệ luỵ cho người bệh, gây ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh của Nhân dân".
Lĩnh vực y dược tư nhân có phạm vi hoạt động rất rộng, đến tận xã, phường, thị trấn ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Song bộ máy tổ chức cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này rất mỏng: Phòng Quản lý hành nghề y dược tư nhân thuộc Sở Y tế có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước có 5 công chức, trong đó có 4 người có chuyên môn phù hợp. 9/27 huyện, thị không có cán bộ có trình độ chuyên môn y tế phụ trách quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp giữa ngành y tế với UBND các cấp, các ngành chức năng trong tuyên truyền, quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động hành nghề y, dược tư nhân từ tỉnh đến huyện, xã còn thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên, chưa kịp thời.
Tiến sỹ, Bác sỹ Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Sở Y tế sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hành nghề y dược tư nhân. Trong đó, thứ nhất là nâng cao chất lượng cấp giấy phép hoạt động, thứ hai là đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số trong việc quản lý các cơ sở y tế tư nhân. Tăng cường phối hợp liên ngành và ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố trong việc, thanh tra, kiểm tra, giám sát và hậu kiểm, xử lý các đơn vị không phép hoặc hoạt động vật quá chuyên môn cho phép".
Không thể phủ nhận vai trò của y, dược tư nhân trong đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của Nhân dân. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý tốt hơn hoạt động này lại đang là vấn đề đặt ra. Đây cũng là nội dung sẽ được các cơ quan chức năng giải trình tại phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa diễn ra vào ngày 4/6.
Dấu hiệu cảnh báo tắc ruột
Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, tắc ruột có thể gây nhiều biến chứng như hoại tử đường ruột, thậm chí dẫn tới tử vong.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo số ca bệnh lao cao kỷ lục
Trong báo cáo toàn cầu về bệnh lao mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, năm 2023 thế giới ghi nhận 8,2 triệu ca mắc bệnh lao mới, mức cao nhất kể từ khi căn bệnh này được theo dõi năm 1995.
Thanh Hóa tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai có hiệu quả các biện pháp tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.
Bổ sung bác sĩ trẻ về 26 huyện khó khăn, biên giới
Bộ Y tế và Trường Đại học Y Hà Nội vừa tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và bàn giao 42 bác sĩ trẻ tốt nghiệp khóa đào tạo bác sỹ chuyên khoa 1 về các vùng khó khăn theo dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” của Bộ Y tế.
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chấn chỉnh hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình, thẩm mỹ và cơ sở làm đẹp.
Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư
Tại Thanh Hoá, mỗi năm có gần 8.000 bệnh nhân mắc ung thư mới được phát hiện. Thế nhưng, điều đáng tiếc là có tới hơn 60% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã diễn biến nặng, di căn.
Mở rộng mạng lưới y tế tư nhân khu vực nông thôn, miền núi
Ngoài hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập được sắp xếp từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện cho tới tuyến xã, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển mạnh mẽ. Điều này không chỉ góp phần mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh, mà giúp người dân ở nông thôn, miền núi có điều kiện được chăm sóc sức khoẻ toàn diện hơn.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi trong cả nước tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tại Thanh Hóa, từ đầu năm 2024 đến nay đã giám sát, ghi nhận 262 trường hợp mắc bệnh sởi rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh. Nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Lừa đảo từ các hội nhóm kín tư vấn sức khỏe
Gần đây, các trang mạng xã hội diễn ra tình trạng lừa đảo từ các nhóm kín tư vấn sức khỏe. Hành vi này không chỉ khiến người dân thiệt hại về tài sản, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe vì có nguy cơ sử dụng phải thuốc giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.